Nhiều hoạt động thú vị, hấp dẫn diễn ra tại “Tuần lễ Văn học Pháp”

Thứ bảy, 10/11/2018 07:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) Có chủ đề “Từ trang sách đến màn ảnh”, Tuần lễ Văn học Pháp lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với sự phối hợp thực hiện của Trung tâm Văn hóa Pháp - L’Espace cùng Công ty CP Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, đang diễn ra nhiều hoạt động thú vị, hấp dẫn ở địa chỉ 24 Tràng Tiền, Hà Nội.

Báo Công luận
Cảnh trong bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm văn học "Mối tình Paris". Ảnh: BTC 
Tuần lễ Văn học Pháp bao gồm một loạt các hoạt động như: Trưng bày, tọa đàm, giao lưu, chiếu phim xoay quanh các tác giả và tác phẩm văn học Pháp từng được chuyển thể sang điện ảnh. Đây cũng là dịp để công chúng, độc giả Việt Nam có thể giao lưu với những người trong ngành điện ảnh, văn học, phê bình như: Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, đạo diễn Marcus Mạnh Cường Vũ, đạo diễn Đỗ Văn Hoàng... và đặc biệt là giao lưu với nhà văn kiêm đạo diễn nổi tiếng người Pháp David Foenkinos.

Theo đó, cuộc Tọa đàm “Tính điện ảnh trong các tác phẩm của Romain Gary” sẽ diễn ra vào tối 13/11. Romain Gary là nhà văn Pháp 2 lần được nhận giải Goncourt. Bạn đọc Việt Nam đã biết đến một số tác phẩm của ông, như: “Lời hứa lúc bình minh”, “Cuộc sống ở trước mặt”, “Chó trắng”, “Quấn-Quít”..., nhưng hẳn chưa nhiều người biết các tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim.

Tiếp đến, tối 14/11, là buổi trình chiếu bộ phim “Hoài niệm” (Đạo diễn: Jean-Paul Rouve; Biên kịch: David Foenkinos). Chuyện phim xoay quanh cuộc đời nhân vật chàng trai trẻ Romain làm nghề gác ban đêm trong một khách sạn, nhưng luôn mơ ước trở thành nhà văn. 

Một điểm nhấn trong “Tuần lễ Văn học Pháp” tại Việt Nam lần này là buổi giao lưu với nhà văn kiêm đạo diễn David Foenkinos, đồng thời thưởng thức bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm văn học “Mối tình Paris” của ông, (17h30 ngày 15/11). David Foenkinos là một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng nhất ở Pháp hiện nay. Năm 2009, “Mối tình Paris” đã đưa tên tuổi của ông lên hàng các tác giả nổi tiếng, sau khi Foenkinos tham gia chuyển thể tác phẩm văn học này thành phim. Tại Việt Nam, Foenkinos được đông đảo bạn đọc yêu mến qua các tiểu thuyết: “Mối tình Paris”, “Những lần ta chia tay”... và sắp tới là ‘’Charlotte”.

Báo Công luận

Nhà văn David Foenkinos sẽ có buổi giao lưu công chúng Việt Nam và trình chiếu bộ phim “Mối tình Paris” từ tiểu thuyết cùng tên. (Ảnh: BTC )

Trong suốt “Tuần lễ Văn học Pháp”, còn có phần trưng bày “Bìa một số tác phẩm văn học Pháp được chuyển thể” - giới thiệu bìa phiên bản tiếng Việt (do Nhã Nam phát hành trong hơn 10 năm qua) của một số tác phẩm văn học Pháp nổi tiếng đã được chuyển thể thành phim, như “Bản giao hưởng Pháp” của Irène Némirovsky, “Buồn ơi chào mi” của Françoise Sagan, ‘’Nét duyên góa phụ” của Alice Ferney, “Mối tình Paris” của David Foenkinos, “Hẹn gặp lại trên kia” của Pierre Lemaitre, “Cuộc sống ở trước mặt” của Romain Gary, “Cuộc gọi từ thiên thần”, “Central Park” của Guillaume Musso, “Nếu em không phải một giấc mơ” của Marc Levy… Trưng bày cũng giới thiệu đến độc giả những thông tin thú vị về tác giả, tác phẩm, những câu chuyện bên lề và câu chuyện chuyển thể của cuốn sách.

Dịp này, một hoạt động nghề nghiệp rất đáng lưu tâm với các nhà làm phim và sinh viên điện ảnh, đó là workshop “Viết kịch bản phim từ một tác phẩm văn học”, tổ chức trong 2 ngày 16 và 17/11, với sự điều phối của đạo diễn Marcus Mạnh Cường Vũ. Qua workshop này, những người tham dự có cơ hội tìm hiểu về viết kịch bản - một công việc thú vị, nhưng nhiều thách thức, đồng thời khám phá một số tác phẩm văn học Pháp đã được chuyển thể thành phim, được yêu mến cả ở Pháp và Việt Nam.

Tuần lễ Văn học Pháp kéo dài đến ngày 18/11.

 L.V

Tin khác

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Chuẩn bị cho năm du lịch 2024, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, chuẩn bị cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt nhất cho du khách khi tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Đời sống văn hóa
Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Gienève (21/7/1954-21/7/2024), sáng nay 25/4, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt".

Đời sống văn hóa
Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa
Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 sử dụng nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa với các yếu tố lịch sử, văn hóa để làm nổi lên các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa