Bảo tồn tranh Đông Hồ: “Sóng ngầm” ở giữa dân gian

Thứ năm, 12/07/2018 08:40 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tìm về làng tranh dân gian Đông Hồ giữa những ngày hè như đổ lửa, đại diện lãnh đạo huyện Thuận Thành, Bắc Ninh có phần ngần ngại: “Các anh viết bài nhỡ... ảnh hưởng, không được công nhận di sản UNESCO thì...”

Cuối tháng 6 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc xây dựng Hồ sơ nghề làm tranh dân gian Đông Hồ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của thế giới.

Báo Công luận
Ông Nguyễn Hữu Quả đang hoàn thiện một bức tranh theo lối cổ. 

Thay đổi về tồn tại

Quãng những năm 45 của thế kỷ 20, làng tranh dân gian Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) có 17 dòng họ cùng làm 1 nghề. Trải qua nhiều thăng trầm, nghề làm tranh dân gian dần dần bị mai một và đứng trước nguy cơ bị biến mất.

Theo UBND xã Song Hồ, hiện nay cả xã chỉ còn hai hộ gia đình còn gắn bó với nghề truyền thống của ông cha để lại là gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam. 

Ông Chủ tịch UBND xã Song Hồ nói: “Chúng tôi cũng chỉ tạo điều kiện cho các gia đình phát triển, tạo quỹ đất, tạo điều kiện về an ninh, các đoàn về thăm quan chưa thu 1 đồng phí nào. Chính sách bảo tồn thì phải cấp huyện, cấp tỉnh. Để bảo tồn, phát triển thì Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ thêm, còn để tự dân thì người ta vẫn tự bươn chải”.

Giữa những cơn nắng như đổ lửa giữa mùa hè, chúng tôi có chuyến đi về thăm làng tranh Đông Hồ. Hỏi thăm gia đình hai nghệ nhân ai cũng biết và tận tình giúp đỡ, giới thiệu về hai gia đình này.

Cụ Nguyễn Hữu Sam, người từng được cử làm tổ trưởng Tổ tranh những năm còn tồn tại Hợp tác xã nông nghiệp, nay đã về với tổ tiên. Dấu ấn của người nghệ nhân nức tiếng một thời nay chỉ còn hiện hữu trong những ván khắc cụ để lại và ký ức của người con trai Nguyễn Hữu Quả.

Báo Công luận
Tranh “Hội làng” được sáng tạo theo phong cách mới. 

Ngồi trong ngôi nhà chứa đựng nhiều giá trị truyền thống của tranh Đông Hồ, nhấp ngụm chè nóng, anh Quả chia sẻ: “Tranh Đông Hồ trải qua nhiều thăng trầm, khó khăn lắm, nhất là giai đoạn 1975 - 1980. Lúc đó ăn không có thì ai mua tranh. May mắn đến nay vẫn còn ít người trụ lại, tạo được đầu ra cho sản phẩm để duy trì cuộc sống tối thiểu”.

Hiện nay, để tồn tại và phát triển, tranh dân gian Đông Hồ đã có nhiều hình thức thể hiện mới, cầu kỳ và phức tạp hơn để phục vụ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Ví dụ tranh được thể hiện trên mành tre, tranh khắc gỗ, tranh Đông Hồ truyền thống được vẽ lại bằng tay với kích thước lớn…

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế cho biết: “Dù sáng tạo như thế nào nhưng từ chất liệu, màu sắc, tranh Đông Hồ trước đây như thế nào tôi làm đúng như thế. Những bức tranh mới sáng tác như Bác Hồ với thiếu nhi năm 1979 hay bức Hội làng… chỉ mang tính thời sự, để cho người ta thưởng thức cũng khó. Một số bức tranh truyền thống như đám cưới chuột, tôi vẽ lại bằng tay, đóng khung thì nhiều khách du lịch thích. Bán cũng được”.

Dường như, chúng tôi đọc được trong cái “cũng được” của người nghệ nhân già này là sự ngậm ngùi của nét tươi trong một thuở của đồng bằng sông Hồng suốt một thời kỳ dài, nay đang dần phai nhạt.

Để cứu sản phẩm tranh Đông Hồ trước nguy cơ bị mai một, cũng có những cách làm mới, làm ra các mẫu tranh mang hơi thở đương đại. Tuy nhiên, việc sáng tạo, đổi mới tranh dân gian Đông Hồ vấp phải nhiều ý kiến trái chiều vì những giá trị truyền thống khó thay đổi để bắt kịp thị hiếu khách hàng luôn đòi hỏi phải chạy theo xu thế thị trường.

Vào tháng 2 vừa qua, dự án “Đương đại hóa tranh Đông Hồ” với sự tham gia của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và các họa sĩ trẻ nhận được nhiều phản hồi tích cực trong việc giới thiệu dòng tranh dân gian Đông Hồ đến các bạn trẻ, khơi dậy ý thức giữ gìn và phát triển nét văn hóa. 

Tuy nhiên, tranh sử dụng nhiều hình ảnh như cậu bé ôm gà “selfie” hay bà Nguyệt sử dụng sợi duyên kết nối là biểu tượng cảm xúc “like”, “thả tim” (trên các ứng dụng mạng xã hội Facebook, Instragam) cũng gặp nhiều phản ứng trái chiều.

Khi chính dân gian cũng “đối đầu”

Số nghệ nhân tranh Đông Hồ còn lại không nhiều, quan điểm chung của họ cũng muốn giữ lại giá trị truyền thống nhưng đứng trước thực tế phải thay đổi theo kinh tế thị trường để tồn tại đã có nhiều suy nghĩ đối nghịch.

