Phải "cắm" cả sổ đỏ để làm phim

Thứ tư, 20/06/2018 10:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) Làm phim tài liệu thực sự gian nan, vất vả. Ít người biết rằng, có những bộ phim không có nhà đầu tư, những nhà làm phim phải tự bỏ tiền túi ra để sản xuất phim. Thậm chí, đã có lúc khó khăn đến nỗi phải "cắm" sổ đỏ để tiếp tục làm phim.

 

Báo Công luận
Từ trái sang phải: Các nhà làm phim: Phạm Hồng Ánh, Đặng Hồng Giang, Phạm Thu Hằng, Trần Phương Thảo, Ngô Ngọc Đức và người dẫn chương trình. Ảnh: D.T

Nhận thấy tình hình khó khăn chung của các nhà làm phim tài liệu Việt Nam, Viện Goethe Hà Nội đã tổ chức hội thảo, thảo luận về những vấn đề vướng mắc, thiếu thốn trong quá trình làm phim tài liệu từ khâu gây quỹ đến công chiếu, tiếp cận khán giả.

Hội thảo có sự góp mặt của 5 nhà làm phim, đạo diễn, sản xuất nổi tiếng, để lại nhiều thành tích trong thể loại phim tài liệu Việt Nam: Phạm Hồng Ánh (Diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất); Phạm Thu Hằng (Nhà làm phim độc lập); Trần Phương Thảo (Đạo diễn, nhà sản xuất phim); Đào Thanh Hưng (Nhà làm phim); Ngô Ngọc Đức (Nhà làm phim người Đức, gốc Việt).

Hội thảo là cơ hội để các bạn trẻ có đam mê làm phim tài liệu, hay những nhà làm phim đã có dự án nhưng chưa tiếp cận được với nguồn vốn, được lắng nghe, trao đổi với các vị khách mời (các nhà làm phim có nhiều thành tích, kinh nghiệm trong lĩnh vực này).

Kinh phí chủ yếu từ nước ngoài

Đề tài được thảo luận trong buổi nói chuyện xoay quanh 3 chủ đề, thứ nhất là cách tiếp cận nguồn kinh phí cho phim tài liệu khi các nhà làm phim đã có trong tay dự án; Thứ hai là những vấn đề xoay quanh quá trình sản xuất phim tài liệu; Thứ ba là làm thế nào để đưa phim tài liệu đến với độc giả.

Phim tài liệu là mảng phim thú vị, phản ánh sinh động và cũng đầy mê hoặc về đất nước, cuộc sống, bức tranh văn hóa đa chiều của quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, sản xuất phim tài liệu rất khó khăn, vất vả, chi phí đầu tư rất cao mà lượng khán giả quan tâm, yêu thích lại ít. Chính vì vậy, thể loại phim này khó thu hút được nguồn kinh phí từ nhà đầu tư hơn rất nhiều so với các siêu phẩm điện ảnh giàu tính giải trí.

Theo nhà làm phim Trần Thị Hằng, nguồn kinh phí cho những ý tưởng, dự án phim tài liệu của chị chủ yếu đến từ nước ngoài. Dự án đầu tiên của chị được tài trợ từ rất nhiều nguồn kinh phí. Kinh phí cho giai đoạn khảo sát dự án có được từ Liên hoan phim DNG ở Hàn Quốc; Kinh phí cho quá trình sản xuất là từ Liên hoan phim Quốc tế Busan; Kinh phí cho quá trình hậu kỳ là từ nhà đầu tư ở Inchoen, Hàn Quốc.

Đặng Hồng Giang, một nhà làm phim thành công với hai tập phim gần đây “Lửa Thiện Nhân”, “Đáng sống” thì cho biết người làm phim tài liệu phải biết “làm tốt thì sống, làm dở thì chết”. Hồng Giang khẳng định có thể tiếp cận hàng trăm nguồn kinh phí, nếu các nhà làm phim tạo được sự tin tưởng nhất định với nhà đầu tư thông qua hồ sơ về kinh nghiệm bản thân, dự án phim có chất lượng, đảm bảo thời gian hoàn thiện, công chiếu…

Cần sự tích cực của các nhà sản xuất trong nước

Sản xuất khó khăn, vất vả, lợi nhuận thấp và kém hấp dẫn khán giả hơn nhiều so với thể loại phim giàu tính giải trí là lý do khiến các nhà sản xuất phim không mấy “mặn mà” với thể loại phim tài liệu.

Mặc dù không nhiều, nhưng vẫn còn một số nhà làm phim kiên trì theo đuổi mảng phim này, một phần vì giá trị văn hóa của nó, một phần các nhà làm phim cho rằng đó là cái duyên, cái nợ của họ.

Phạm Hồng Ánh, diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất phim tài liệu chia sẻ, đã xác định làm phim tài liệu thì đừng nghĩ đến việc đem lại lợi nhuận. Quan trọng là câu chuyện mình kể trong phim đã hấp dẫn, thu hút được khán giả và thể hiện hết giá trị của nó hay chưa.

Cách đây mấy năm, Đào Thanh Hưng, nhà làm phim tài liệu đã chia sẻ với báo chí rằng, anh sẽ không làm phim tài liệu nữa. Tuy nhiên, bộ phim “E910, giảng đường trên mây” của anh công chiếu vào mùa hè năm 2017 đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của khán giả, và đã có thành công nhất định. Nhà làm phim Thanh Hưng cho biết, có lẽ đó là cái duyên, cái nợ của anh đối với phim tài liệu.

“Làm phim tài liệu thực sự gian nan, vất vả, có những bộ phim không có nhà đầu tư, anh em trong đoàn phải tự bỏ tiền túi ra để sản xuất phim phục vụ cho khán giả. Đã có lúc khó khăn đến nỗi phải "cắm" sổ đỏ để tiếp tục làm phim”, nhà làm phim Đặng Hồng Giang chia sẻ.

Dương Thành

Tin khác

Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

(CLO) Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện lễ khai mạc Ngày Sách và Văn Hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 với vai trò Đại sứ văn hóa đọc TP.HCM.

Đời sống văn hóa
Công bố tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT nghề thủ công mỹ nghệ

Công bố tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT nghề thủ công mỹ nghệ

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19/4/2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (NSND), Nghệ nhân ưu tú (NSƯT) trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Đời sống văn hóa
Kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa

Kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa

(CLO) Tối 19/4, tại Đình Ngự Triều Di Quy - Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đông Anh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1085 năm Đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024).

Đời sống văn hóa
Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề 'Giữ nghề xưa trên phố'

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố"

(CLO) Chiều 19/4 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra chương trình khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách 'Thưởng thức triết học'

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách "Thưởng thức triết học"

(CLO) Nhân dịp bộ sách Thưởng thức triết học ra mắt độc giả Việt Nam, ngày 20/4 tới đây tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng và Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt bộ sách với chủ đề "Mỗi đứa trẻ là một triết gia".

Đời sống văn hóa