Phan Vũ - Một lãng tử rực rỡ cuồng si

Thứ tư, 25/04/2018 11:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong buổi tọa đàm “Em ơi Hà Nội phố” nhân dịp ra mắt tập thơ “Ta còn em” của tác giả Phan Vũ diễn ra vào chiều ngày 24-4, tại Trung tâm văn hóa Pháp L'space (24 Tràng Tiền, Hà Nội), nhà văn Trương Quý đã nhận định "Thơ Phan Vũ nghiêng về truyền thống, giàu tính tự sự, mạnh về hình ảnh và cảm xúc, đòi hỏi khả năng quan sát tinh tế trong việc thể hiện thành câu chữ".

Báo Công luận
 Nhà thơ Phan Vũ.

Buổi tọa đàm đã trao đổi, bình luận về cuộc đời, sự nghiệp và những tác phẩm của nhà thơ Phan Vũ. Hầu hết mọi người biết về cuộc sống của ông nhiều hơn là nói về thơ ông. Họ biết chuyện ông 80 tuổi mặc áo phông, quần bò rách phóng xe vèo vèo trên phố, chuyện ông 73 tuổi vẫn lấy cô vợ 37 tuổi, chuyện đã có rất nhiều người tình đi qua cuộc đời ông... Về sáng tác, ngoài tập thơ “Em ơi! Hà Nội phố” thì hầu như các tập thơ khác của ông không được nhiều người biết đến.

Năm 2008 đã từng có một tập thơ của Phan Vũ được in, do bạn bè yêu mến ông làm, phần mỹ thuật đơn sơ, số lượng in hạn chế nên nhiều người không biết đến sự tồn tại của nó.

Mới đây, Nhã Nam đã xuất bản tập thơ “Ta còn em” của Phan Vũ, với hy vọng đời sống biết đến rõ hơn một Phan Vũ “thơ” ngoài cái chất lãng tử của nghệ sĩ.

“Ta còn em” được chia làm hai phần, phần Trường ca là bài thơ “Em ơi! Hà Nội phố” nổi tiếng, bài thơ được nhạc sĩ Phú Quang lấy ra 21 dòng thơ trong bài thơ 24 khổ 443 câu để phổ thành bài hát. Phần Thơ gồm 32 bài thơ, viết rải rác trong khoảng thời gian 1956 cho tới những năm gần đây.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên kể lại, năm 1972, B52 dội bom xuống Hà Nội trong suốt 12 ngày đêm, Phan Vũ lo sợ bom đạn có thể hủy diệt Hà Nội, tất nhiên không thể hủy diệt kinh thành, lịch sử, văn hóa Hà Nội nhưng ông muốn ghi lại Hà Nội thời ấy bằng những con chữ. Em ơi Hà Nội phố như là một bức tranh liên hoàn, nhiều cảnh, nó hiện lên với vẻ đẹp lộng lẫy và hoành tráng.

Trường ca "Em ơi! Hà Nội phố" đã vẽ nên một bức tranh Hà Nội rộng lớn mà sâu thẳm, bi tráng mà dịu dàng và gợi lên một nỗi niềm da diết không dứt. Phan Vũ không sinh ra ở Hà Nội, chỉ sống ở Hà Nội vài năm, phần lớn cuộc đời ông ở Sài Gòn nhưng chỉ qua bản trường ca này thôi đã khiến Phan Vũ mãi mãi trở thành nhà thơ của Hà Nội.

Nhà văn Hoàng Quốc Khải qua bài thơ "Em ơi! Hà Nội phố", ông thấy được tình yêu sâu đậm mà Phan Vũ dành cho Hà Nội, “chỉ một người yêu Hà Nội đến đắm say mới có thể viết được một Hà Nội tự nhiên đến thế. Có thể Hà Nội không biết đến Phan Vũ nhưng Phan Vũ không thể thiếu Hà Nội”.

Điểm độc đáo của Phan Vũ nữa là ông làm thơ với tư duy hội họa. Thơ Phan Vũ chỉ xoay quanh ba chủ đề là tình yêu, các câu chuyện về thế sự và những bức chân dung tự họa bằng thơ. Qua bài thơ “Bình vỡ” được ông viết đầu tiên năm 1956 ta có thể thấy tư duy hội họa rất mạnh mẽ trong thơ của ông.

Nhà thơ Phan Vũ sinh năm 1926. Ông là nhà thơ, nhà viết kịch, là tác giả của nhiều tác phẩm được công chúng ái mộ: tập thơ Hà Nội – Phố, kịch “Lửa cháy lên rồi” (giải Nhì của Hội Văn nghệ Việt Nam, 1955), Thanh gươm và Bà mẹ, kịch bản phim “Dòng sông âm vang”,… 

Bên cạnh đó ông từng đạo diễn các phim "Bí mật thành phố cấm", "Như một huyền thoại…". Nhiều năm trở lại đây, người ta lại biết đến Phan Vũ nổi bật trong vai trò của một họa sĩ, ông đã có không ít các cuộc triển lãm tranh ở trong và ngoài nước.

Tôi có một chiếc bình

vẫn để không

trong góc phòng

Im lìm lặng lẽ

như một nỗi cô đơn tĩnh vật

trinh nguyên

Một chiếc bình màu xanh

ngóng mong một bông hoa thẫm đỏ

Ông có cảm thức hội họa từ sớm nhưng cuộc đời đưa cho ông một lối đi riêng, một đạo diễn điện ảnh. Ở tuổi 70 khi người ta hầu hết đang gói ghém lại cuộc đời để chuẩn bị cho một lần ra đi mãi mãi thì Phan Vũ mới bắt đầu cầm cọ và vẽ mê mải như để thỏa niềm khao khát dồn nén từ lâu.

Nhà văn Trương Quý, người có nhiều năm tìm hiểu về các bài văn, thơ viết về chủ đề Hà Nội cho rằng: “Em ơi! Hà Nội phố” của Phan Vũ có thể xếp ngang với trường ca “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi.

Thơ Phan Vũ nghiêng về truyền thống, giàu tính tự sự, mạnh về hình ảnh và cảm xúc, đòi hỏi khả năng quan sát tinh tế trong việc thể hiện thành câu chữ”.

Tập thơ “Ta còn em” của nhà thơ Phan Vũ chính là một cuộc tự họa lớn của ông để độc giả nhìn vào đó có thể nhìn thấy ông là một “lãng tử rực rỡ cuồng si”.

Thu Huyền

Tin khác

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa
Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

(CLO) Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ khai mạc ngày 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, tại TP Cao Lãnh.

Đời sống văn hóa
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

(CLO) Sở GTVT Quảng Ninh đề nghị không cấp phép cho các tàu du lịch trên biển đón khách du lịch xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024, để bảo đảm an toàn.

Đời sống văn hóa
Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

(CLO) Bộ tem “Hà Nội 12 mùa hoa” ứng với 12 tháng trong năm với các loài hoa được phỏng theo lời bài hát "Hà Nội 12 mùa hoa" của nhạc sĩ Giáng Son.

Đời sống văn hóa