Vở cải lương “Thầy Ba Đợi” sắp công diễn tại Hà Nội

Thứ sáu, 18/05/2018 20:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi diễn tại TP.HCM và Long An, vào ngày 27-28/5, vở cải lương “Thầy Ba Đợi” mừng 100 năm sân khấu Cải lương Việt Nam sẽ công diễn tại Hà Nội.

Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đài Tiếng nói Việt Nam; Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương; Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam chỉ đạo thực hiện. Đây là công trình nghệ thuật kỷ niệm 1 thế kỷ hình thành và phát triển của Nghệ thuật Sân khấu Cải lương Việt Nam.

Báo Công luận
Các nghệ sĩ tham gia vở cải lương "Thầy Ba Đợi". Ảnh: nguồn internet 

Nghệ thuật Sân khấu Cải lương được cho là hình thành về căn bản vào năm 1918 với tuyên ngôn “Cải tục, duy tân, lương tri tâm điền”. Đến năm 1920, với câu liễn treo ở cửa rạp hát Tân Thịnh “Cải cách hát ca theo tiến bộ/ Lương truyền tuồng tích sánh văn minh”, thì cái tên Cải lương của một bộ môn sân khấu dân tộc mới được biết đến rộng rãi.

Nghệ thuật Sân khấu Cải lương từ đó đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nhưng câu ca tiếng nhạc Cải lương sẽ mãi mãi in sâu trong tâm hồn của mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân Nam bộ cũng như đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc. Sân khấu cải lương gắn liền tên tuổi nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: Năm Phỉ, Phùng Há, Bảy Nhiêu, Năm Châu... Trong giai đoạn những năm 1930, loại hình nghệ thuật này lan truyền ra ngoài Bắc. Một số tác phẩm cải lương nổi tiếng từng ghi dấu ấn như: Đời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt, Lan và Điệp, Hoa Mộc Lan, Tiếng hạc trong trăng...

“Thầy Ba Đợi” là vở cải lương do PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ viết kịch bản văn học, soạn giả Hoàng Song Việt - Phạm Văn Đằng chuyển thể cải lương, NSƯT Triệu Trung Kiên - Lê Trung Thảo dàn dựng. Đây đồng thời là vở diễn đầu tiên quy tụ hơn 60 nghệ sĩ hai miền Nam - Bắc tham gia.

Vở diễn lấy cảm hứng từ cuộc đời, sự nghiệp gìn giữ nghệ thuật truyền thống của nhạc sư Nguyễn Quang Đại. Ông là quan dạy nhạc của triều Nguyễn. Khi vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp đày sang châu Phi, Quang Đại lưu lạc ở Nam Kỳ. Tại đó, ông dạy nhạc Lễ - lối hát chỉ dùng trong cung đình - phát triển rộng rãi ra ngoài nhân dân, rồi cùng thế hệ học trò cải biên, sáng tác và hệ thống hóa để dần hình thành nên âm nhạc tài tử Nam bộ với cốt lõi 20 nhạc phẩm. Về sau đờn ca tài tử Nam bộ chuyển thành hình thức ca ra bộ (ca có động tác kèm theo) rồi đến nghệ thuật cải lương.

Báo Công luận
 Một cảnh trong vở cải lương "Thầy Ba Đợi". Ảnh: nguồn internet

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ là tác giả kịch bản văn học của vở cải lương “Thầy Ba Đợi”. NSND Trần Ngọc Giàu chỉ đạo nghệ thuật với sự tham gia của 60 nghệ sĩ, diễn viên của 3 miền đang hoạt động tại Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang như: Nghệ sĩ Nhân dân Vương Hà, Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Đạt, Nghệ sĩ Ưu tú Xuân Vinh, NSƯT Quế Trân...  Vở diễn “Thầy Ba Đợi” đã được công diễn tại TP.HCM và Long An vào tháng 4.

Vở diễn “Thầy Ba Đợi” được xây dựng nhằm tôn vinh công trạng của các bậc tiền nhân, đã lưu giữ, bảo tồn và phát triển di sản âm nhạc dân tộc. Vở diễn có sử dụng thủ pháp hư cấu nghệ thuật do tư liệu để lại về cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sư Nguyễn Quang Đại không nhiều. Ê-kíp sáng tạo đã cố gắng để những chi tiết hư cấu gần nhất so với sự thật lịch sử đã bị ẩn khuất.

"Thầy Ba Đợi" sẽ được biểu diễn tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) vào các ngày 27 và 28/5./.

B.V

Tin khác

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Chuẩn bị cho năm du lịch 2024, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, chuẩn bị cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt nhất cho du khách khi tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Đời sống văn hóa
Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Gienève (21/7/1954-21/7/2024), sáng nay 25/4, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt".

Đời sống văn hóa
Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa
Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 sử dụng nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa với các yếu tố lịch sử, văn hóa để làm nổi lên các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa