Ăn hải sản tươi sống: “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”

Thứ ba, 26/06/2018 20:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày nay, bên cạnh cách ăn hải sản theo truyền thống “ăn chín uống sôi”, nhiều người đặc biệt là nam giới lựa chọn một số loại hải sản để ăn gỏi, ăn tươi sống vì cho rằng bổ dưỡng hơn nấu chín đã mang đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe, gây ngộ độc, thậm chí gây tử vong.

Chưa thấy dinh dưỡng, đã thấy rinh bệnh

Báo Công luận Thay vì ăn sống, ăn gỏi, hãy nấu chín hàu để phòng tiêu chảy, ngộ độc và nhiễm ký sinh trùng từ các loại hải sản này. Ảnh: TL

Mùa hè là cao điểm của du lịch biển, nên việc tiêu thụ hải sản cũng tăng chóng mặt. Đây cũng là thời điểm bệnh viện tiếp nhận các ca ngộ độc thực phẩm do ăn hải sản tươi sống hoặc chưa chế biến đúng cách tăng cao đột biến.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), các loại hải sản giàu đạm thì nguy cơ nhiễm vi khuẩn càng cao. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng, thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn, ôi thiu hơn nếu không được bảo quản, chế biến cẩn thận sẽ dễ đến ngộ độc, chứ chưa nói đến ăn hải sản tươi sống.

“Trong tất cả các loại hải sản đều tồn tại loại vi khuẩn vibrio para haemolyticus có khả năng gây bệnh tiêu chảy. Vi khuẩn này sẽ sinh sôi nhanh chóng trong hải sản vừa bắt lên và càng tăng lên nếu để lâu chưa chế biến. Khi ăn phải những thực phẩm này mà nấu không chín thì sẽ bị tiêu chảy ồ ạt”, BS Nguyễn Trung Nguyên cho biết.

Tuy nhiên, nhiều tin đồn truyền tai nhau cho rằng, những loài hải sản này chỉ ăn sống, tái mới phát huy hiệu quả; trong đó giúp tăng sinh lực của “phái mạnh”. Do đó, mặc kệ việc không có căn cứ khoa học nào chứng minh, phong trào ăn gỏi các loại hải sản như hàu, sò huyết, tôm, bạch tuộc… vẫn phát triển rầm rộ.

Tại các bữa tiệc buffer hay trên bàn nhậu, món ăn tái, gỏi các loại thủy hải sản là món ăn cao cấp, được nhiều quý ông ưa chuộng. Đặc biệt, món hàu sống ướp đá ăn cùng với mù tạt, chanh được ưu ái nhất bởi vì thông tin ăn hàu sống sẽ giúp tăng cường sinh lực phòng the.

Báo Công luận
Món hàu sống ướp đá ăn cùng với mù tạt, chanh được ưu ái nhất bởi vì "lời đồn" ăn hàu sống sẽ giúp tăng cường sinh lực phòng the. Ảnh: TL.

Trong khi đó, theo một nghiên cứu mới đây cho thấy, trong gỏi cá đã chế biến (trộn với đủ loại gia vị: giấm, mẻ, riềng, lá mơ) và đưa vào sử dụng, ấu trùng sán lá gan còn sống đến 95%, cua nướng đến vàng vỏ thì ấu trùng sán lá phổi vẫn còn tới 65%, và với cua nướng cháy vỏ ấu trùng này vẫn còn sống 23,3%.

Các loài nhuyễn thể như hàu, nghêu, sò, ốc, hến... vốn chất chứa nhiều độc tố (để tự phòng vệ) các kim loại nặng nên rất dễ gây ngộ độc hoặc tích tụ trong cơ thể người, nặng thì có thể gây xuất huyết ở niêm mạc dạ dày hoặc ruột...

Ngoài ra, các nhuyễn thể và cá, tôm cũng thường có các loại vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn, trực khuẩn E.Coli, khuẩn tả...

