Vàng son một thuở

Chủ nhật, 08/04/2018 10:47 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bối cảnh những năm đầu thế kỷ 20, việc chọn in những tác phẩm văn học phản ánh đời sống hiện thực xã hội đã đưa đến đánh giá rằng: Nhà xuất bản Mai Lĩnh có nhiều đóng góp cho việc tuyên truyền lòng yêu nước, quảng bá nền văn học dân tộc.

Báo Công luận
NXB Mai Lĩnh đã đóng góp nhiều công vào việc khai trí những năm đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam. 

Tọa đàm tháng Tư đã được Câu lạc bộ người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng tổ chức với chủ đề: “Nhà xuất bản Mai Lĩnh, vàng son một thuở” tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). 

 Tham gia buổi tọa đàm có các nhà phê bình, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà xuất bản, con cháu từ Nam ra Bắc của dòng họ Đỗ.

Nhà xuất bản Mai Lĩnh được sáng lập bởi nhà nho Đỗ Văn Phong, quê làng Xuân Mai, huyện Kim Anh, tỉnh Phú Yên, nay thuộc huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Cụ Phong là một nhà nho gia thế bậc trung lưu, kiến thức sâu, bang giao rộng, sớm có lòng yêu nước, nên sớm tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và Đàn Thiện.

Cái tên Mai Lĩnh được ghép bởi hai chữ làng Mai và núi Lĩnh nơi cố hương của cụ như để nhắc nhở con cháu đời đời không được quên quê hương xứ sở. Mai Lĩnh còn mang nghĩa là tổ tiên mãi hưng thịnh và phát tiết lâu dài.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Mai Lĩnh sớm quy tập được các nhà báo, nhà văn xuất sắc đương thời cộng tác như: Phùng Bảo Thạch, Lan Khai, Tam Lang, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Phạm Tất Đắc, Nguyễn Triệu Luật, Vũ Bằng…

Các tác phẩm văn học có giá trị của các nhà văn tiêu biểu được xuất hiện lần đầu tại từ Nhà xuất bản Mai Lĩnh như: Tắt đèn (Ngô Tất Tố),1939; Làm đĩ (Vũ Trọng Phụng),1939; Việc làng, Lều chõng (Ngô Tất Tố), 1941; Ngọn đèn dầu lạc (Nguyễn Tuân), 1941...

Nhiều sách nghiên cứu có giá trị, được ra đời từ Nhà xuất bản Mai Lĩnh như: Phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim, Việt Nam văn học tập 1, tập 2; Mặc Tử; Kinh dịch (Ngô Tất Tố), 1940,1942, 1943; Nguyễn Tường Tộ; Những trang sử vẻ vang (Nguyễn Lân), 1942, 1943; Nhân cách phụ nữ (Nguyễn Lương Bích), 1942; Trẻ con hát trẻ con chơi (Nguyễn Văn Vĩnh), 1943…

Hàng loạt truyện trinh thám ăn khách của Phạm Cao Củng như: Bóng người áo tím, Đám cưới Kỳ phát, Đôi hoa tai của Bà Chúa… Ngoài ra, còn hàng chục đầu sách của Phạm Cao Củng, ký bút danh Văn Tuyển cũng được Mai Lĩnh cho ra đời.

Hiện tại ở Thư viện Quốc gia lưu trữ 149 cuốn sách của Nhà xuất bản Mai Lĩnh, 90 cuốn tài liệu lưu dạng điện tử, 59 cuốn bản giấy. Cuốn sách được in sớm nhất là năm 1925, còn lại được in trong những năm 1930 – 1944, có 4 cuốn được in trong năm 1951 – 1954.

Nhà văn Vũ Từ Trang chia sẻ: “Nhà xuất bản Mai Lĩnh tập trung xuất bản những cuốn sách mang tư tưởng chống chế độ thực dân và phong kiến. Sách của nhà Mai Lĩnh ủng hộ những người lầm than, nghèo khổ bị bóc lột. Chính vì quan điểm này, nhà xuất bản Mai Lĩnh đã nhiều lần bị các nhà cầm quyền đương thời nhắc nhở, đe dọa. Cuốn “Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố vừa in ra đã bị cấm lưu hành. Cuốn “Làm đĩ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng cũng bị thu hồi. Phải đương đầu với nhiều sự kiểm duyệt gay gắt, Nhà xuất bản Mai Lĩnh vẫn giữ quan điểm: “Cái gì có lợi cho dân trí, là in, là xuất bản”.

Phác thảo về nhà xuất bản Mai Lĩnh, nhà báo Kiều Mai Sơn nói: “So sánh các nhà xuất bản như Đời Nay, Tân Dân, Hàn Thuyên với nhà xuất bản Mai Lĩnh thấy rõ ràng hướng đi là khác nhau. Nhà Mai Lĩnh tập trung xuất bản những cuốn sách mang tư tưởng chống chế độ thực dân và phong kiến, là sách chống cường quyền. Có Nhà xuất bản Mai Lĩnh mới xuất bản được những cuốn sách văn học, văn hóa nghệ thuật giá trị đến ngày nay”.

Tồn tại chưa được 10 năm (1936 – 1944), nhưng dấu ấn của Nhà xuất bản Mai Lĩnh không bao giờ có thể phai mờ, góp phần nâng cao dân trí, mang lại những giá trị tốt đẹp cho văn học nghệ thuật Việt Nam.

Hoàng Ngọc

Tin khác

Chiêm ngưỡng hàng sao đen trăm tuổi ở phố Lò Đúc (Hà Nội)

Chiêm ngưỡng hàng sao đen trăm tuổi ở phố Lò Đúc (Hà Nội)

(CLO) Những cây sao đen trên phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được trồng từ thời Pháp có tuổi đời khoảng 120 năm mang nhiều giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen quý hiếm, gắn bó từ rất lâu với người dân Thủ đô.

Đời sống văn hóa
Hoa sơn tra đua nhau bung nở giữa núi rừng Tây Bắc

Hoa sơn tra đua nhau bung nở giữa núi rừng Tây Bắc

(CLO) Cánh rừng sơn tra ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La đang đua nhau bung nở rực sáng khắp các bản làng. Từ thung lũng đến triền núi đều được bao phủ một lớp màu trắng muốt như điểm tô thêm bức tranh đa sắc màu của miền núi rừng Tây Bắc.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc Chương trình biểu diễn dân gian Holi của người Ấn Độ tại Hà Nam

Đặc sắc Chương trình biểu diễn dân gian Holi của người Ấn Độ tại Hà Nam

(CLO) Tối 28/3, tại Khu du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng), UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ qua Chương trình biểu diễn dân gian Holi.

Đời sống văn hóa
Hàng nghìn người tham dự lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn

Hàng nghìn người tham dự lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn

(CLO) Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng diễn ra tại chùa Quán Thế Âm trong 4 ngày từ 26 đến 29/3.

Đời sống văn hóa
Tôn vinh những cống hiến của các nghệ nhân, nghệ sỹ TP Hồ Chí Minh

Tôn vinh những cống hiến của các nghệ nhân, nghệ sỹ TP Hồ Chí Minh

(CLO) Tối 28/3, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ tôn vinh Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2024”.

Đời sống văn hóa