Ông Nguyễn Hữu Quả cho rằng: “Sáng tác mới là được nhưng vẫn phải dựa theo ngôn ngữ và chất liệu truyền thống. Ví dụ như trong tranh có chữ Hán, chữ Nôm, không nên vẽ những em bé như ở trên các quán café. Nó mượn giá trị văn hóa của Đông Hồ để quảng cáo sản phẩm, làm giảm đi ý nghĩa, giá trị văn hóa”.

Báo Công luận
Con trai nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đang đục những bản khắc mới.

Ông Quả nói tiếp: “Thực ra cái này là do người sản xuất, anh làm thương mại mà giữ được truyền thống thì vẫn được. Tuy nhiên, nếu làm thương mại nên bóc tách riêng và truyền tải là sản phẩm thương mại không còn là truyền thống nữa. Mặt khác, mình làm dâu trăm họ có những bức tranh truyền thống người ta không dùng, không đặt, muốn làm theo ý của người ta mới trả tiền. Quan điểm của tôi nếu làm xong mà bảo đó là sản phẩm của tôi thì tôi không đồng ý”.

Vậy là, ngoài phải vật lộn với hiện thực nhiều cách giải trí đầy màu sắc, chính giữa các nghệ nhân cũng có những “cơn sóng ngầm” với nhau trong quá trình bảo tồn, lưu giữ và phát triển giá trị truyền thống. Ai cũng muốn “ngầm” khẳng định tranh của gia đình mình tốt hơn, giữ được nhiều nét truyền thống hơn.

Điều này cũng dễ hiểu, cái riêng của mỗi nhà khi tạo ra các sản phẩm thủ công lại chính là chất dân gian luôn song hành cùng nhau. Có người nói: “Đặt 2 bức tranh cạnh nhau tôi biết ngay tranh nào của nhà mình, nhìn qua màu là biết, màu bên kia không bao giờ được như bên này do cách pha màu”. Người khác thì lại nói: “Không nên dùng màu hiện đại hoặc vẽ các em bé như ở trên Highland. Những cái đó cho thì người ta xin thôi còn bỏ tiền ra... chưa chắc”.

Đến đây thì chúng tôi đã phần nào hiểu được cái ngần ngại của vị đại diện lãnh đạo huyện Thuận Thành khi tiếp chuyện chúng tôi. Ngoài vật lộn với hiện tại, giữa chính những nghệ sĩ nông dân cũng đang tự vật lộn với nhau giữa chân lấm tay bùn.

Năm 2013 nghề làm tranh dân gian Đông Hồ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Tuy nhiên từ đó đến nay, các nghệ nhân đang loay hoay tự tìm cách để cứu nghề, lo toan cho cuộc sống.

 Cùng năm đó, dự án xây dựng Trung tâm triển lãm tranh Đông Hồ được khởi dựng với số vốn gần 60 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay dự án mới giải phóng xong mặt bằng, có thông tin cho biết bị đội vốn lên gần 100 tỷ đồng.


Quang Tấn – Việt Hưng


Tin khác

Linh thiêng “Quốc Ẩm Việt Trà” dâng lên Quốc tổ Hùng Vương

Linh thiêng “Quốc Ẩm Việt Trà” dâng lên Quốc tổ Hùng Vương

(CLO) Cùng với lễ giỗ tổ tại Đất tổ - Đền Hùng Phú Thọ, người dân vùng đất Tây nguyên cũng hướng về và thành kính tổ chức lễ Giỗ tổ tại quần thể di tích Đền Hùng trên núi Phượng Hoàng trấn linh, đèo Prenn, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Đời sống văn hóa
Cận cảnh cây vạn tuế hơn 800 năm tuổi ở Đền Hùng

Cận cảnh cây vạn tuế hơn 800 năm tuổi ở Đền Hùng

(CLO) Khi đến di tích lịch sử Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ), ngoài những nơi thờ tự, cột đá, giếng ngọc... du khách còn được chiêm ngưỡng cây vạn tuế hơn 800 năm tuổi trước cửa chùa Thiên Quang cạnh Đền Hạ.

Đời sống văn hóa
Du khách thưởng lãm hiện vật Đông Sơn dịp giỗ tổ Hùng Vương năm 2024

Du khách thưởng lãm hiện vật Đông Sơn dịp giỗ tổ Hùng Vương năm 2024

(CLO) Sáng nay (18/4), tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra sự kiện trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng” nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Thư viện D Free Book: Mang đến hành trình mới cho những cuốn sách cũ

Thư viện D Free Book: Mang đến hành trình mới cho những cuốn sách cũ

(NB&CL) Với slogan xuyên suốt “Sách nằm im là sách chết”, thư viện cộng đồng D Free Book đã có nhiều cách làm sáng tạo để đưa sách đến tay độc giả, tạo dựng hành trình mới cho những cuốn sách cũ, để chúng không phải chịu số phận nằm im trên giá…

Đời sống văn hóa
Phú Thọ: 'Biển người' đổ về dâng lễ ở đền Hùng trong ngày chính hội

Phú Thọ: 'Biển người' đổ về dâng lễ ở đền Hùng trong ngày chính hội

(CLO) Sáng ngày 18/4, tại Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), sau phần dâng hương của các vị đại biểu, lực lượng chức năng đã mở hàng rào để hàng vạn người dân lên dâng hương ở Đền Hùng.

Đời sống văn hóa