5 điều nên cân nhắc trước khi dấn thân vào nghề báo

Thứ sáu, 03/04/2015 09:03 AM - 0 Trả lời

5 điều nên cân nhắc trước khi dấn thân vào nghề báo

Báo chí có thể là một trong những nghề nghiệp thú vị nhất trên thế giới nhưng trước khi xác định theo đuổi nghề báo, bạn có thể muốn nghe một vài kinh nghiệm làm nghề dưới đây.
 
 
 Báo Công luận  
Báo chí là nghề nghiệp thú vị nhưng cũng nhiều gian truân
 
5 bài học kinh nghiệm này được Adam Shookhye, nhà báo của ITV News Westcountry, một trong những kênh truyền hình tin tức lớn của Anh chia sẻ trên blog báo chí nơi anh làm việc. Đây là những kinh nghiệm rất thiết thực cho những ai định dấn thân vào nghề báo.
 
1. Bằng cấp và trường đại học đóng vai trò rất nhỏ
 
Tôi không có ý phủ nhận giá trị của bằng cấp và môi trường đào tạo, nhưng tôi muốn nói rằng trong cuộc đấu giữa kinh nghiệm làm việc và bằng cấp, kinh nghiệm sẽ luôn luôn thắng.
 
Trong bất cứ cuộc phỏng vấn nào tôi từng trải qua, bằng cấp của tôi rất ít khi được nhắc đến còn trường đại học của tôi thì thậm chí còn chưa bao giờ được đề cập trong các câu hỏi tuyển dụng.
 
Tôi muốn khuyên bạn hãy nên tìm kiếm một kinh nghiệm làm việc nào đó nếu bạn chưa thực sự chắc chắn 100% rằng bạn muốn trở thành nhà báo. Sở dĩ như vậy vì kinh nghiệm thực tế cũng chính là thứ những người theo đuổi nghề báo cần phải có khi họ đã cầm trong tay những tấm bằng học thuật liên quan đến báo chí.
 
2. Bạn sẽ có thể phải làm việc không công khi khởi nghiệp
 
Bất chấp những lời chỉ trích về việc ‘dạy nghề không trả lương’ của các tòa soạn, tất cả các nhà báo tôi biết đều đã từng phải làm việc không công khi họ mới bắt đầu khởi nghiệp. Trên thực tế, chính tôi cũng mất đến khoảng hai năm mới có được công việc được trả lương đàng hoàng đầu tiên.
 
Điều ấy thật không thú vị gì mấy, nhưng một trong những điều nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên khi họ bắt đầu làm việc là lòng đam mê và sự cống hiến. 
 
Làm việc không công chứng tỏ rằng bạn thật sự quan tâm đến nghề báo và không lựa chọn nó vì những lý do nào khác ngoài đam mê và mong muốn làm nghề. Một khi bạn sẵn sàng làm việc không công cũng chính là khi cánh cửa đến phòng làm việc chính thức của bạn ở tòa soạn đã được hé mở.
 
3. Một khóa học sau đại học về báo chí không đồng nghĩa với việc bạn sẽ được đảm bảo việc làm sau đó
 
Một trong những điều tuyệt vời của những khóa học sau đại học là bạn có được những kinh nghiệm thực hành từ đó. Khóa học có thể dạy bạn nhiều kỹ năng nghề nghiệp quan trọng để trở thành nhà báo và đồng thời, cho bạn nhiều mối quan hệ với ‘đúng người’ bạn cần nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ được đảm bảo nghề nghiệp sau đó.
 
Trên thực tế, rất nhiều người có được việc làm trong tòa soạn mà không có bất cứ một bằng cấp ‘đáng giá’ nào. 
 
Cho nên, dù cho bạn đã tốt nghiệp một khóa học sau đại học về báo chí nào đó hay không đi chăng nữa, bạn phải tách bạch những ‘phẩm giá’ ấy ra và chiến đấu để giành được công việc mà bạn mong muốn. Bạn mới chỉ học mà chưa từng từng làm một công việc báo chí thực thụ nào cả thì đừng dại mà đem bằng cấp ra "dọa" các tòa soạn.
 
4. Mỗi người có một cách vào nghề khác nhau
 
Không có cuốn cẩm nang nào để đảm bảo 100% bạn sẽ trở thành nhà báo. Một số người có thể trưởng thành chỉ sau vài tháng làm việc nhưng cũng có những người lết bết suốt nhiều năm.
 
Tôi nhớ cuộc nói chuyện với một người bạn trong cùng khóa học sau đại học với tôi nhiều năm trước, anh ta nói anh ấy kiếm được việc làm chính thức chỉ 3 tháng sau khóa học trong khi tôi mất đến 2 năm. Và không chỉ tôi, nhiều người bạn đồng khóa với tôi còn mất nhiều thời gian hơn cả con số 2 của tôi nữa.
 
Nhưng, ai mà thèm quan tâm kia chứ? Nên nhớ rằng, so sánh ‘bước đi công danh’ của bạn với người khác là một trong những việc tồi tệ nhất mà bạn có thể làm. Thay vì việc ngó nghiêng (và thậm chí có thể có chút đố kỵ), hãy tập trung vào cuộc hành trình làm nghề của chính bạn để làm tốt hơn mỗi ngày.
 
5. May mắn có thể đóng vai trò đáng kể trong báo chí
 
Không có bất cứ quy tắc nào về may mắn trong báo chí. Bạn có thể không tin nhưng có một sự thật là rất nhiều người có được công việc báo chí của họ chỉ vì họ ở đúng địa điểm cần thiết và đúng thời gian cần thiết.
 
Đôi khi, mọi thứ không theo ý của bạn. Tôi đã từng 2 lần may mắn có được cuộc hẹn phỏng vấn với những nhân vật đang ở nước ngoài. Thật may mắn, đúng không? Không hoàn toàn. 
 
Ngay sau khi được đồng ý phỏng vấn qua Skype, cả hai cuộc phỏng vấn đó đều trở nên tồi tệ vì đường truyền kém, mặc dù ngay trước lúc đó, tôi đã kiểm tra và đường truyền vẫn ổn. Thế đấy, thưa bạn đọc, tác nghiệp báo chí đôi khi rất ‘hên xui’ là vì vậy.
 
Một trong những chìa khóa đưa bạn đến thành công khi bạn làm báo đó là hãy kiên nhẫn và mở lòng để cơ hội tự tìm đến với bạn. Đừng chán nản và thử tìm cách để tạo ra may mắn cho chính bản thân mình.
 
Theo Infonet 

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn