Ai sẽ cứu các di sản hấp hối?

Thứ sáu, 03/04/2015 09:53 AM - 0 Trả lời

Ai sẽ cứu các di sản hấp hối?

 Báo Công luận

Viện Bảo tàng Quốc gia Alexandria “may mắn” còn nguyên vẹn

Từ chiến tranh tàn phá

Ngày 11 tháng 2 năm 2011, Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập từ chức, sau làn sóng biểu tình "đẫm máu" của người dân sau 30 năm cầm quyền - đây có thể xem là sự kiện cột mốc cho một loạt các diễn biến căng thẳng và phức tạp vốn đã chưa bao giờ êm dịu tại Trung Đông nối tiếp. Mubarak bị lật đổ có nghĩa là chế độ "độc tài" (theo cách hiểu tiêu cực) ngự trị tại một loạt các nước Trung Đông như Ai Cập, Libya, Syria,… sẽ đổ theo như một hiệu ứng Domino. Tháng 10/2011, Gaddafi của Libya nối bước Mubark, và hiện tại sức hút trên thế giới đều nhắm vào đất nước Syria, nơi cuộc nội chiến cũng nhen nhóm từ năm 2011. Syria là một đất nước vĩ đại trên phương diện văn hóa, họ hẳn rất đỗi tự hào vì có một Damacus (Damas) lâu đời đến thế, điều này thì ai cũng biết. Ấy vậy, cũng tại chính đất nước này lại đang diễn ra một cuộc chiến, một cuộc chiến mà một bên là phe Chính phủ của Tổng thống Basar al Assad, bên kia là phe chống đối tranh giành chính trị. Chiến tranh thì hai bên đều "khổ", người chết, nhà mất, đất nước hỗn loạn… và trong đó có một thứ mang tính quốc tế cũng đang bị "mất dần", đó là những di sản văn hóa thế giới còn hiện diện tại Syria.

Điểm qua những di sản của Syria được UNESCO công nhận gồm có: Thành phố cổ Damacus, Thánh đường Hồi giáo Umayya, khu phố cổ Salaheddin tại Aleppo, Pháo đài cổ Krak des Chevaliers nằm ở tỉnh miền trung Homs, thành phố cổ Borsa, khu di tích Palmyra, làng cổ đại miền bắc Syria. Aleppo có lẽ là thành phố chịu thiệt hại nặng nề nhất của các di tích, bởi Aleppo là nơi sở hữu nhiều di sản "độc nhất vô nhị" và Aleppo cũng là "thủ đô kháng chiến" của phe nổi dậy, thế nên lượng bom đạn, giao tranh tại đây là ác liệt với mức độ tàn phá cao nhất. Thánh đường Hồi giáo Umayya được xây dựng từ thế kỷ XI, kiến trúc đẹp và nổi tiếng thế giới là vậy, nhưng cũng không thoát khỏi khung cảnh biển lửa. Chỉ cần nhìn bức ảnh so sánh trước và sau khi Umayya bị "cày nát" mới thấy độ "máu lạnh của bom đạn và con người". Người ta sẽ chẳng hình dung ra thánh đường có tòa tháp cổ cao 45 m được xây dựng vào năm 1090 vốn là chốn linh thiêng của tín đồ Hồi giáo. Những trận chiến ác liệt xung quanh Umayya khi phe nổi dậy cố thủ tại địa điểm này là nguyên nhân trực tiếp. Tòa tháp cổ hiện tại chỉ còn là đống gạch vụn, kèm theo hàng cột trụ, trang trí phía trong cũng sụp đổ khi hứng chịu bom đạn.

Báo Công luận 

Thánh đường Hồi giáo Umayya trước...

Báo Công luận 

...và sau những đợt giao tranh ác liệt tại Aleppo

Dĩ nhiên, chẳng có phe nào dám nhận trách nhiệm, nếu không muốn nói là đổ lỗi cho nhau, chỉ có người dân, đất nước Syria, UNESCO và thế giới là chịu thiệt; cũng nên nhớ rằng tháng 10/2012, UNESCO đã lên tiếng kêu gọi phải ra sức bảo vệ kiệt tác kiến trúc phương Đông này, nơi được xem là một trong những "thánh đường tuyệt vời nhất thế giới. Khu phố cổ Salaheddin cũng tại Aleppo thậm chí còn bị hủy hoại thậm tệ hơn, nơi đây tập hợp các tòa nhà cổ từ thế kỷ XII-XVI, là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhất đến Aleppo, được đưa vào di sản thế giới năm 1986, nhưng hiện tại chỉ còn là đống đổ nát đè nặng lên tinh hoa Syria. Một di sản nữa cũng đang trong tình trạng nguy kịch đó là Pháo đài cổ Krak des Chevaliers. Pháo đài Krak des Chevaliers hay còn được gọi là Qal at al-Hosn, tiếng Ả Rập có nghĩa là "pháo đài không thể bị chiếm", được xây dừng từ thời Thập tự chính khoảng thế kỷ X-XI. Các bức tường vững chãi của pháo đài trong quá khứ có thể kháng cự lại được các cuộc tấn công của quân Thập tự chinh, và thời gian nhưng thực sự "đầu hàng" trước các đợt pháo kích, không kích của phe Damas (dĩ nhiên là không kích phe nổi dậy) - một dấu hỏi lớn về sự tồn tại của di tích có một không hai này trong thời gian tới của cuộc chiến.

