Kịch Romeo và Juliet: Sẽ không kén người xem...

Thứ ba, 21/11/2017 20:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thách thức lớn với những người làm nghệ thuật VN khi dựng kịch kinh điển thế giới là làm sao để khán giả có thể cảm nhận được những giá trị tư tưởng mang tính luận đề của tác giả. Khi không tìm được tiếng nói chung ấy, đã không ít người cho rằng kịch kinh điển thì cần có “khán giả kinh điển”.

Vì lẽ gì mà cả thế giới thừa nhận là kiệt tác mà tác phẩm đến với VN lại không được người xem mặn mà? Đạo diễn, NSND Anh Tú và dàn nghệ sĩ Nhà hát Kịch VN đã vượt qua thách thức này khi dựng Romeo và Juliet của Shakespeare. Vở diễn đã chạm tới trái tim và xúc cảm của người xem để để khẳng định kịch kinh điển không phải là thể loại khó xem và cũng không hề kén khán giả nếu làm hay.

Đạo diễn, NSƯT Lê Chức, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN chia sẻ: “Đạo diễn, NSND Anh Tú đã tìm được chìa khoá để mã hoá kịch bản Romeo và Juliet  với những ngôn ngữ đạo diễn sáng tạo rất riêng. Các diễn viên đã thể hiện được năng lực của một nghệ sĩ sân khấu hiện đại không chỉ bằng ngôn ngữ kịch nói mà còn rất đa năng khi hát, nhảy múa và cả biểu diễn võ thuật. Tôi cho rằng xu hướng dàn dựng này đã và đang hình thành phong cách riêng cho Nhà hát Kịch VN ở những vở diễn gần đây, trong đó có Romeo và Juliet”.  Câu chuyện tình lãng mạn kinh điển về chàng trai Romeo dòng họ nhà Montague và Juliet dòng họ Capulet. Cái chết đầy oan trái  của đôi trai gái đã thức tỉnh hai dòng họ, khiến họ bắt tay nhau cởi bỏ oán thù. Nội dung cốt truyện đơn giản nhưng Romeo và Juliet của VN đã tạo nên sự đồng hiện trong kết cấu tác phẩm từ nội dung và phương pháp nghệ thuật hiện đại, thoát ra khỏi lối mòn những thủ pháp và lối dàn dựng trước đây.

Báo Công luận
 

Điều khó nhất đối với những người làm nghệ thuật sân khấu VN khi dựng kịch kinh điển thế giới là tạo được một không gian sân khấu phù hợp với bối cảnh cũng như chủ đề tư tưởng của tác phẩm thì đây chính là điểm tạo nên sự thành công của Romeo và Juliet. Sân khấu chuyển cảnh không nhiều nhưng chỉ vài nét sắp đặt về cảnh trí cũng giúp khán giả hình dung được sự thay đổi về mặt không gian và trạng thái của nhân vật. Không cần những hình hộp cồng kềnh, hoạ sĩ, NSƯT Doãn Bằng vẫn tạo được một sân khấu đầy ước lệ và thuyết phục được người xem. Theo cốt truyện thì có rất nhiều tình tiết, nhiều không gian và mười mấy cảnh khác nhau nhưng cách xử lý decor sân khấu 4D không những đáp ứng được yêu cầu về không gian sân khấu mà còn tạo được những hiệu quả thẩm mỹ rất ấn tượng.  

Chỉ với một cảnh trí là bậc gỗ trên cao, hoạ sĩ tạo nên một không gian vừa là ban công, vừa là cửa ra vào, vừa là bệ tại nhà thờ để cha xứ đứng lên. Đặc biệt, đáng khen ngợi hơn cả về thiết kế sân khấu là chiếc cầu vỡ làm đôi giữa hai hình khối sân khấu - biểu trưng cho mâu thuẫn giữa hai dòng họ. Những ý tưởng được đưa ra từ thiết kế cũng đã tạo nên chìa khoá để mã hoá những vấn đề của tư tưởng. Chiếc cầu gỗ này chỉ được nối liền trong khoảnh khắc cuối cùng của vở kịch, đó là khi Romeo và Juliet cùng mất đi và tình yêu của hai người đã xóa bỏ hận thù của hai dòng họ. Linh hồn của đôi trẻ đi từ phía hai đầu cầu, gặp nhau và ôm chầm lấy nhau. Đó cũng là khoảnh khắc đẹp nhất, và xúc động nhất trong Romeo và Juliet. Chỉ trừ có Romeo và Juliet là có 3 bộ trang phục còn lại phần lớn các nhân vật vẫn giữ nguyên một bộ trang phục từ đầu đến cuối vở. Màu sắc của các bộ trang phục cũng được đơn giản nhất. Hiệu quả của cách xử lý này đã khẳng định cái hay của mỗi nhân vật chính là từ cách diễn và tạo dựng biểu tượng nhân vật chứ không hề phụ thuộc vào trang phục.

Báo Công luận
 

Có thể thấy ở Romeo và Juliet, đạo diễn, NSND Anh Tú đã rất bạo tay khi đưa ra những quan điểm làm mới  khi từ phát triển ý nghĩa xã hội của Shakespeare vào hoàn cảnh xã hội hiện đại hôm nay. Bối cảnh của kịch thời xưa cũng giống hệt như xã hội bây giờ. Giới trẻ hiện giờ cũng manh động, hở ra là gây gổ và sẵn sàng gây thương tích. Ngay khi mở màn vở kịch đã gây ấn tượng với sự xuất hiện của hai nhân vật nam khi thể hiện sự trưởng thành từ của con người và rồi từ việc bắt tay nhau tới việc đâm lén vào lưng nhau. Sự ngột ngạo thù hận, bạo lực luôn len  lỏi vào các ngóc ngách. Ngay sau những ngôn từ lãng mạn, tình tứ, bay bổng là những tiếng bước chân truy đuổi, tiếng dao, kiếm mài vào sắt kêu ghê rợn. Ngay sau những điệu múa đầy hứng khởi là những âm thanh choang choảng, đay nghiến, căm hờn từ hai dòng họ đối nghịch. Sự xuất hiện của ca sĩ, nhạc sĩ Tiến Minh và ca sĩ Minh Thu với hai bộ trang phục đen vừa như những chứng nhân khách quan của lịch sử, đồng thời  như những nhân vật hát cầu hồn cho những số phận đầy tính bi kịch. Nhân vật cha xứ do NSƯT Trung Anh thể hiện cũng rất đặc biệt vừa kết hợp giữa việc đời và đạo tạo nhấn mạnh yếu tố tâm linh về sợi dây oan nghiệp của cuộc đời. Đạo diễn mạnh dạn giao những vai chủ chốt cho diễn viên trẻ, thậm chí là trẻ nhất nhà hát cũng đã mang lại sự tươi mới cho nhân vật cũng như cho chính tác phẩm. Nữ diễn viên trẻ Ngô Thuận đã rất thành công với một Juliet nhỏ bé, duyên dáng và cũng đầy táo bạo khi vượt qua rào cản của gia đình và xã hội để đến với tình yêu của mình. Cùng với nàng Juliet của Ngô Thuận, Romeo của Minh Hoàng cũng đã rất nỗ lực để tạo nên sự kết hợp ăn ý trên sân khấu từ ánh mắt, nụ cười và cả những nụ hôn đầy tự nhiên, chân thật. Cũng là đạo diễn nên NSƯT Lê Chức cho biết ông cực kì thú vị trước hình ảnh hai người cha của Romeo và Juliet cùng ném hai thanh kiếm ở phần kết của vở kịch, hai lươi kiếm thù hận được buông bỏ và người xem thực sự nghe thấy âm thanh vang lên của kim loại càng tạo những hiệu ứng rất mạnh về sân khấu. Chiếc ván cầu chơi vơi trên cao được từ từ hạ xuống để linh hồn của Romeo và Juliet bước lên tượng trưng cho sự cởi bó oán cừu để con người đến với nhau bằng tình yêu thương, bằng sự đoàn kết.

Báo Công luận
 

Nói kịch kinh điển kén khán giả phải chăng chỉ là sự nguỵ biện cho những sáng tạo chưa đạt tới sự thành công như mong muốn ?  Hơn 400 năm từ khi Romeo và Juliet ra đời, những thông điệp tư tưởng của Shakespeare đặt ra không hề mất tính thời sự bởi nó đã vươn tầm tới tầm thời đại khi được tái dựng lại trên sân khấu kịch VN. Sức hấp dẫn, không kén khán giả và không lạc hậu phải chăng chính là cách khai thác, cách tư duy làm sân khấu hiện đại?

 Thuý Hiền

Tin khác

Phim 'Bên trong vỏ kén vàng' giành giải cao nhất tại Liên hoan phim châu Á

Phim 'Bên trong vỏ kén vàng' giành giải cao nhất tại Liên hoan phim châu Á

(CLO) Tại lễ bế mạc Liên hoan phim châu Á (Asian Festival Film) lần thứ 21, bộ phim Việt Nam “Bên trong vỏ kén vàng” của đạo diễn Phạm Thiên Ân đã được trao giải phim hay nhất.

Giải trí
Mỹ Tâm bức xúc vụ sập hệ thống bán vé concert My soul 1981

Mỹ Tâm bức xúc vụ sập hệ thống bán vé concert My soul 1981

(CLO) Ca sĩ Mỹ Tâm tỏ thái độ không hài lòng khi kênh ván vé concert My soul 1981 mùa 3 xảy ra sự cố. Nữ ca sĩ sinh năm 1981 gửi lời xin lỗi tới khán giả vì những trải nghiệm không tốt.

Giải trí
Nghệ sĩ Ngô Hồng Quang mang tính đương đại vào âm nhạc qua liveshow “Về Kinh Bắc”

Nghệ sĩ Ngô Hồng Quang mang tính đương đại vào âm nhạc qua liveshow “Về Kinh Bắc”

(CLO) Buổi diễn “Về Kinh Bắc” được nghệ sĩ, đạo diễn Ngô Hồng Quang biểu diễn bởi nhóm nhạc Thiên Thanh, trong đó chất liệu dân gian sẽ được biến tấu không chỉ về mặt hoà âm mà còn khai thác các thể loại nhịp điệu khác nhau, tạo nên không gian âm nhạc tươi mới, trẻ trung, đa sắc, phù hợp với thẩm mỹ âm nhạc đương đại.

Giải trí
Chu Bin giản dị đi từ thiện, nghẹn ngào trước những mảnh đời khó khăn

Chu Bin giản dị đi từ thiện, nghẹn ngào trước những mảnh đời khó khăn

(CLO) Dù bận rộn với công việc nghệ thuật, nam ca sĩ Chu Bin vẫn hướng sự quan tâm đến các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.

Giải trí
'Tình yêu 199 - Muốn mãi mãi yêu' bị gỡ vì có đường lưỡi bò phi pháp

'Tình yêu 199 - Muốn mãi mãi yêu' bị gỡ vì có đường lưỡi bò phi pháp

(CLO) Bộ phim "Tình yêu 199 - Muốn mãi mãi yêu" - tác phẩm do Dương Tử và Phạm Thừa Thừa vào vai chính được xác nhận gỡ bỏ do có đường lưỡi bò phi pháp.

Giải trí