Ẩn họa cháy nổ tại các khu tập thể cũ Hà Nội

Thứ năm, 06/12/2018 09:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tình trạng chung tại khu tập thể cũ thường chỉ có vài ba chiếc bình cứu hỏa cũ kỹ, hết hạn sử dụng, bên cạnh đó là hàng loạt những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ từ hệ thống mạng điện chằng chịt, những “chuồng cọp” cơi nới treo kín quần áo, chăn màn… là thực trạng tại các khu tập thể cũ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Vụ cháy tại khu tập thể A12 Khương Thượng, nằm gần ngã tư Tôn Thất Tùng - Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa, Hà Nội) vào ngày 04/12 vừa qua đã một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về những nguy cơ cháy nổ luôn tiềm ẩn tại các khu tập thể cũ trên địa bàn thủ đô Hà Nội…

Như đã phản ánh, vào khoảng 11h30 ngày 4/12, tại vị trí cơi nới (chuồng cọp) thuộc khu tập thể A12 Khương Thượng bất ngờ bốc cháy, khói đen bốc lên nghi ngút khiến người dân sống xung quanh và người đi đường hoảng sợ. 

Ngọn lửa bùng phát từ tầng 3 của tòa nhà sau đó lan lên tầng 4. Do đây là khu tập thể cũ 5 tầng, phía trên có nhiều chuồng cọp nên khi xảy ra cháy, khói đậm đặc lan nhanh theo cầu thang bộ lên các tầng trên.

Nhiều người dân ở khu tập thể đã tháo chạy ra ngoài trong hoảng loạn. Vụ cháy cũng đã khiến giao thông tại khu vực này bị tắc nghẽn. Ngay sau khi nhận tin báo, lực lượng chức năng đã điều bốn xe cứu hỏa cùng hàng chục cảnh sát phòng cháy chữa cháy tới hiện trường, tích cực phun vòi rồng dập lửa.

Đến 12h cùng ngày, ngọn lửa cơ bản đã được khống chế, lính cứu hỏa mặc áo giáp đứng ở lan can dùng gậy phá cửa căn hộ để tiếp cận bên trong. Theo nhiều người dân sinh sống tại đây, nguyên nhân ban đầu vụ hỏa hoạn có khả năng do chập điện.

Báo Công luận
"Chuồng cọp", dây điện chằng chịt như mạng nhện luôn là nguy cư xảy ra cháy nổ tại các khu tập thể cũ. Ảnh: P.V 

Tình trạng mất an toàn về phòng cháy, chữa cháy đã diễn ra trong suốt thời gian dài tại các khu tập thể cũ của Hà Nội. Qua thống kê, hiện nay Hà Nội đang có khoảng trên 1.500 khu tập thể cũ, chung cư cũ có quy mô từ 2 - 5 tầng. 

Phần lớn các công trình này đều được xây dựng từ năm 1960 đến cuối những năm 1980, tập trung tại các quận nội thành cũ (Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng). Sau hàng chục năm đưa vào sử dụng, do áp lực về diện tích ở và sự quản lý yếu kém, 100% các khu chung cư cũ đều diễn ra tình trạng cơi nới, ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu công trình, không đáp ứng được các yếu tố về xử lý cháy nổ tại chỗ… 

Điển hình là một số khu tập thể cũ ở khu vực Thành Công, Giảng Võ (quận Ba Đình), Kim Liên, Trung Tự (quận Đống Đa), Nguyễn Công Trứ, Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng)…

Báo Công luận
Hệ thống dây điện chằng chịt như mạng nhện tại khu tập thể Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy. Ảnh: P.V

Ghi nhận thực tế của phóng viên cho thấy, tại các khu tập thể cũ đã và đang tồn tại khá nhiều bất cập về an toàn cháy, nổ. Tình trạng chung tại khu tập thể cũ thường chỉ có vài ba chiếc bình cứu hỏa cũ kỹ, hết hạn sử dụng.

