“Sông núi trên vai” – Dịch thế nào cho đúng?

Thứ tư, 20/02/2019 15:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dịch cụm từ “Sông núi trên vai” từ tiếng Việt sang tiếng Anh là “Mountains and rivers on the shoulder” là hay hay dở? Đạt hay chưa đạt? Nhiều ý kiến xôn xao có ý chê cách dịch này còn “thô” khi nó xuất hiện trên chiếu thơ Nguyên tiêu vừa qua.

Ngày Thơ Việt Nam năm nay có sự tham gia của 200 đại biểu đến từ gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Do vậy, việc chuyển ngữ tiếng Việt sang tiếng Anh – một ngôn ngữ mang thông lệ quốc tế là điều cần thiết.

Nguyên nhân của các phê phán việc dịch cụm từ “sông núi trên vai” này xuất phát từ việc cỗ máy dịch của Google đã chuyển ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh gần giống với phần văn bản được sử dụng trong Ngày Thơ Việt Nam 2019.

Bản dịch bằng máy dịch của Google. Ảnh: V.H

Bản dịch bằng máy dịch của Google. Ảnh: V.H

Về mặt ngữ nghĩa, theo nghĩa đen, nói “sông núi” ai cũng hiểu, cũng biết là sông, là núi. Trong trường hợp nói “sông núi trên vai” thì nghĩa là nhắc đến tính trách nhiệm hoặc sứ mệnh của một người đối với đất nước. Cách dùng từ này khá phổ biến và hoàn toàn không phức tạp về ngữ nghĩa dù trong văn nói hay văn bản viết, kể cả trong các văn bản cổ như trường hợp “gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo” (Truyện Kiều).

Tuy vậy, chuyển ngữ là một câu chuyện khác. Các yêu cầu cơ bản của việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác thường đặt ra ba yếu tố: Tín – Bản dịch trung thành với bản gốc; Đạt – Đảm bảo không có thiếu sót; Nhã – Cách sử dụng từ ngữ phải mềm mại theo nhiều tầng ngữ nghĩa.

Báo Công luận

"Sông núi trên vai" tại Ngày Thơ Việt Nam 2019.

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo & Công luận về cách dịch cụm từ “sông núi trên vai” thành “mountains and rivers on the shoulder”, ông Tạ Quang Đông – một chuyên gia ngôn ngữ Anh, cho biết: “Cách dịch như vậy không phải là toàn bích, nhưng dịch văn chương khó chuyển tải được toàn bộ cả ý nghĩa và hình ảnh tu từ. Tiếng Việt giàu tính biểu cảm, khi dịch sang tiếng Anh rơi rụng nhiều. Nếu cố giữ tính hình ảnh thì giảm bớt mất nghĩa. Nếu bám nghĩa, bỏ hình ảnh, thì khô không khốc, hoặc nhàm, sáo”. Ông Đông nói: Như vậy thì “còn gì là văn chương?

Nếu thay “mountains and rivers” thành “motherland/homeland/fatherland” thì đại biểu quốc tế sẽ hiểu ngay, nhưng mất đi vẻ đẹp tu từ, thực sự là thường và có thể nói là nhàm. Khó có cách nào tốt hơn là để nguyên “mountains and rivers”. Dịch như thế còn thêm giá trị là để cho các quan khách hiểu tư duy hình ảnh của người Việt.

Trên trang cá nhân, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói: “Người nước ngoài có hiểu nghĩa câu này không? Tôi có hỏi một số nhà thơ nước ngoài, họ nói họ biết đó là một câu nói đầy tính biểu tượng, nó thuộc về cách nói của một vùng văn hóa, cho dù họ có thể không hiểu hết nghĩa. Cũng như có những câu của nước ngoài chúng ta cũng chỉ cảm nhận ở mức độ nào đó nội dung chứa đựng trong đó mà không hiểu hết được. Tôi cũng hỏi họ về phần tiếng Anh, họ nói câu đó thì cần thêm số nhiều (S) vào từ SHOULDER vì thông thường người ta nói thế và viết thế. Chỉ khi nói cụ thể tôi gánh trên vai trái hay vai phải mới dùng số ít”.

Văn chương nước nhà từng chứng kiến nhiều “thảm họa dịch thuật” nên không khó để lý giải vì sao chỉ một cụm từ dịch y như “dịch máy” đã gây quan tâm và nhiều tranh cãi. Tuy vậy, phần đông ý kiến của các nhà văn, nhà thơ và các nhà ngôn ngữ đều đồng tình với việc chuyển ngữ “sông núi trên vai” thành “mountains and rivers on the shoulder”.

Tử Hưng

Tin khác

Gặp gỡ các tác giả viết cho Thiếu nhi tại TP Hải Dương

Gặp gỡ các tác giả viết cho Thiếu nhi tại TP Hải Dương

(CLO) Ngày 27/3, đại diện Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng đã gặp gỡ hội viên Chi hội Văn học, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương, giới thiệu Giải thưởng văn học Kim Đồng lần thứ Nhất.

Đời sống văn hóa
Dùng công nghệ để “xuất khẩu” hát Xoan ra thế giới

Dùng công nghệ để “xuất khẩu” hát Xoan ra thế giới

(NB&CL) Lần đầu tiên, những người yêu hát Xoan từ khắp nơi trên thế giới có thể tiếp cận những làn điệu Xoan cổ một cách bài bản, có hệ thống bằng các phương tiện công nghệ. Đây là kết quả quan trọng nhất của dự án “Giới thiệu di sản âm nhạc hát Xoan” của nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cùng cộng sự.

Đời sống văn hóa
Tuyệt tác âm nhạc của Rachmaninoff lần đầu công diễn tại Việt Nam

Tuyệt tác âm nhạc của Rachmaninoff lần đầu công diễn tại Việt Nam

(CLO) Những giai điệu tuyệt đẹp trong âm nhạc cổ điển của nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff sẽ được phủ khắp khán phòng của Nhà hát Hồ Gươm.

Đời sống văn hóa
Hơn 2.000 tác phẩm dự Liên hoan ảnh nghệ thuật Nam Trung Bộ và Tây Nguyên năm 2024

Hơn 2.000 tác phẩm dự Liên hoan ảnh nghệ thuật Nam Trung Bộ và Tây Nguyên năm 2024

(CLO) Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ 29 năm 2024 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng trong hai ngày 27 - 28/3.

Đời sống văn hóa
Tây Ninh tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại chương trình nghệ thuật 'Khúc hát tự hào'

Tây Ninh tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại chương trình nghệ thuật "Khúc hát tự hào"

(CLO) Chương trình "Tây Ninh - Khúc hát tự hào" được tổ chức với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc được thể hiện bởi các nghệ sĩ tên tuổi, cũng như sự tham gia biểu diễn của hàng trăm người dân Tây Ninh.

Đời sống văn hóa