Người biên tập phải cung cấp sản phẩm tốt nhất đến người đọc

Thứ hai, 18/06/2018 05:41 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mới ngoài 30, Lê Mỹ Ái đã khẳng định “đẳng cấp trong nghề” bằng việc sở hữu nhiều giải thưởng chất lượng về sách mà bất cứ biên tập viên (BTV) nào cũng mơ ước. Sách của Ái góp phần làm ra, không chỉ thuyết phục được giới chuyên môn mà còn chiều lòng được đông đảo thị hiếu độc giả ngày càng kén chọn.

Nghề BTV thú vị lắm

+ Gia đình chị có truyền thống nghề nhà giáo, chị được định hướng làm một cô giáo dạy văn, tại sao lại “nhảy” vào nghề biên tập, được xem là nghề đứng sau thành công của người khác, nhưng khi có “họa” thì đa số biên tập lại phải chịu trách nhiệm, bị rút thẻ?

- Tôi được sinh ra trong một gia đình mà hai bên nội ngoại mấy đời làm nghề nhà giáo. Với một truyền thống gia đình như vậy, bố mẹ dù không ép buộc gì nhưng vẫn mong tôi tiếp tục theo nghề dạy học. Chỉ có điều, sau khi ra trường, tôi thấy không phù hợp với vai một cô giáo hiền. Từ bé đến lớn tôi đã đọc rất nhiều sách, và ước ao được gần gũi với những con chữ, gần gũi với sự sáng tạo. Có lẽ là một mối duyên trời định nào đó, tôi đã “nhảy bổ” vào nghề biên tập sách, vật vã với nó, yêu nó đến tận ngày hôm nay và không hề có ý định chuyển sang công việc khác.

BTV như một bà đỡ cho các tác phẩm, lúc thành công thì người ta chỉ biết đến tác giả, khi có bất kỳ lỗi gì xảy ra trong sách, người ta sẽ nhắc ngay đến BTV, và BTV sẽ là người lãnh trách nhiệm nhiều nhất. Tuy nhiên, những điều đó có nghĩa lý gì đâu. Nghề BTV cho tôi được gặp gỡ những chuyên gia hàng đầu ở các lĩnh vực, những học giả uyên thâm. Thú vị lắm, khi được tiếp xúc với nhiều người giỏi. Rồi mình lại chắp cánh cho những điều hay đó bằng cách trau chuốt cho những tác phẩm được đến tay độc giả.

Báo Công luận
 

+ Nhiều cuốn sách của chị được độc giả đón nhận, tái bản nhiều lần, có số lượng in hàng vạn bản, là con số đáng mơ ước với bất kỳ nhà làm sách nào. Hẳn chị có bí quyết của riêng mình?

- Càng nhiều năm trong nghề biên tập sách, tôi càng thấy câu “Học hỏi không bao giờ là thừa” luôn đúng. Tôi học nghề từ những BTV kỳ cựu của thế hệ trước, họ có kinh nghiệm và sự chuẩn mực trong câu chữ. Tôi học các cộng tác viên của tôi những kiến thức vô cùng uyên thâm và phong phú. Ở tác giả, họ có một lượng kiến thức khổng lồ. Ở dịch giả, đó là khả năng ngoại ngữ rất tốt, họ có thể phát hiện và giới thiệu đến mình những cuốn sách rất hay của các nước. Tôi còn học bằng cách nắm bắt thị hiếu độc giả và phân tích thị trường sách. Cuốn sách “Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản” mà tôi biên tập là được một cộng tác viên tiếng Nhật giới thiệu, đã xuất bản ở Nhật đến 3 triệu bản, chỉ trong năm đầu tiên xuất bản ở Việt Nam, cuốn sách đã có số lượng bản in khổng lồ, tạo thành một cơn sốt làm sách nuôi dạy con của Nhật, một loạt các đơn vị xuất bản khác tham gia khai thác.

Theo tôi, mấu chốt để thành công khi làm sách đó là phải nắm được nhu cầu của độc giả. Và việc của BTV là cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt nhất đến người đọc.

Báo Công luận
 

Làm sách phục vụ đời sống dễ nhất mà cũng khó nhất

+ Bền bỉ gần 15 năm làm mảng sách khoa giáo cho mẹ và bé, điều gì gắn kết chị với mảng sách được coi là khá khô khan này?

- Mảng sách khoa học – giáo dục và đời sống phong phú từ đề tài đến cách thể hiện, nó đủ cho tôi thoả sức thể hiện đam mê với nghề BTV sách này. Một may mắn của tôi là tôi khởi đầu nghề biên tập ở mảng sách khoa học – giáo dục và đời sống của Nhà xuất bản Phụ nữ, một đơn vị rất chú trọng đến nhiệm vụ xuất bản sách phục vụ gia đình, phụ nữ và trẻ em.

Có thể nói làm sách phục vụ đời sống là dễ nhất mà cũng khó nhất. Dễ ở chỗ luôn luôn có đối tượng độc giả, khó là làm thế nào cho độc giả chọn sách của mình trong một biển sách mênh mông. Tôi thích những mảng mới hoặc cách làm mới mẻ mà mảng sách này thường có. Một thú vị của nghề biên tập sách khoa học đời sống nữa đó là tôi được tham gia rất nhiều buổi ra mắt sách, hay những cuộc nói chuyện chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống giữa chuyên gia và người đọc. Đó cũng là một không gian rất tập trung để có thể quan sát độc giả, tìm hiểu được người đọc cần gì, đánh giá như thế nào về một cuốn sách hay một vấn đề nào đó. Từ đó, tôi có thể tiếp tục tổ chức những đề tài phù hợp hơn.

Báo Công luận
 

Giá trị quan trọng nhất của cuộc sống là Hạnh phúc

+ Từ cuộc sống của mình, và kinh nghiệm rút ra từ những năm chuyên làm sách về phụ nữ, chị nghĩ phụ nữ mạnh mẽ, sướng hay khổ? Phụ nữ sống với tiêu chí “hãy yêu lấy mình” như của nhiều bạn trẻ hiện đại hay “hãy biết sẻ chia, biết hy sinh” như cách nghĩ truyền thống tốt hơn?

- Sướng hay khổ là quan niệm của mỗi người, không có một tiêu chí chung nào có thể thoả mãn tuyệt đối được. Tuy nhiên, tôi đã được gặp những người phụ nữ tự tin, tự trọng, độc lập trong tư duy.

Trong cuốn sách “Con gái Bà Triệu thế kỷ 21 – Chuyện về những người phụ nữ Việt Nam ghi dấu ấn” (phiên bản tiếng Việt và phiên bản tiếng Anh) của hai tác giả Irene Ohler và Đỗ Thuỳ Dương mà tôi biên tập, có 20 nhân vật phụ nữ Việt Nam được chọn để cho vào sách. Những nhân vật được chọn có sự đa dạng về ngành nghề và trải nhiều thế hệ, từ phụ nữ sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, đến lớp những người phụ nữ 7x, 8x và có cả những cô gái 9x tài năng. Ở họ đều có tố chất của sự chịu khó học hỏi không ngừng, và sự tự tin tự trọng, và sự cống hiến cho xã hội.

Giá trị của cuộc sống hạnh phúc không phải đong đếm bằng tiền bạc, mà là những đóng góp cho xã hội, cho gia đình và cho chính bản thân mỗi người phụ nữ. Mạnh mẽ hay yếu đuối đôi khi chỉ là sự đánh giá về biểu hiện bên ngoài, còn giá trị họ mang đến cho cuộc sống của chính họ hay của gia đình, cộng đồng mới là điều quan trọng.

+ Là một bà mẹ trẻ có thâm niên hơn 10 năm làm những cuốn sách nuôi dạy con, chị thường chia sẻ, dạy con gái mình những điều gì?

- Tôi may mắn có được sự sẻ chia công việc chăm sóc và nuôi dạy con của chồng và mẹ chồng. Đó là điểm tựa vững chắc để tôi có thể làm tốt được công việc nơi công sở hay yên tâm trong những chuyến đi công tác. Con gái có được sự chăm sóc, quan tâm của cả bố và mẹ nên chắc sẽ tự học hỏi được nhiều điều hay. Mọi người trong gia đình vẫn dạy bé hãy sống tự tin, tự chủ và giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống là hạnh phúc. Và tôi hy vọng trong tương lai con biết lựa chọn một cuộc sống tự tin, tự chủ và hạnh phúc.

+ Xin cảm ơn chị!

 Lê Mỹ Ái hiện là biên tập viên NXB Kim Đồng. Chị là BTV của những cuốn sách nổi tiếng: Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính (NXB Kim Đồng, hiện đang là sách best seller, cháy hàng trên Tiki sau chưa đầy một tuần phát hành), 68 ngộ nhận và giác ngộ về Nuôi con bằng sữa mẹ, Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản, Con gái Bà Triệu thế kỷ 21... Nhiều sách do chị biên tập đạt giải thưởng uy tín Giải thưởng sách Việt Nam, có số lượng in lên tới hàng vạn bản.

 

Võ Thu Hương (Thực hiện)

 

 

Tin khác

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

(CLO) GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai cả của danh họa Tô Ngọc Vân - qua đời sáng 24/4, hưởng thọ 90 tuổi.

Đời sống văn hóa
Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(CLO) Ngày 24/4, tại Cột cờ Hà Nội, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”, mở đầu chuỗi các hoạt động cao điểm của tuổi trẻ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đời sống văn hóa