14 nhân viên bị tinh giản biên chế, chưa làm đã vướng mắc

Thứ ba, 22/05/2018 15:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo phản ánh của người lao động thì hậu quả lại bắt nguồn từ cái sai của lãnh đạo Sở LĐTBXH tỉnh Hải Dương và Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh Hải Dương trước đó. Thay vì phải hướng dẫn, tạo điều kiện giúp những lao động hợp đồng 68 có đủ điều kiện chuyển sang ngạch viên chức theo quy định, thì Sở lại liên tiếp tuyển dụng nhiều người mới ở ngoài vào biên chế ngạch viên chức tại Trung tâm...

Ngày 01/01/2018 Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh Hải Dương, bà Nguyễn Minh Thúy đã triệu tập cuộc họp thông báo ngừng chi trả lương đối với 14 nhân viên thuộc diện lao động hợp đồng không xác định thời hạn của Trung tâm kể từ ngày 01/01/2018. 

Lập tức các nhân viên bị nghỉ việc đã phản đối gay gắt ngay trong cuộc họp, sau đó đã ủy quyền cho ông Đinh Hồng Phong (một nhân viên trong nhóm người lao động bị nghỉ việc) làm đơn kiến nghị lên Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Sở LĐTBXH tỉnh Hải Dương đề nghị xem xét giải quyết quyền được có công việc ổn định đúng theo tinh thần nội dung Thông báo 976 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định 2479 của UBND tỉnh Hải Dương.

Báo Công luận
Báo Công luận

Được biết, Nhà khách Hồ Côn Sơn  thành lập năm 1998 trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy Hải Dương. Ngày 15/1/2013, UBND tỉnh quyết định chuyển nguyên trạng (con người và cơ sở vật chất) của Nhà khách Hồ Côn Sơn sang thành lập Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh Hải Dương trực thuộc Sở LĐTB&XH tỉnh.

Trong số CBNV từ Nhà khách có 14 lao động (nói ở trên) thuộc dạng hợp đồng lao động theo Nghị định 68 của Chính phủ và thuộc danh sách giảm biên theo đề án sắp xếp lại tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh giai đoạn 2016-2021.

Thông báo số 976-TB/TU ngày 18/10/2013 của Thường vụ Tỉnh ủy và quyết định số 2479-QĐ/UBND ngày 28/10/2013 của UBND tỉnh Hải Dương đã ghi rõ: “Sở Lao động, Thương binh và xã hội tiếp nhận nguyên trạng cơ sở vật chất, tài sản, vốn quỹ, công nợ (nếu có), cán bộ, lao động của Nhà khách Hồ Côn Sơn để thực hiện nhiệm vụ điều dưỡng, chăm sóc người có công của tỉnh; đồng thời tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trước đây của Nhà khách Hồ Côn Sơn…”

Nếu như sự việc chỉ có vậy thì cũng không có vấn đề gì lớn, bởi việc tinh giản biên chế ắt phải có “người ở lại, người ra đi”, nhưng theo phản ánh của người lao động thì hậu quả lại bắt nguồn từ cái sai của lãnh đạo Sở và Trung tâm trước đó.

 Đó là khi tiếp nhận chỉ đạo “chuyển giao nguyên trạng” Nhà khách về Trung tâm, thay vì phải hướng dẫn, tạo điều kiện giúp những lao động hợp đồng 68 có đủ điều kiện chuyển sang ngạch viên chức theo quy định, thì Sở LĐTBXH tỉnh Hải Dương lại để mặc số lao động này và liên tiếp tuyển dụng nhiều đối tượng mới ở ngoài vào biên chế ngạch viên chức tại Trung tâm.

 Nhiều người không có chuyên môn vẫn được tuyển, trong khi đó 14 lao động hợp đồng 68 họ đã gắn bó với Nhà khách, với Trung tâm người ít cũng đến hơn chục năm, tất cả đều vững vàng chuyên môn, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao hàng năm, được tặng Giấy khen, Bằng Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở…, đến nay phải nghỉ việc họ có cảm giác như bị chính những người “đến sau” đuổi ra khỏi nhà mình vậy.

