Agribank tự tin, bản lĩnh hội nhập thế giới...

Thứ sáu, 27/07/2018 16:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Agribank đã định hình rõ sứ mệnh chủ lực đầu tư cho tam nông; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn chiếm trên 70% tổng dư nợ của Agribank và chiếm trên 50% tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này. Hình ảnh Agribank đã trở nên quen thuộc trên khắp nẻo đường quê hương. Điều ấy hẳn đã rõ, và còn có một Agribank tự tin, bản lĩnh vươn mình ra thế giới ngay từ những ngày đầu thành lập cho đến nay.

Hiện tại, Agribank đã có vị trí đáng tự hào trên thị trường quốc tế: đứng thứ 446/1000 ngân hàng lớn nhất thế giới (do tạp chí The Banker bình chọn)... Agribank đã thiết lập quan hệ với gần 1.000 ngân hàng tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, là đối tác truyền thống của các tổ chức tài chính uy tín trên thế giới...
 
Bước đầu tạo nền tảng cho quá trình hội nhập
 
Được thành lập ngày 26/3/1988, không lâu sau đó, Agribank xác định rõ tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài, vừa để thu hút các nguồn lực đầu tư vừa để tiếp nhận công nghệ và kỹ năng quản trị mới. Agribank đã từng bước mở rộng hoạt động đối ngoại, xác lập vị thế và uy tín của mình để chuẩn bị cho quá trình hội nhập sâu rộng sau này.
 
Agribank là hội viên của Hội nghị Ban điều hành Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APRACA), năm 1991. Đây là diễn đàn lớn để Agribank có cơ hội học tập kinh nghiệm về hoạt động tài chính tín dụng nông thôn, đặc biệt là hoạt động cho vay hộ nông dân để phát triển sản xuất. Agribank đã nâng cao vị thế của mình bằng việc đăng cai nhiều hội nghị quốc tế lớn: hội nghị do Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) tài trợ năm 1991, hội thảo “Quá độ chuyển Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam theo hướng thị trường” với sự giúp đỡ của APRACA và Tổ chức GTZ (Đức). Đến tháng 6/1996, Agribank được đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ 34 Ban điều hành APRACA tại Hà Nội. Theo đó, Agribank đẩy nhanh tiến độ hội nhập quốc tế.
Báo Công luận
 Agribank tham dự APRACA năm 2014 
Agribank được chọn là ngân hàng đầu tiên thực hiện dự án “Chương trình hồi hương và tái hòa nhập” do Chính phủ Việt Nam và Cộng đồng châu Âu (EC) ký (với các nội dung: y tế, đào tạo, doanh nghiệp nhỏ, dự án, thông tin tuyên truyền, tín dụng), trong đó nội dung tín dụng được đầu tư số tiền lớn nhất. Agribank triển khai thực hiện dự án từ tháng 7/1991 đến tháng 11/1994 với số vốn trên 18 triệu USD (tương đương 60% tổng số vốn của dự án). Đây cũng là dự án đánh dấu bước đi quan trọng của Agribank trong hoạt động kinh tế đối ngoại.

Từ năm 1993, Agribank bắt đầu nhận làm dịch vụ ủy thác đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn Việt Nam thông qua các dự án phát triển có vốn nước ngoài: dự án Phục hồi nông nghiệp do WB tài trợ, dự án Tín dụng nông nghiệp do ADB tài trợ, dự án Tài chính Nông thôn từ WB. Tổng số vốn Agribank nhận ủy thác năm 1993 là 138 tỷ đồng, năm 1994 là 484 tỷ đồng, và năm 1995 là 603 tỷ đồng. Những năm 1993-1994, Agribank bắt đầu mở quan hệ đại lý với các ngân hàng quốc tế và ký Hiệp định khung vay vốn dài hạn với một số ngân hàng Đức. Nhiều ngân hàng nước ngoài, như Citibank hay Deutschebank, đã dành hạn mức tín dụng thường xuyên, tạo điều kiện cho việc phát triển thanh toán quốc tế của Agribank.
 
Tích cực chủ động hợp tác quốc tế sâu rộng
 
Theo thời gian, dấu ấn của Agribank trên thị trường khu vực và quốc tế đã trở nên đậm nét. Agribank chủ động mở rộng và khai thác có hiệu quả các mối quan hệ quốc tế: thu hút và triển khai hàng trăm dự án đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, nông thôn. Agribank xúc tiến quan hệ đối tác chiến lược với các tập đoàn, ngân hàng lớn trên thế giới; chú trọng duy trì và phát triển quan hệ với các hiệp hội ngân hàng khu vực và quốc tế. Kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế của Agribank có bước phát triển rõ ràng. Năm 2005, Agribank tiếp nhận triển khai nhiều dự án nước ngoài với tổng số vốn 2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua Agribank là 1,5 tỷ USD. Agribank có quan hệ đại lý với hơn 900 ngân hàng đại lý tại hơn 100 quốc gia và lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức hiệp hội tín dụng uy tín.
 