Đến sự hủy hoại của con người

Bản thân Syria cũng vừa phải đối mặt với sự tàn phá của chiến tranh, vừa lo đối phó với nạn trộm cắp di sản, di tích văn hóa đem ra nước ngoài bán số lượng lớn. Về vấn nạn này có lẽ Ai Cập, hàng xóm xa của Syria cũng nằm trong khu vực Trung Đông thấu hiểu hơn cả. Ai Cập không nội chiến như Syria, cũng không bị đạn bom đe dọa trực tiếp như phía nước bạn nhưng chính trong nội bộ đất nước, chính những người dân Ai Cập đang trực triếp và gián tiếp làm "biến mất" các di sản văn hóa thế giới tại nước này. Nạn đào trộm các lăng mộ tại Ai Cập từ trước đến nay không khác gì một "đặc sẳn" ven các khu di tích, bảo tàng, thư viện,… nhìn chung với một đất nước đụng đâu cũng có di tích, di sản như Ai Cập thì trong mắt các con buôn, các đại gia lắm tiền nhiều của không khác mấy một cục vàng.

Trước thời Mubarak còn cầm quyền, tình trạng đã khó kiểm soát thì giờ đây khi chính quyền mới còn chưa được lòng dân ủng hộ, thì các nhà quản lý văn hóa, các nhà chức trách lại càng "đau đầu" hơn với nạn đào trộm ngang nhiên, nạn trộm cắp có tổ chức núp dưới các chiêu bài biểu tình của một số kẻ trục lợi. Nói như vậy là có cơ sở bởi, chúng được trang bị vũ khí, các vật dụng chuyên nghiệp để thực hiện hành vi phá hoại, đánh cắp cổ vật. Hồi tháng 1/2011, khi nổ ra cuộc cách mạng lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak, Bảo tàng Ai Cập nổi tiếng thế giới ở Thủ đô Cairo đã bị những kẻ nổi loạn đập phá và lấy đi những di tích cổ có giá trị. Hai năm rưỡi sau, cảnh sát nước này lại một lần nữa đối mặt với các cuộc biểu tình đường phố. Đáp trả nạn cướp bóc và trộm cổ vật, quân đội Ai Cập đã điều động 2 xe bọc thép tới bảo vệ các kim tự tháp ở Dahshur, nhưng bọn trộm vẫn hoành hành. Một nhân chứng cho biết: "Nhân viên bảo vệ chỉ được trang bị súng ngắn còn bọn trộm có cả vũ khí tự động. Nếu đuổi bắt, chúng sẽ quay lại nổ súng về phía chúng tôi".

Báo Công luận 

Quang cảnh hoang tàn tại Bảo tàng Quốc gia Ai Cập Malawi sau vụ cướp tháng 8/2013

Không chỉ vậy, những tên tội phạm được trang bị súng thậm chí còn tấn công vào các nhà kho tại các địa điểm khảo cổ ở Saqqara, Abusir và dọn sạch những món đồ cổ. Do những hiện vật này mới được khai quật và chưa đăng ký nên không biết có bao nhiêu đồ cổ đã bị chúng cướp mất trong các cuộc tấn công. Các băng đảng có tổ chức còn tiến hành khai quật trái phép tại các trung tâm du lịch ở Aswan và Luxor. Chúng mang theo cả những chiếc máy xúc cỡ nhỏ thay vì dùng xẻng để đào bới. Mới đây nhất, cuối tháng 8 vừa qua tại Bảo tàng Quốc gia Ai Cập Malawi đã bị cướp một cách táo tợn, hơn 1000 hiện vật đã bị đánh cắp. Nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn, có lẽ Ai Cập đã và sẽ không còn là nơi lưu giữ lịch sử văn minh của nhân loại, ở một khía cạnh nó sẽ trực tiếp làm mất đi nguồn thu lớn từ ngành công nghiệp không khói.

Trong khi cả Syria, Ai Cập và một số nước khác trong khu vực Trung Đông đều chưa giải quyết ngay được bài toán mang tên "gìn giữ bảo vệ di sản" thì từng ngày từng giờ tốc độ phá hoại và mất cắp lại đang có chiều hướng gia tăng. Thử tưởng tượng ở Syria khi Mỹ và phương Tây có thể tiến hành một cuộc chiến quy mô thì hậu quả sẽ ra sao. Với công nghệ hiện tại, người ta hoàn toàn có khả năng phục hồi di tích, cổ vật nhưng người ta sẽ chẳng thể phục hồi nổi quá khứ, lịch sử của di sản ấy nổi. Mất di sản đồng nghĩa với mất hiện tại như theo lời một chuyên gia khảo cổ học. UNESCO, có thể sẽ là Liên hiệp quốc sẽ can thiệp sâu hơn. Nhưng trước hết hãy cứ cầu Chúa phù hộ cho các di sản.

Theo vietnamfineart

Tin khác

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa
Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 sử dụng nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa với các yếu tố lịch sử, văn hóa để làm nổi lên các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa