Nhà hát Cải lương Việt Nam: Nghịch lý thừa huy chương nhưng không có sàn diễn

Thứ hai, 04/06/2018 16:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Là nhà hát hàng đầu về nghệ thuật Cải lương đất Bắc, mỗi năm dựng từ 2 - 3 vở phục vụ công chúng, thế nhưng 67 năm qua, Nhà hát Cải lương Việt Nam vẫn chưa có rạp để biểu diễn.

Báo Công luận
Nhà hát nằm ẩn trong một ngõ nhỏ ở phố Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ảnh. H.M

Huy chương thì nhiều…

Trong bối cảnh nhiều loại nghệ thuật sân khấu gặp nhiều khó khăn do quá trình xã hội hóa và tự chủ về tài chính, Nhà hát Cải lương Việt Nam cũng không ngoại lệ. Khó khăn chồng chất khó khăn khi mà Nhà hát không có nổi rạp của chính mình để biểu diễn.

Hiếm có nhà hát truyền thống nào, đều đặn mỗi năm dàn dựng 2 - 3 vở diễn mới, đặc biệt, những vở diễn đều để lại ấn tượng trong lòng khán giả yêu nghệ thuật. Có thể kể những vở diễn cách đây cả chục năm vẫn được khán giả hôm nay nhắc đến như: Cung phi Điểm Bích, Trọn đời trung hiếu với Thăng Long, Dấu ấn giao thời, Vua Thánh Triều Lê, Cổ tích một tình yêu, Vú cát, Mê cung, Chuyền tình Khau Vai, Mai Hắc Đế, Hà Nội gió mùa, Vua Phật, Hừng đông, Công đường và quyền lực, Thầy Ba Đợi...

Báo Công luận
Mọi khoảng trống của Nhà hát đều được tận dụng để đựng đồ diễn. Ảnh: H.M.

Các vở diễn trên đã gặt hái được nhiều HCV, HCB trong các kỳ Liên hoan, cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp của toàn quốc. Nhà hát đã 3 lần trao tặng Huân chương Độc lập cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Ông Nguyễn Xuân Vinh, Quyền Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam, chia sẻ: “Trong khi nhiều đơn vị nghệ thuật cải lương không diễn được trọn một vở phải xây dựng các chương trình nghệ thuật tổng hợp để có thể hoạt động thì Nhà hát vẫn kiên trì với định hướng xây dựng được những vở diễn dài, có chất lượng và làm sao tạo được đời sống cho các vở diễn bằng những đêm diễn có khán giả tới xem”.

Báo Công luận
Không có kho, đồ biểu diễn phải xếp đầy sân mặt tiền. Ảnh: H.M

…nhưng cái kho chứa đồ cũng không có (?!)

NSND Hoàng Quỳnh Mai, Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam tâm sự: “Hoạt động của nhà hát hiện nay khó khăn vô cùng, đó là cơ sở vật chất của nhà hát, bất cứ ai cũng không thể tưởng tượng khi bước chân vào. Đến cái kho để cất các dụng cụ biểu diễn cũng không có, phải chất đầy phía trước mặt tiền Nhà hát. Phòng luyện tập của diễn viên từ đèn đến âm thanh, ánh sáng, phông màn cũng sơ sài, thiếu đồng bộ. Mọi thứ đang có hiện nay chỉ phù hợp với giai đoạn tập luyện ban đầu. Khi phải tổng hợp các bộ phận lại với nhau thì cơ sở hạ tầng hiện nay là không đủ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của vở diễn”.

NSND Hoàng Quỳnh Mai cũng cho biết, một số đơn vị marketing, du lịch đến khảo sát để xây dựng tour tham quan và thưởng lãm cải lương nhưng họ phải thở dài ngao ngán vì địa điểm quá xa khu trung tâm, lại nằm ngay trong ngõ chật hẹp, không gian thì bí bách, sân khấu biểu diễn sơ sài, không đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, vì vậy các đơn vị du lịch lặng lẽ rút đi.

Báo Công luận
 Sàn tập nhỏ hẹp, trang thiết bị xuống cấp, chắp vá. Ảnh: H.M

Giá mà huy chương quy được ra sàn diễn

Khó mà tin được một đơn vị có bề dày hơn nửa thế kỷ, có nhiều huân, huy chương ghi nhận cống hiến và sáng tạo của nghệ sĩ nhưng đến cái sàn diễn cho riêng mình cũng không có. Trực tiếp nhìn hệ thống cơ sở vật chất của Nhà hát Cải lương Việt Nam, nghe những nghệ sĩ kể về những huân, huy chương, về những hội diễn, về nghề... tôi chợt chạnh lòng: "Giá như chỗ huy chương, giải thưởng kia mà quy được ra một cái sàn diễn tử tế thì..."

