Những ký ức về một Hà Nội cũ

Thứ sáu, 06/04/2018 18:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Ký ức như cái rây, lắc một lúc thì hột to hạt nhỏ phân chia đâu ra đấy. Nhưng giá gạn được những gì ta muốn quên đem đổ bỏ, chỉ giữ lại cái tươi vui đẹp đẽ nhỉ. Nghĩ thế vì đang lọc bột sắn. Hàng cơm tháng vất vả, tôi vẫn thích làm vài thức cầu kỳ, bột sắn phải ướp hoa bưởi, bún ốc không kiếm được bún con dấm bỗng thấy thiêu thiếu” ( "Chín bỏ làm mười" – Tác giả Trần Chiến)

Báo Công luận
 Nhà văn Trần Chiến ký tặng sách tại buổi tọa đàm. Ảnh: Ngọc Ngọc.

Vừa qua, Trung tâm Văn hóa Pháp (L’Espace, 24 Tràng Tiền) đã tổ chức tọa đàm về tác phẩm mới của nhà văn Trần Chiến, "Chín bỏ làm mười".

Tham gia buổi tọa đàm, có đại diện Nhà xuất bản Phụ nữ, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, cùng nhiều nhà văn khác và những người hâm mộ nhà văn Trần Chiến.

Lấy bối cảnh là không gian khu phố cổ Hà Nội những năm 60 của thế kỉ XX. “Chín bỏ làm mười” là cuốn tiểu thuyết khác với lối viết chương hồi thông thường, câu chuyện được kể lại bằng việc thay đổi linh hoạt giọng kể. Dòng văn, giọng điệu sáng tạo của tác giả thể hiện nổi bật từng tính cách của các nhân vật trong tiểu thuyết.

Nhà văn đã hiện lại những nét đặc trưng của xã hội thành thị những năm sau hòa bình lập lại. Phố cổ Hàng Nồi với sự xô lệch, chia cắt về không gian sống, sự có mặt sinh sống làm ăn của người Hoa, những nét sống của thời văn hóa bao cấp.

Ngôi kể đầu tiên là Mọt sách tức Lê Đức Nam, thành phần bản thân: học sinh; thành phần gia đình: cán bộ; Biết tuốt tức Dương Tự Lẫm, thành phần tiểu tư sản, tú tài “ Tây”; Tâm “ mun” tức Đỗ Xuân Biếc, thành phần trung nông sang dân nghèo thành thị; Đồng cô tức Vũ Thế Lâm, thành phần tiểu tư sản; Hiếu “ cơm” tức Nguyễn Thị Hiếu, mẹ Mọt sách, em họ Biết tuốt, thành phần tiểu tư sản; Thủ từ Khiêm, trông coi đền Song Mã.

Bảy nhân vật là những đại diện tiêu biểu của con phố nhỏ mà ẩn chứa trong đó vô vàn rắc rối, mâu thuẫn của xã hội những năm 1960.

Nói về nhà văn Trần Chiến, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên chia sẻ: “Trần Chiến là một nhà văn thâm trầm và lặng lẽ, nó thể hiện rất rõ cho con người và dòng văn của anh. Anh vốn là dân văn tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, anh đi lính, và sau đó anh về làm việc tại Báo Hà Nội mới. Là nhà văn viết truyện ngắn và tiểu thuyết, các cuốn tiểu thuyết của anh như: "Bốn chín chưa qua" được chuyển thể thành phim, "Đèn vàng", "Cậu ấm". Hà Nội luôn là đề tài lớn, nó mang một nỗi nặng lòng của anh”.

Báo Công luận
 

Nhà xuất bản Phụ nữ khẳng định rằng, họ rất tự hào vì vừa xuất bản ra một cuốn tiểu thuyết mới mẻ, tiếp nhận những góc nhìn mới về Hà Nội của nhà văn Trần Chiến. Nhà xuất bản rất thích truyện ngắn của nhà văn, họ mong muốn khi chuyển thể thành tiểu thuyết sẽ vẫn giữ được giọng văn thăng trầm, uy nghiêm và diễu nhại của ông.

Vì mê phong cách của nhà văn Trần Chiến - một giọng văn diễu nhại, Nhà xuất bản Phụ nữ đã đặt đề tài trước. Đề tài nhà văn tự lựa chọn, sáng tác theo phong cách của ông, Nhà xuất bản chỉ biên tập lại để cuốn tiểu thuyết được hoàn chỉnh hơn. Rất muốn độc giả có một góc tiếp cận tới văn học một cách phong phú.

Khi được hỏi từ đâu mà nhà văn Trần Chiến viết ra được cuốn tiểu thuyết, ông chia sẻ: “Tôi học được từ những người đi trước, lấy sự tích trong văn học cổ để sáng tạo vào tiểu thuyết của mình. Cách đan xen những đoạn tưởng tượng về cuộc nói chuyện giữa thủ từ Khiêm coi đền Song Mã với linh hồn của Huyền Trân công chúa và Đồng cô Lâm tạo nên một màu sắc huyền thoại cho tiểu thuyết.”

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ: “Tôi đã đọc những tiểu thuyết của anh Trần Chiến, mỗi câu chuyện của anh đều mang những nét riêng. Riêng về “Bỏ chín làm mười” khi đọc xong nó đọng lại cho tôi cảm giác buồn nhưng hay”.

Nhà văn Nguyễn Xuân Quý đọc và cảm nhận thấy ngay rằng: “Giọng văn của anh Trần Chiến luôn thể hiện được cái hay của riêng mình. Anh là một người cần mẫn tìm hiểu rất sâu về dân Hà Nội, một tình yêu Hà Nội sâu sắc”.

Cuốn tiểu thuyết mang trong mình một cái kết mở, đời sống của các nhân vật vẫn được tiếp diễn trong những năm tháng không thể nào quên.

Hoàng Ngọc

Tin khác

Chiêm ngưỡng hàng sao đen trăm tuổi ở phố Lò Đúc (Hà Nội)

Chiêm ngưỡng hàng sao đen trăm tuổi ở phố Lò Đúc (Hà Nội)

(CLO) Những cây sao đen trên phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được trồng từ thời Pháp có tuổi đời khoảng 120 năm mang nhiều giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen quý hiếm, gắn bó từ rất lâu với người dân Thủ đô.

Đời sống văn hóa
Hoa sơn tra đua nhau bung nở giữa núi rừng Tây Bắc

Hoa sơn tra đua nhau bung nở giữa núi rừng Tây Bắc

(CLO) Cánh rừng sơn tra ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La đang đua nhau bung nở rực sáng khắp các bản làng. Từ thung lũng đến triền núi đều được bao phủ một lớp màu trắng muốt như điểm tô thêm bức tranh đa sắc màu của miền núi rừng Tây Bắc.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc Chương trình biểu diễn dân gian Holi của người Ấn Độ tại Hà Nam

Đặc sắc Chương trình biểu diễn dân gian Holi của người Ấn Độ tại Hà Nam

(CLO) Tối 28/3, tại Khu du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng), UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ qua Chương trình biểu diễn dân gian Holi.

Đời sống văn hóa
Hàng nghìn người tham dự lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn

Hàng nghìn người tham dự lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn

(CLO) Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng diễn ra tại chùa Quán Thế Âm trong 4 ngày từ 26 đến 29/3.

Đời sống văn hóa
Tôn vinh những cống hiến của các nghệ nhân, nghệ sỹ TP Hồ Chí Minh

Tôn vinh những cống hiến của các nghệ nhân, nghệ sỹ TP Hồ Chí Minh

(CLO) Tối 28/3, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ tôn vinh Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2024”.

Đời sống văn hóa