21 tỉnh, thành phố tham gia bộ mã truy xuất hàng hóa lưu thông tại Hà Nội

Thứ ba, 28/08/2018 13:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện đã có 21 tỉnh, thành phố tham gia để thống nhất bộ mã truy xuất khi sản phẩm hàng hóa lưu thông trên địa bàn TP.Hà Nội. Hệ thống này sẽ đảm bảo được sự minh bạch về thông tin nguồn gốc sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Báo Công luận
Chỉ cần smartphone người dân có thể biết được đường đi của sản phẩm mình cần mua  (Ảnh TL) 

Người dân Thủ đô có thể dùng smartphone kiểm tra quy trình sản xuất của DN

Thực tế hiện nay cho thấy, DN và người tiêu dùng trong nước chưa hiểu hết ý nghĩa của truy xuất nguồn gốc, chưa hiểu đúng bản chất của truy xuất nguồn gốc. Bên cạnh đó, các DN Việt, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu, xây dựng triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm.

Việt Nam với thế mạnh các sản phẩm nông - thủy sản xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới với số lượng ngày càng nhiều, do đó truy xuất nguồn gốc là yếu tố nền tảng quan trọng để tạo ra một chuỗi cung ứng an toàn, từ đó tạo sự tin tưởng cho khách hàng về những sản phẩm mang thương hiệu Việt.

Hà Nội là địa phương đi đầu trong việc áp dụng hệ thống thông tin điện tử về truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Cụ thể, Thành phố đang áp dụng sáng chế "Quy trình xác thực chống hàng giả", xây dựng hệ thống thông tin điện tử, sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà sản xuất chân chính.

Được biết, hiện đã có 21 tỉnh, thành phố hưởng ứng tham gia để thống nhất bộ mã truy xuất khi sản phẩm hàng hóa lưu thông trên địa bàn TP.Hà Nội. Hệ thống này sẽ đảm bảo được sự minh bạch về thông tin nguồn gốc sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Đây là một công cụ để thành phố có thể kiểm soát được các sản phẩm hàng hóa, người dân cùng tham gia kiểm soát để người sản xuất tự giác hơn.

 

Để truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm, nhiều ý kiến cho rằng điều quan trọng nhất vẫn là văn hóa tự chịu trách nhiệm cao nhất về sản phẩm, về những thông tin mà mình công khai trên hệ thống truy xuất hàng hóa của DN.

Ngoài sự tự giác của người sản xuất, sự vào cuộc của người dân để cùng tương tác, cùng kiểm tra, kiểm soát cũng là điều rất quan trọng. Điều này có tác động ngược trở lại, thị trường chính là mệnh lệnh cho nhà sản xuất, khi người tiêu dùng thông thái biết kiểm soát, biết tự bảo vệ mình, biết lựa chọn những sản phẩm chính hãng thì chắc chắn các nhà sản xuất sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất để có những sản phẩm đảm bảo chất lượng hiển thị trên hệ thống chung của toàn thành phố.

Bên cạnh đó, khi đã có sự vào cuộc của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý về mặt chất lượng thì việc người dân tham gia vào hệ thống này chính là người dân đã tự bảo vệ quyền lợi của mình. Đồng thời, những sản phẩm hàng hóa được công khai minh bạch trên hệ thống chính thống được chính quyền đứng ra giám sát thì sẽ có được sự tin tưởng cao hơn. 

Tại Hà Nội, người dân giờ đây có thể dùng smartphone kiểm tra các quy trình sản xuất của DN và có sự so sánh rất công bằng giữa các sản phẩm cùng một chủng loại trên cùng một hệ thống với những giá cả phù hợp nhất. “Khi chính quyền cùng DN và người dân xây dựng một hệ thống tương tác để quản trị chính quyền, quản trị DN thì tôi cho rằng đây chính là một thành công rất lớn của UBND TP. Hà Nội trong việc đi đầu cả nước ứng dụng khoa học công nghệ để quản lý an toàn thực phẩm, quản lý thương mại, chính quyền điện tử...” - Bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Trung tâm DN hội nhập và phát triển nhấn mạnh.

Báo Công luận
Nhiều DN và người tiêu dùng trong nước chưa hiểu hết ý nghĩa của truy xuất nguồn gốc sản phẩm (Ảnh TL) 
 

Sẽ tạo công cụ kỹ thuật quản trị sản phẩm an toàn thực phẩm

Nhiều ý kiến lo ngại cho rằng, bên cạnh những DN làm ăn chân chính, sẵn sàng cung cấp thông tin một cách minh bạch thì nhiều DN vẫn giữ thói “chộp giật”, che giấu thông tin để lừa dối trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy có cách gì để đảm bảo thông tin nhập vào hệ thống được chính xác?

Về vấn đề này, bà Phạm Thị Lý cho biết, trước khi DN được mở tài khoản trên hệ thống của TP. Hà Nội thì DN đã phải đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm do thành phố quy định. Trước mắt, TP. Hà Nội đang tạo ra một công cụ về kỹ thuật để bắt đầu quản trị được sản phẩm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, khi có sự cố xảy ra thì còn biết quy về đâu, tìm về ai và truy xuất làm sao để quy được trách nhiệm. Tiếp đến là cần sự vào cuộc rất sâu của cơ quan chuyên môn quản lý chất lượng.

“Nếu DN, người sản xuất không tự giác, không có văn hóa tự chịu trách nhiệm về mình thì có nghĩa họ đang tự đào thải chính mình. Có thể nói, trong một giai đoạn dài thực hiện việc truy xuất nguồn gốc, chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là chúng tôi phải đối mặt với sự không tự giác của DN, sự thiếu tôn trọng chính mình của DN. Nhiều sản phẩm của các DN khi tham gia chương trình chúng tôi đã phải góp ý và chia sẻ rất nhiều, đồng thời mở các lớp đào tạo, tập huấn để có thêm sự tự giác về phía DN” - bà Phạm Thị Lý chia sẻ.

Nguyễn Mạnh

Tin khác

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp