Một thoáng với “Lủ cở” của người phụ nữ vùng cao

Thứ sáu, 20/10/2017 14:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Lù cở là tiếng gọi thân thương mà bất cứ người phụ nữ vùng cao nào cũng có riêng cho mình ít nhất là một cái, nó chính là cái gùi để đựng, để chứa những đồ mỗi khi lên nương hay xuống chợ… Lủ cở gắn bó với cuộc sống thường nhật của người dân vùng cao tự bao giờ thì chính những người già các bản làng miền núi cũng chẳng ai biết, chỉ biết rằng Lù cở đã và đang cùng người dân chia sẻ những buồn vui, nhọc nhằn trong cuộc sống thường nhật.

Truyền thuyết chiếc gùi

Chẳng ai còn biết rằng, chiếc gùi có từ bao giờ và ai sáng chế ra chúng, chỉ nghe kể lại rằng, trong cộng đồng các dân tộc vùng Tây Bắc xưa có đôi trai gái yêu nhau. Chàng trai mồ côi từ nhỏ, bé thì đi ăn nhờ, lớn lên chút nữa thì đi ở đợ. Đến tuổi cập kê, chàng đem lòng yêu con gái nhà Phình giàu có trong làng. Cảm mến tính chịu khó hay lam hay làm, con gái nhà Phình đem lòng đáp trả.

Báo Công luận

Lù Cở hay còn gọi là chiếc gùi có mặt trong suốt cuộc đời của đồng bào các dân tộc 

Vì chàng trai đã ngèo lại mồ côi, nên họ Phình không đồng ý, quyết tâm ngăn cản. Để ngăn cản con gái không đến với chàng trai, họ Phình đã bàn với các gia đình khác không thuê chàng trai làm thuê nữa. Độc ác hơn, Phình còn đốt nhà khiến chàng trai phải bỏ bản đi nơi khác.

Thương nhớ người yêu, ngày qua ngày, cô gái cứ ra khóm tre hai người đã tự trồng để hẹn lời chung thủy khóc lóc, tiếc thương. Càng ngày, cây tre ấy càng sinh sôi nẩy nở phủ kín cả cánh rừng. Nỗi nhớ người yêu càng quay quắt khiến cô nẩy ra đi định đi tìm chàng. Cô đốn tre, dùng dao nạo vỏ, lấy cật tre chẻ ra thành từng sợi nhỏ rồi đan tạo thành một khối hình trụ. Miệng loe ra tựa bông hoa gạo, đáy nhỏ hơn. Các nan đan vắt chéo nhau tạo hình hoa văn tượng trưng cho tình yêu bất diệt, lòng chung thủy, đồng thời là niềm tin sắc son vào tình yêu, hạnh phúc.

Báo Công luận
 Lù cở luôn là bạn đồng hành của phụ nữ vùng cao

Sau khi đan xong chiếc gùi, cô gái đựng vào đó những vật dụng cá nhân và khoác lên lưng để đi tìm chàng. Cô đi hết ngọn núi này, cánh rừng khác cuối cùng cũng tìm được chàng trai. Chiếc gùi ghi dấu từ đấy.

Nét riêng của người vùng cao

Từ xa xưa, người dân tộc thường sống ở lưng chừng núi, do vậy mỗi khi xuống chợ hay lên nương là họ phải vượt qua nhiều đèo, dốc núi hiểm trở. Đi lại khó khăn là vậy, việc vận chuyển hàng hóa càng khó khăn hơn nên người dân tộc đã sáng tạo ra chiếc lù cở. Lù cở có miệng hình tròn, dáng vuông với nhiều kích cỡ. Nguyên liệu đan lù cở là tre, nứa và dây rừng. Quai đeo được làm từ thân cây móc mọc trong rừng, tết chắc chắn và đính vào thân lù cở để khi đeo dù có nặng đến mấy cũng không thấy đau vai. Có nhiều loại to, loại nhỏ khác nhau để đi nương, đi chợ cho người già, trẻ con đều mang được. Lù cở quen đến nỗi như một thứ đồ “trang sức” của phụ nữ vùng cao mỗi khi đi chơi hội mùa xuân.

Báo Công luận
 

Lù cở gắn bó cả đời với người phụ nữ

Quan niệm của người dân sống ở các tỉnh miền núi thì phụ nữ người Mông khi đã có chồng, con, mang lù cở thể hiện sự đảm đang, chăm chỉ vun vén, gồng gánh kinh tế gia đình. Người Mông vẫn ví rằng, cưới được vợ là như trong nhà vừa tậu con trâu tốt,  bởi người phụ nữ sẽ là lao động chính trong nhà và gánh nặng mưu sinh gia đình nằm ở trên lưng. Hàng ngày họ cứ lầm lũi cùng lù cở trên lưng mang những chuyến hàng hoặc trẻ nhỏ lên nương, xuống chợ rồi về bản. Các thiếu nữ chưa lập gia đình, việc mang lù cở như lời khẳng định đầy hứa hẹn với đám trai bản rằng mình là người đảm đang, khéo léo, biết vun vén cho tương lai.

Nếu có dịp lên các bản vùng cao, bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh người phụ nữ, trẻ nhỏ nơi đây gùi củi, gùi rau, cũng có khi là con gà thò mỏ ra, hay can rượu ngô vừa nấu qua những ngọn núi cao, vách đá cheo leo, hay trên những nẻo đường lên nương xuống chợ. Thú vị hơn là những em bé được đặt trong lù cở theo mẹ xuống chợ, lên nương. Khi phiên chợ tan thì chiếc lù cở lại nặng trĩu chuyên chở những vật dụng sinh hoạt hàng ngày theo chân người về bản.

Ngày nay cho dù đường giao thông và phương tiện đi lại đã thuận lợi nhưng với người phụ nữ vùng cao thì lù cở vẫn trĩu nặng trên vai, đôi chân cùng họ mỗi ngày trải qua những vách núi cheo leo, hiểm trở để lên nương, xuống chợ. Lù cở không chỉ là vật dụng thiết yếu bởi từ bao đời nay nó đã gắn liền với cuộc sống của đồng bào mà nó còn là nét văn hóa vùng cao.

 Giang Vương

Tin khác

Công bố tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT nghề thủ công mỹ nghệ

Công bố tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT nghề thủ công mỹ nghệ

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19/4/2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (NSND), Nghệ nhân ưu tú (NSƯT) trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Đời sống văn hóa
Kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa

Kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa

(CLO) Tối 19/4, tại Đình Ngự Triều Di Quy - Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đông Anh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1085 năm Đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024).

Đời sống văn hóa
Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề 'Giữ nghề xưa trên phố'

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố"

(CLO) Chiều 19/4 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra chương trình khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách 'Thưởng thức triết học'

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách "Thưởng thức triết học"

(CLO) Nhân dịp bộ sách Thưởng thức triết học ra mắt độc giả Việt Nam, ngày 20/4 tới đây tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng và Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt bộ sách với chủ đề "Mỗi đứa trẻ là một triết gia".

Đời sống văn hóa
Sơn La: Hơn 10.000 đầu sách hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 2024

Sơn La: Hơn 10.000 đầu sách hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 2024

(CLO) Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La tổ chức Triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024.

Đời sống văn hóa