Để xác minh thêm thông tin này, chúng tôi đã đến gặp Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Hải Dương, ông Vũ Doãn Quang. Ông Quang thừa nhận có sự việc trên đồng thời cho rằng trách nhiệm đó thuộc về người tiền nhiệm (tức ông Lưu Văn Bản - Bí thư Thị ủy Chí Linh, nguyên Giám đốc Sở).

 Trước đó, vụ “một Sở 46 CBNV thì có đến 44 lãnh đạo” đã nổi lên như một “hiện tượng xã hội” và báo chí đã tốn rất nhiều giấy mực, thanh tra Chính phủ “vào cuộc” làm rõ việc “tiền nhiệm” tuyển dụng lao động, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức tràn lan. Về việc này trong năm 2017, ông Lưu Văn Bản đã phải chịu hình thức kỷ luật khiển trách.

Cũng do việc tuyển lao động, viên chức một cách tràn lan đã biến Trung tâm Điều dưỡng Người có công như một điểm để hợp thức hóa viên chức mới. Và “có cung ắt sinh cầu”, Trung tâm được cơ cấu với 5 phòng, tổng số CBNV có 32 lao động thì có đến 18 cán bộ lãnh đạo (gồm 3 giám đốc, phó giám đốc; 15 trưởng, phó phòng) - bình quân cứ mỗi nhân viên có hơn 1 người làm lãnh đạo; éo le thay, số lao động hợp đồng 68 (gồm 14 người) lại không nằm trong số đó mà đứng vào “diện” giảm biên lần này. 

Chẳng biết khi 14 lao động hợp đồng 68 này nghỉ việc hẳn thì dàn cơ cấu 18 lãnh đạo - 14 nhân viên sẽ hoạt động như thế nào, đó có có nằm trong đề án sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế hiệu quả ở Trung tâm hay không?

Liên quan đến đề án sắp xếp lại tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập, Sở LĐTBXH tỉnh Hải Dương sẽ còn phải sáp nhập một số đơn vị sự nghiệp, chuyển đổi một số đơn vị từ hưởng ngân sách sang tự chủ về chi thường xuyên… 

Tuy nhiên, vướng mắc còn rất nhiều cũng do hậu quả về nhân sự để lại. Việc sáp nhập Trung tâm Dạy nghề (đơn vị đang hoạt động tự chủ về tài chính) vào Trung tâm Giới thiệu việc làm (đơn vị hưởng ngân sách) chưa thực hiện đã có phản ánh không đồng tình từ phía người lao động (vấn đề này, chúng tôi sẽ có bài viết chuyên sâu).

Báo Công luận
 Một góc Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh Hải Dương

Vẫn biết, việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế, phát huy tính tự chủ của từng đơn vị sự nghiệp công lập là việc làm rất quan trọng và cần thiết; Nhà nước đã có chủ trương giao cho các tỉnh chủ động xây dựng thành đề án và triển khai tốt nhiệm vụ này. Tuy nhiên, việc sáp nhập các trung tâm hay giảm biên chế ở mỗi đơn vị cần phải được xem xét một cách thấu tình đạt lý. 

Có nên sáp nhập Trung tâm Dạy nghề vào Trung tâm Dịch vụ việc làm hay không khi còn rất nhiều ý kiến trái chiều? Chấm dứt hợp đồng lao động đối với 14 lao động hợp đồng 68 hay là tái cơ cấu lại chính Trung tâm Điều dưỡng Người có công theo hướng giảm cấp phòng, giảm biên chế lãnh đạo; tăng lao động trực tiếp làm chuyên môn… là những bài toán cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Báo điện tử congluan.vn sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.

Nguyễn Quân


Tin khác

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra