(CLO) Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của châu Á sẽ vẫn ổn định trong năm nay và năm sau, thế nhưng các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử sẽ tác động dài hạn tới các nền kinh tế trong khu vực.
Theo ADB, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử sẽ có những thay đổi về các chính sách tài khóa, thương mại và nhập cư. Các thay đổi này có thể giảm tăng trưởng và gia tăng lạm phát tại Châu Á - Thái Bình Dương.
ADB cho rằng, sự thay đổi chính sách này dự kiến được triển khai dần dần, nên tác động đối với khu vực nhiều khả năng sẽ diễn ra từ năm 2026.
Mặc dù vậy, các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có thể cảm nhận sớm, nếu các chính sách này được thực hiện sớm và nhanh hơn dự kiến. Hoặc, các công ty tại Mỹ tiến hành nhập khẩu trước để tránh thuế quan tiềm tàng.
Theo báo cáo, các nền kinh tế đang phát triển của Châu Á và Thái Bình Dương dự kiến tăng trưởng 4,9% vào năm 2024, thấp hơn một chút so với dự báo 5,0% của ADB hồi tháng 9.
Dự báo tăng trưởng năm 2025 giảm từ 4,9% xuống còn 4,8%, chủ yếu do triển vọng yếu hơn của nhu cầu trong nước ở Nam Á. Dự báo lạm phát của khu vực giảm từ 2,8% xuống 2,7% trong năm nay và giảm từ 2,9% xuống 2,6% vào năm tới, một phần là do giá dầu dự kiến sẽ giảm nhẹ.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, nhận định: Nhu cầu trong nước và xuất khẩu tổng thể mạnh mẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực này.
“Tuy nhiên, những chính sách dự kiến được chính quyền mới của Mỹ triển khai có thể làm chậm đà tăng trưởng và thúc đẩy lạm phát ở mức độ nhất định tại Trung Quốc, nhiều khả năng diễn ra sau năm tới, đồng thời tác động tới các nền kinh tế khác ở châu Á và Thái Bình Dương”, chuyên gia của ADB nói.
Theo kịch bản rủi ro cao, ADB dự báo những thay đổi chính sách mạnh mẽ của Mỹ có thể làm giảm nhẹ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong bốn năm tới ở mức lũy kế 0,5 điểm phần trăm.
Thuế quan trên diện rộng có thể ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư quốc tế, dẫn tới sự dịch chuyển sang sản xuất trong nước tốn kém hơn.
Đồng thời, việc siết chặt nhập cư có thể làm giảm nguồn cung lao động của Mỹ. Kết hợp với lập trường chính sách tài khóa có khả năng mở rộng hơn dưới thời chính quyền Trump sắp tới, thuế quan và giảm nhập cư có thể khơi lại áp lực lạm phát tại Mỹ.
Tác động lan tỏa tiêu cực trên toàn khu vực, thông qua thương mại và các liên kết khác, có khả năng sẽ được bù đắp bằng việc chuyển hướng thương mại và dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nền kinh tế khác.
Trong ngắn hạn, triển vọng của hầu hết các nền kinh tế trong khu vực vẫn tương đối ổn định. Dự báo tăng trưởng cho Trung Quốc được giữ nguyên ở mức 4,8% trong năm nay và 4,5% vào năm tới. Triển vọng của Ấn Độ được điều chỉnh giảm từ 7,0% xuống còn 6,5% trong năm nay và từ 7,2% xuống 7,0% vào năm tới, do tăng trưởng đầu tư tư nhân và nhu cầu nhà ở thấp hơn dự kiến.
Triển vọng tăng trưởng của Đông Nam Á trong năm nay được nâng lên 4,7% từ mức dự báo 4,5% trước đó, nhờ xuất khẩu hàng chế tạo và chi tiêu đầu tư công mạnh hơn. Dự báo cho năm tới được giữ nguyên ở mức 4,7%.
Dự báo tăng trưởng của Việt Nam được điều chỉnh lên mức 6,4% so với dự báo trước đây là 6.0% trong năm 2024; và lên mức 6,6% so với mức 6.2% trong năm 2025.
Hoạt động thương mại mạnh hơn dự kiến, sản xuất chế biến chế tạo hàng xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ, và việc tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài khóa đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong bối cảnh các khó khăn bên ngoài gia tăng, đẩy mạnh đầu tư công và những chính sách hỗ trợ tài khóa và tiền tệ là các biện pháp cần thiết để kích thích hơn nữa cầu nội địa.
Triển vọng tăng trưởng của Kavkaz và Trung Á được nâng từ 4,7% lên 4,9% trong năm nay và từ 5,2% lên 5,3% trong năm sau, trong khi dự báo cho Thái Bình Dương không thay đổi ở mức 3,4% trong năm nay và 4,1% vào năm sau.
Ngoài sự không chắc chắn xung quanh những thay đổi chính sách của Mỹ, rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng và lạm phát của châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển bao gồm căng thẳng địa chính trị leo thang cũng như tính dễ đổ vỡ của thị trường bất động sản tiếp diễn ở Trung Quốc.
(CLO) Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo được đặt trong khuôn viên Bảo tàng Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), gồm các không gian triển lãm ngoài trời và trong nhà, mang đến cơ hội trưng bày, giới thiệu các sáng kiến và sản phẩm thiết kế sáng tạo, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động liên quan.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có ý kiến chỉ đạo tập trung đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các Trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua địa bàn tỉnh.
(CLO) Cảnh sát Hàn Quốc đã thực hiện cuộc đột kích Văn phòng Tổng thống Yoon Suk Yeol vào ngày 11/12. Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng nước này đã có hành động tự tử, nhưng bất thành.
(CLO) Khoảng 3-5 tấn cá chim nuôi trong hồ của một hộ dân ở Hà Tĩnh bất ngờ chết hàng loạt, ước tính tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng. Hiện chủ hồ đi thuyền và sử dụng các vật dụng vớt, thu gom số lượng cá chim chết trắng nổi trên hồ để đưa đi xử lý, phòng tránh ô nhiễm môi trường
(CLO) Ngày 10/12, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết các cuộc đàm phán liên quan đến xung đột Nga - Ukraine có thể sẽ bắt đầu ngay vào "vào mùa đông này", khi Ba Lan chuẩn bị đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1 tới.
(CLO) Ngày 11/12, lãnh đạo UBND phường Mỹ Xá (thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháy lớn ở khu vực Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại, dịch vụ, vận chuyển phát nhanh Thái Tuấn (tại đường N4, Khu công nghiệp Hòa Xá).
(CLO) Kinh tế Trung Quốc đang chật vật với lạm phát tiêu dùng chỉ 0,2% và giảm phát sản xuất kéo dài 26 tháng, đối mặt bất ổn nội địa lẫn thương mại Mỹ-Trung.
(CLO) Cựu Tổng thống Nga và hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, ông Dmitry Medvedev, đã đến Bắc Kinh để tiến hành các cuộc hội đàm kéo dài hai ngày với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
(CLO) Theo quy hoạch, thành phố Hà Nội có 1.690 bãi đỗ xe, nhưng hiện mới đầu tư xây dựng được 72 bãi đỗ xe hoạt động. Theo quy hoạch, diện tích giao thông tĩnh phải đáp ứng được 30% nhưng thực tế thành phố mới đáp ứng được 0,5%.
(CLO) Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội trong quý I và II-2025, các quận: Ba Đình, Đống Đa phấn đấu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Trên cơ sở đó, Ban Quản lý chỉ đạo các nhà thầu khi nào có mặt bằng sẽ triển khai thực hiện dự án ngay.
(CLO) Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của châu Á sẽ vẫn ổn định trong năm nay và năm sau, thế nhưng các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử sẽ tác động dài hạn tới các nền kinh tế trong khu vực.
(CLO) Ngày mai giá xăng có thể giảm dưới 50 đồng/lít. Nếu đúng như dự báo, kỳ điều chỉnh ngày mai sẽ là là kỳ giảm thứ 2 liên tiếp, khiến giá xăng tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất kể từ tháng 6/2021.
(CLO) Kinh tế Trung Quốc đang chật vật với lạm phát tiêu dùng chỉ 0,2% và giảm phát sản xuất kéo dài 26 tháng, đối mặt bất ổn nội địa lẫn thương mại Mỹ-Trung.
(CLO) Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
(CLO) Hệ thống các khu công nghiệp đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Tuy nhiên, việc chuyển đổi các khu công nghiệp thông thường sang khu công nghiệp xanh, khu công nghiệp sinh thái là hướng phát triển tất yếu.
(CLO)Năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương ước đạt 10,2%, đứng thứ 6 và gấp 1,5 lần bình quân toàn quốc; quy mô tổng sản phẩm theo giá hiện hành ước đạt trên 212 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 1,14 lần so với năm 2023.
(CLO) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06, hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).