Mỗi khi có tác phẩm, Nhà hát lại phải thuê rạp Hồng Hà, Âu Cơ và một số đơn vị khác để biểu diễn. Điều này không chỉ tăng sức nặng cho kinh phí duy trì hoạt động của nhà hát mà còn ảnh hưởng tới khả năng sáng tạo, sự thăng hoa của diễn viên. Có nhiều vở diễn, dù được dàn dựng công phu, bối cảnh thiết kế tinh xảo, đẹp mắt, nhưng lại không tìm được sân khấu phù hợp, chưa kể công vận chuyển trang thiết bị cũng rất tốn kém.

Trung bình, tiền “thuê sân” mỗi đêm diễn ở các rạp mất 30 triệu đồng. Số tiền này nếu để dành cho việc đầu tư trang thiết bị, trang phục, nâng cao đời sống nhân viên thì tốt hơn.

Báo Công luận
Mọi không gian đều được tận dụng để cất đồ nghề. Ảnh: H.M.

NSND Hoàng Quỳnh Mai cũng cho rằng, diễn ở các sân khấu chuyên nghiệp sẽ mang lại cho nghệ sĩ nhiều cảm hứng nghề nghiệp hơn là các buổi diễn ở những sân khấu tạm bợ. Nhà hát luôn hoàn thành kế hoạch biểu diễn nhưng nghệ sĩ luôn chạnh lòng khi nhiều người hỏi “vì sao không thấy thương hiệu của Nhà hát Cải lương Việt Nam ở Thủ đô?”.

Nhiều năm nay khẩn thiết đề nghị lãnh đạo cấp trên tạo điều kiện để xây trụ sở nhưng không được, chủ trương liên kết cũng đã bàn, một số nhà đầu tư tới tham quan nhưng không đủ tự tin để đồng hành cùng Nhà hát. Trong các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ VH-TT&DL chỉ còn duy nht Nhà hát Cải lương Việt Nam là không có nhà hát. 67 năm thành lập vẫn lang thang không nhà - NSƯT Nguyễn Trọng Bình, Phó trưởng đoàn 2 Nhà hát Cải lương Việt Nam chia sẻ.

Là một trong những nghệ sĩ trẻ năng động, thường tìm tòi những chương trình để quảng bá nhiều hơn cho nghệ thuật Cải lương, Nghệ sĩ Quang Khải, diễn viên Nhà hát Cải lương Việt Nam, Chủ tịch CLB nghệ sĩ trẻ Hà Nội chia sẻ, tập thể lãnh đạo và biết bao tầng lớp nghệ sỹ rất mong mỏi Nhà hát Cải lương Việt Nam có một rạp hát của mình để phục vụ khán giả Thủ đô và cả nước cũng như khán giả quốc tế. Khi có rạp hát của chính mình thì tập thể lãnh đạo và cán bộ nghệ sỹ sẽ chủ động về lịch biểu diễn, chủ động về thành phần, tìm hiểu nhu cầu thẩm mỹ đánh giá được sức hút về kịch bản, tạo ra tác phẩm đáp ứng được mong mỏi của khán giả.

Dù biết rằng, các đơn vị nghệ thuật trong cả nước nói chung, Nhà hát Cải lương Việt Nam nói riêng đang bước vào quá trình tự chủ theo cơ chế thị trường để đến gần hơn với công chúng, đồng thời giảm chi ngân sách cho Nhà nước. Tuy nhiên, không có sự quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cơ bản thì Nhà hát Cải lương Việt Nam khó có thể tồn tại chứ chưa nói gì đến sáng tạo, phục dựng các vở diễn chất lượng cao.

Hằng Minh

Tin khác

57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là cây di sản Việt Nam

57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là cây di sản Việt Nam

(CLO) Ngày 20/4, UBND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức Lễ công nhận cây di sản Việt Nam đối với quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở tiểu khu bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu).

Đời sống văn hóa
Ra mắt bộ sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng 6 thứ tiếng

Ra mắt bộ sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng 6 thứ tiếng

(CLO) Sáng 20/4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ra mắt bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân" do PGS.TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật làm chủ biên.

Đời sống văn hóa
Phố sách Hà Nội 19/2: Không gian văn hóa dành cho các 'tín đồ' mê đọc sách

Phố sách Hà Nội 19/2: Không gian văn hóa dành cho các 'tín đồ' mê đọc sách

(CLO) Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - 2024, trong những ngày này, Phố Sách Hà Nội luôn nườm nượp du khách và người dân Thủ đô tới trải nghiệm, khám phá và tìm cho mình những đầu sách ưng ý để thỏa mãn đam mê đọc sách.

Đời sống văn hóa
Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

(CLO) Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện lễ khai mạc Ngày Sách và Văn Hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 với vai trò Đại sứ văn hóa đọc TP.HCM.

Đời sống văn hóa
Công bố tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT nghề thủ công mỹ nghệ

Công bố tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT nghề thủ công mỹ nghệ

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19/4/2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (NSND), Nghệ nhân ưu tú (NSƯT) trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Đời sống văn hóa