Báo Công luận
 Agribank vinh dự nhận giải thưởng Tỷ lệ điện đạt chuẩn cao năm 2015 do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng 
Những năm tiếp theo, hoạt động quan hệ quốc tế của Ngân hàng có nhiều bước tiến mới, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động kinh doanh. Đến những năm 2008, 2009, Agribank đã ký kết thỏa thuận với nhiều ngân hàng nước ngoài; đón tiếp, làm việc với 90 tổ chức, hiệp hội, ngân hàng quốc tế. Agribank tham gia hội nghị APRACA tại Hàn Quốc với vai trò Chủ tịch; Hội nghị IMF/WB tại Thổ Nhĩ Kỳ; gia nhập Diễn đàn Doanh nghiệp tiềm năng tăng trưởng toàn cầu (GGC); tham dự Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á 2010 do Việt Nam đăng cai tổ chức; tổ chức thành công gian hàng triển lãm tại hội nghị Sibos - Hồng Kông 2009 do SWIFT tổ chức. Agribank tiếp tục mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài.
 
Năm 2010, Ngân hàng đã ký kết 23 thỏa thuận hợp tác với các đối tác nước ngoài trong nhiều lĩnh vực như tài trợ thương mại, kiều hối, thanh toán biên mậu; được các tổ chức quốc tế lớn lựa chọn tham gia chương trình tài trợ thương mại và cấp hạn mức tín dụng như Chương trình GSM 102 (Hoa kỳ), Hỗ trợ tài trợ thương mại (ADB)… Đến cuối năm 2010, Agribank có quan hệ đại lý với 1.044 ngân hàng tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới; đang duy trì 51 tài khoản Nostro và 20 tài khoản Vostro. Ngân hàng đã khai thác thành công 15 dự án với tổng giá trị 1,13 tỷ USD, nâng tổng số dự án thực hiện lũy kế là 104 dự án với tổng vốn là 5,1 tỷ USD. Tiếp tục triển khai hiệu quả nhiều dự án như: Dự án tài chính nông thôn III (WB), Dự án tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn III (JICA), Dự án Nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình sinh học (ADB), Dự án phát triển doanh nghiệp thông qua Hiệp định tín dụng EIB (cộng đồng Châu Âu)…
Báo Công luận
  Agribank vinh dự nhận giải Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2016 do ngân hàng J.P Morgan trao tặng 
Trong năm 2016, Agribank đã tiếp nhận, triển khai thực hiện lũy kế 40 dự án tín dụng nước ngoài thông qua Chính phủ, trong đó 28 dự án đang hoạt động với tổng hạn mức tương đương 13.657 tỷ đồng. Agribank đã ký kết 104 biên bản ghi nhớ, thỏa thuận với đối tác nước ngoài, trong đó có 40 thỏa thuận chung, 36 thỏa thuận cung cấp sản phẩm dịch vụ, 15 thỏa thuận chia sẻ phí... Hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank tiếp tục khởi sắc trong năm 2016, khi doanh số mảng này đạt 10,8 tỷ USD tăng 16% so với năm 2015, thu phí thanh toán quốc tế đạt 254,8 tỷ đồng - tăng 10% so với năm 2015. 
 
Agribank tiếp tục được ghi nhận là thành viên tích cực trong quan hệ hợp tác đa phương thông qua các diễn đàn quốc tế lớn như: Hội nghị thường niên ADB tại Đức, Hội nghị thường niên SIBOS tại Thụy Sỹ, Hội nghị đại hội đồng APRACA tại Nepal, Hội nghị CICA tại Senegal, kỳ họp Hiệp hội Ngân hàng châu Á và APRACA tại Nhật Bản, Ấn Độ, Bangladesh… Chỉ trong năm 2017, Agribank đã ký kết lũy kế 109 biên bản ghi nhớ, thỏa thuận với các đối tác nước ngoài, ký kết thỏa thuận hợp tác với nhiều đối tác lớn trong nước. Tháng 5/2017, tổ chức xếp hạng quốc tế Fitch Rating nâng mức triển vọng của Agribank từ “Ổn định” lên “Tích cực” với đánh giá xếp hạng Nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) giữ nguyên ở mức “B+”.
Báo Công luận
 Agribank vinh dự nhận giải thưởng Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2017 do J.P Morgan trao tặng tháng 7/2018  
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Agribank đã không ngừng nỗ lực vươn ra thế giới, khẳng định vị thế và đạt được nhiều kết quả đáng tự hào. Agribank đã nhiều năm liền được ghi danh với những giải thưởng quốc tế lớn: giải thưởng Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc từ ngân hàng Bank of New York Mellon, giải thưởng Chất lượng Thanh toán xuất sắc từ Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), giải thưởng Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc do J.P.Morgan trao tặng...
Lại Hương

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm