Hơn 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ tham dự Festival quốc tế Âm nhạc mới Á - Âu 2018

Chủ nhật, 25/11/2018 08:42 AM - 0 Trả lời

(CLO) Với chủ đề “Nhịp cầu Âm thanh Á - Âu”, Festival quốc tế Âm nhạc mới Á - Âu 2018 đã chính thức được khai mạc tối 24/11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Tới dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành cùng đông đảo nhà soạn nhạc, nghệ sĩ và người yêu nhạc.

Festival quốc tế Âm nhạc mới Á- Âu 2018 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức, hội tụ những nhạc sĩ sáng tác, nghệ sĩ biểu diễn dòng âm nhạc kinh điển đương đại của Việt Nam và thế giới, nhằm giới thiệu đến công chúng Việt Nam những tác phẩm mới, những chương trình hòa nhạc của nhiều quốc gia Á - Âu.

Festival quốc tế Âm nhạc Á - Âu 2018 là bước phát triển tốt đẹp tiếp theo 2 cuộc Liên hoan trước được tổ chức năm 2014 và 2016. Festival lần này cũng là diễn đàn nghệ thuật để Việt Nam tiếp tục khẳng định thành tựu của nền nhạc mới.

Báo Công luận
Tham dự Festival lần này có hơn 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ khắp thế giới. Ảnh: Hànộimới 
Tại buổi lễ, hoan nghênh và đánh giá cao sáng kiến của Hội Nhạc sĩ Việt Nam đề xướng, đăng cai tổ chức Festival quốc tế Âm nhạc mới Á - Âu 2018, lần thứ 3 tại Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam nhấn mạnh: Với phương châm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước, đưa quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nghệ thuật phát triển. Sự kiện Festival quốc tế Âm nhạc mới Á - Âu 2018 được tổ chức tại Việt Nam là biểu hiện sinh động về sự hòa nhập, bình đẳng, cùng phát triển của các quốc gia Á - Âu. Với tiêu đề "Nhịp cầu âm thanh Á - Âu", Festival lần này cũng là một diễn đàn nghệ thuật tiếp tục gắn kết các dân tộc trong sự nghiệp sáng tạo âm nhạc hướng đến Chân - Thiện - Mỹ.

Đồng thời, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Hữu Thỉnh tin tưởng rằng, với kết quả và ấn tượng tốt đẹp từ các Festival trước đây, Festival quốc tế Âm nhạc mới Á - Âu 2018 tiếp tục là những ngày hội âm nhạc, là nơi hội tụ những nhà soạn nhạc, nghệ sĩ biểu diễn hàng đầu thế giới nhằm tìm hiểu, giới thiệu những giá trị nghệ thuật, bản sắc văn hóa, đất nước, con người của mỗi quốc gia, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, phát triển văn hóa giữa Việt Nam và các nước Á - Âu. Hy vọng Festival quốc tế Âm nhạc mới Á - Âu 2018 sẽ mang tới cho bạn bè quốc tế những khám phá mới về âm nhạc và những kỷ niệm sâu sắc đáng nhớ về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lẽ, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam - nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho biết thêm: Festival lần này cũng là diễn đàn nghệ thuật để Việt Nam tiếp tục khẳng định thành tựu của nền nhạc mới; là dịp để các nhạc sĩ, nghệ sĩ giới thiệu những tác phẩm mới trong các thể loại âm nhạc đỉnh cao như: Giao hưởng, thính phòng, hợp xướng, dân gian dân tộc… Qua các cuộc biểu diễn và tham quan thực tế, các đồng nghiệp quốc tế sẽ được chứng kiến sự lớn mạnh của nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, đào tạo, nghiên cứu lý luận.

Tham dự Festival lần này có hơn 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ khắp thế giới. Festival gồm 5 chương trình hòa nhạc chính với nhiều tác phẩm ở các thể loại khác nhau: Giao hưởng, thính phòng, hợp xướng, hòa tấu nhạc cụ dân tộc với nhạc cụ phương Tây.

Trong khuôn khổ Festival còn có chương trình hòa nhạc thính phòng của các nhạc sĩ trẻ Việt Nam, chương trình hòa nhạc thính phòng quốc tế số 1, chương trình hòa nhạc thính phòng của Dàn nhạc Tatarstan “New Music”; Chương trình hòa nhạc giao hưởng diễn ra tối 27/11, tại Phòng Hòa nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Ngoài ra còn có một số hoạt động giới thiệu nhạc cụ dân tộc, nghi lễ âm nhạc cổ truyền Việt Nam và giao lưu dã ngoại tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình).

Ngay sau Lễ khai mạc, một chương trình hòa nhạc giao hưởng được thực hiện dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Honna Tetsuji (Nhật Bản) và nhạc trưởng Zoe Zeniodi (Hy Lạp) với 11 tác phẩm của các nhà soạn nhạc Nga, Đức, Trung Quốc, Philippines, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Azerbaijan, Litva, Thụy Sĩ và Việt Nam do Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam trình tấu.

Các hoạt động của Festival quốc tế Âm nhạc mới Á - Âu 2018 diễn ra đến ngày 28/11/2018 tại Thủ đô Hà Nội và tỉnh Ninh Bình.

PV


Tin khác

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(CLO) Ngày 24/4, tại Cột cờ Hà Nội, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”, mở đầu chuỗi các hoạt động cao điểm của tuổi trẻ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đời sống văn hóa
Ra mắt sách “Con đường Văn sĩ - nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng”

Ra mắt sách “Con đường Văn sĩ - nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng”

(CLO) Nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024, sáng nay 24/4, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt sách Con đường Văn sĩ - nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ năm 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Hội thi Đờn ca Tài tử Nam Bộ tỉnh Long An lần thứ III

Khai mạc Hội thi Đờn ca Tài tử Nam Bộ tỉnh Long An lần thứ III

(CLO) Đờn ca tài tử là nét văn hóa độc đáo của người dân Nam Bộ và Long An là một trong những chiếc nôi của nhạc tài tử Nam Bộ.

Đời sống văn hóa
Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

(CLO) Chặng đường lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập, thống nhất.

Đời sống văn hóa