Tôm sống còn mang ấu trùng sán lá phổi, khi trưởng thành sẽ đi từ ruột, xuyên qua cơ hoành lên phổi, gây viêm phế quản, đau ngực, ho ra máu...

Chính vì vậy, bổ dưỡng chưa thấy đâu, không ít người sau ăn hải sản đã có các biểu hiện đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, mất nước, tụt huyết áp… Những trường hợp nặng, phải nhập viện điều trị, để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe hoặc dẫn đến tử vong.

Dừng lại trước khi quá muộn

PGS.TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), chuyên gia nghiên cứu về độc học và môi trường cho biết, thói quen ăn hải sản tươi sống của nhiều du khách, người dân vô cùng nguy hiểm, vì có thể gây ngộ độc cao. Do đó, tuyệt đối không ăn các loại hải sản chưa được nấu chín. Thậm chí, những loại cá được nuôi ở vùng nước dễ nhiễm thủy ngân cũng có khả năng gây ngộ độc khi ăn phải.

Đồng quan điểm này, TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia, đến nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào xem trong hàu có chứa sán, ký sinh trùng hay không nhưng nhiều nghiên cứu về các loại thủy hải sản sống ở các vùng ven biển, cửa biển cho thấy có thể nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có sán. Vì thế, TS Lâm đưa ra lời khuyên, người dân nên ăn hàu, hải sản đã nấu chín với mục đích vừa phòng tiêu chảy, vừa vẫn bồi bổ, tốt cho cơ thể.

Báo Công luận
 

Một số hải sản có vỏ chứa độc tố, nếu chưa được nấu chín, loại bỏ độc tố, có thể gây đau bụng, tê liệt thần kinh cơ bắp, suy giảm trí nhớ và các triệu chứng khác. Ảnh: TL.


Bộ Y tế khuyến cáo người dân, trong trường hợp ngộ độc hải sản, cần loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt, trong đó nôn là biện pháp hiệu quả nhất. Người bị ngộ độc có thể dùng lông gà (rửa sạch bằng nước muối), sau đó đưa vào gần cuống họng sẽ có phản ứng nôn hoặc cũng có thể dùng ngón tay ngoáy họng.

Sau khi đã nôn, người bệnh uống nước trà đường nóng, nước sắc lá sim, lá ổi… để bù nước, cầm đi lỏng, rồi nhanh chóng đưa đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe.

Tuy nhiên, biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm tốt nhất là thực hiện ăn chín, uống sôi. Dẫu biết, nhiều thực khách khoái khẩu với món lẩu hải sản, nhưng cần phải nhúng cho hải sản chín kỹ rồi hãy ăn. Nếu ăn hải sản mới chín tái thì nguy cơ mắc bệnh vẫn còn nguyên. Ngoài ra, thực khách cũng không nên ăn hải sản đã chế biến từ lâu mà chỉ ăn món ăn mới nấu chín, còn nóng sốt.

Đối với những hải sản lạ, chưa từng ăn thì mọi người phải rất thận trọng, vì trong đó có thể chứa chất độc nguy hiểm, mà chúng ta không lường trước được. Không nên ăn hải sản ở vùng có thủy triều đỏ, do hải sản ở nơi này dễ nhiễm phải tảo độc, gây ngộ độc, nhất là các loại nghêu, sò, trai, ngao...

Khi mua hải sản, không nên mua tôm, cua, sò, ốc, hến... đã chết, vì hải sản chết càng lâu, lượng histamin sinh ra càng nhiều, ăn vào càng dễ bị dị ứng, ngộ độc, rất nguy hiểm.


H.Lâm

Tin khác

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe
Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Việt Nam về vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

Sức khỏe
Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

(CLO) Cắt môi trái tim tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém chất lượng, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến dạng môi.

Sức khỏe
TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe
Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

(CLO) Theo danh sách xử phạt Sở Y tế TP HCM vừa công bố, Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy cùng nhiều cơ sở thẩm mỹ khác đã bị đình chỉ hoạt động do có hàng loạt vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh, quảng cáo...

Sức khỏe