Thanh Hóa: Nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng tại nơi được mệnh danh là “Đà Lạt của xứ Thanh”.

Thứ ba, 18/12/2018 07:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Kinh thành (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) và Trường Đại học Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thanh Hóa vừa tổ chức công bố kết quả khai quật khảo cổ học địa điểm núi Am Các.

Chùa Am Các thuộc xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia, nơi được ví như “Đà Lạt của xứ Thanh”. Rất nhiều hiện vật quý đã được phát hiện, là cơ sở để địa phương xây dựng phương án bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, danh thắng.

Chùa Am Các là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp tỉnh vào năm 2013. Chùa tọa lạc trên sườn Đông núi Các, ngọn núi được kiến tạo bằng đá trầm tích, có độ cao gần 500m so với mặt nước biển. Phong cảnh thiên nhiên khu vực núi Các, chùa Am Các còn giữ được vẻ hoang sơ, địa hình đa dạng với rừng cây, hồ nước, núi đồi, khí hậu quanh năm mát mẻ. Vào những ngày trời trong xanh, từ núi Am Các có thể phóng tầm mắt nhìn thấy đảo Hòn Mê. Cảnh sắc, di tích và khí hậu nơi đây được ví như “Đà Lạt của xứ Thanh”.

Báo Công luận
Khu vực Am Các là một vùng non nước hữu tình

Mặc dù có di tích đã được xếp hạng cùng phong cảnh hoang sơ, kỳ vỹ nhưng thắng cảnh Am Các vẫn chưa được khảo sát, nghiên cứu, đầu tư bài bản. Trải qua mưa nắng thời gian và những biến thiên của lịch sử, nhiều hạng mục của di tích Am Các chỉ còn phế tích. Các công trình hiện có như chùa Hạ, phủ, hệ thống đường giao thông đều được sư trụ trì huy động nguồn lực xã hội hóa để xây dựng mới.

Theo PGS.TS Bùi Minh Trí - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành, tra cứu trong các thư tịch cổ, chỉ có thông tin về núi Am Các mà không thấy nhắc đến chùa Am Các. Di tích này vì thế vẫn là một bí ẩn lịch sử cần nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc để có phương án bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa.

Sau khi được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt kế hoạch, tháng 8/2018, Đoàn chuyên gia của Viện Nghiên cứu Kinh thành phối hợp với Trường Đại học Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tiến hành khai quật khảo khổ học tại khu vực chùa và núi Am Các trên diện tích 523m2, chia làm 4 hố khai quật và 2 hố thám sát. Đây là một trong những nội dung của đề tài khoa học: “Nghiên cứu giá trị lịch sử - văn hóa và đề xuất giải pháp bảo tồn, tôn tạo phát huy di tích chùa Am Các trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa” do PGS.TS Trần Văn Thức - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa – Thể thao và Du lịch làm chủ nhiệm. 

Báo cáo kết quả sơ bộ ban đầu của đoàn khai quật cho biết: Trên diện tích hơn 500m2, sau 50 ngày làm việc, đoàn khai quật đã phát hiện được 7 di tích kiến trúc, 3 lò nung gạch ngói. Di tích kiến trúc bao gồm: Kè đá, bó nền kiến trúc bằng đá và nền kiến trúc. Di tích lò nung bào gồm: lò nung gạch và lò nung ngói. Về di vật: số lượng di vật nhiều nhất được phát hiện là vật liệu xây dựng và trang trí kiến trúc như gạch, ngói, đá, tượng, phù điêu rồng, đầu đao. Đồ gia dụng được phát hiện không nhiều bằng chất liệu gốm, sành, đất nung…

Báo Công luận
 PGS.TS Trần Văn Thức - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa – Thể thao và Du lịch phát biểu tại hội nghị.

Khảo sát, phân tích của PGS.TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết thêm: các di tích, di vật phát hiện tại các hố khai quật, thám sát đều ở vị trí các dấu tích nền móng phế tích của chùa Am Các xưa. Đây là cơ sở để xác định vị trí, hình dung về một cụm công trình kiến trúc Phật Giáo tại Am Các từ xa xưa. Nhiều khả năng, Am Các xưa là một ngôi chùa bao gồm các tòa ngang dãy dọc, quy mô lớn, có bộ mái với những đầu đao cong vút, mềm mại, các phù điêu, tượng rồng, diềm mái khắc chìm nhiều đồ án hoa văn… là một trong những trung tâm tôn giáo lớn ở khu vực phía nam Thanh Hóa.

Qua kết quả khai quật, thám sát, bước đầu các nhà khoa học chia các giai đoạn hình thành và phát triển của khu di tích danh thắng Am Các thành 2 thời kỳ: thời kỳ nhà Trần, thế kỷ 14 và thời Lê Trung hưng, thế kỷ 18, các hiện vật thời Lê sơ khá mờ nhạt.

Báo Công luận
  Một số hiện vật được phát hiện tại khu vực danh thắng Am Các.

Tại buổi công bố kết quả sơ bộ do Viện Nghiên cứu Kinh thành và Trường Đại học Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức ngày 16/12, các nhà khoa học đã đề xuất tỉnh Thanh Hóa, huyện Tĩnh Gia tiếp tục quan tâm để mở tiếp một đợt khai quật thứ 2 nhằm đánh giá đầy đủ hơn giá trị lịch sử, văn hóa của khu di tích danh thắng Am Các. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để địa phương lập quy hoạch chi tiết, từ đó kêu gọi đầu tư, trùng tu tôn tạo, xây dựng mới các công trình kiến trúc phật giáo đúng với các giá trị văn hóa vốn có của nó.

Được biết, hiện tại tỉnh Thanh Hóa đã đồng ý về chủ trương cho một doanh nghiệp khảo sát, lập quy hoạch khu vực núi Am Các để phát triển du lịch sinh thái. PGS. TS Trần Văn Thức - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết: tới đây, một đoàn cán bộ nghiên cứu sẽ đi Trung Quốc tra cứu thư tịch cổ để xác định chính xác niên đại và các giá trị lịch sử, văn hóa quan trọng khác của Am Các. Trên cơ sở đó, sẽ đề xuất các giải pháp để bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích.

Quang Duy

          

Tin khác

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa
Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

(CLO) Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ khai mạc ngày 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, tại TP Cao Lãnh.

Đời sống văn hóa
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

(CLO) Sở GTVT Quảng Ninh đề nghị không cấp phép cho các tàu du lịch trên biển đón khách du lịch xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024, để bảo đảm an toàn.

Đời sống văn hóa
Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

(CLO) Bộ tem “Hà Nội 12 mùa hoa” ứng với 12 tháng trong năm với các loài hoa được phỏng theo lời bài hát "Hà Nội 12 mùa hoa" của nhạc sĩ Giáng Son.

Đời sống văn hóa