Bên cạnh đó là hàng loạt những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ như hệ thống mạng điện chằng chịt, những “chuồng cọp” cơi nới treo kín quần áo, chăn màn… Mặt khác, do xây dựng từ nhiều chục năm trước nên phần lớn các khu tập thể cũ đều thiết kế thoát nạn nhỏ hẹp; không có cửa thông gió; nhiều vị trí không có nước cứu hỏa; hộp cứu hỏa không có dây dẫn nước chữa cháy.

Khi sự cố hỏa hoạn xảy ra, những hạn chế trên sẽ là nguyên nhân làm gia tăng các hậu quả đáng tiếc.

Anh Nguyễn Đức Thiện ở Khu tập thể Trung Tự, quận Đống Đa chia sẻ: “Không phải chúng tôi không biết đến các nguy cơ cháy nổ nhưng cái khó bó cái khôn; một hai hộ có muốn cũng không thay đổi được tình trạng chung của cả khu nhà. Tôi cũng chỉ biết nhắc nhở mọi người trong gia đình cần phải cẩn thận trong sử dụng các thiết bị điện để phòng, chống chập, cháy”.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, chính quyền các cấp ở Hà Nội và người dân cũng đã có nhiều cố gắng trong việc khắc phục các nguy cơ cháy nổ tại các khu tập thể cũ nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn.

Nhiều hộ gia đình đã chủ động tiến hành làm cửa thoát nạn tại khu vực “chuồng cọp” để tăng thêm lối thoát khi xảy ra hỏa hoạn; đồng thời, trang bị thêm bình bột chữa cháy, bình xịt C02… để tự bảo đảm an toàn cho gia đình.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để giải quyết có hiệu quả những tồn tại về nguy cơ cháy nổ tại các khu tập thể cũ, vấn đề quan trọng nhất hiện nay đối với Hà Nội đó là cần  đột phá trong cải tạo khu tập thể cũ. Trong đó, cần tạo sự hài hòa lợi ích giữa chủ đầu tư và người dân sinh sống tại các khu tập thể này./.

 

Hoàng Thao

Tin khác

Nam Định thành lập 2 bến phà mới Ninh Mỹ và Kinh Lũng

Nam Định thành lập 2 bến phà mới Ninh Mỹ và Kinh Lũng

(CLO) Việc thành lập các bến phà Ninh Mỹ và Kinh Lũng góp phần hoàn thiện dần mạng lưới giao thông đường bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của các địa phương, phục vụ việc đi lại, đảm bảo giao thông thông suốt.

Giao thông
Gia Lai: Dân tố đơn vị thi công đường Tỉnh lộ 666 gian dối, chủ đầu tư nói gì?

Gia Lai: Dân tố đơn vị thi công đường Tỉnh lộ 666 gian dối, chủ đầu tư nói gì?

(CLO) Vừa qua trên mạng xã hội lan truyền clip người dân bức xúc việc đơn vị thi công đường liên huyện Mang Yang – Ia Pa (Gia Lai) thi công gian dối. Liên quan đến sự việc này, chủ đầu tư – Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh đã có kiểm tra và thông tin về vụ việc.

Giao thông
Tháo gỡ khó khăn về vật liệu cho dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tháo gỡ khó khăn về vật liệu cho dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

(CLO) Đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), việc triển khai các thủ tục giao mỏ cho nhà thầu khai thác theo cơ chế đặc thù phục vụ thi công những dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long còn chậm, trữ lượng và công suất khai thác chưa đáp ứng kịp thời.

Giao thông
Xây dựng đường gom nhằm xoá bỏ lối đi tự mở qua đường sắt

Xây dựng đường gom nhằm xoá bỏ lối đi tự mở qua đường sắt

(CLO) Việc đầu tư xây dựng đường gom trong hành lang an toàn giao thông đường sắt phải xây dựng hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với đường gom để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, đường bộ.

Giao thông
Hà Nội: Gần 600 phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm không đóng tiền phạt

Hà Nội: Gần 600 phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm không đóng tiền phạt

(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT các địa phương phối hợp quản lý, không cấp đổi giấy phép lái xe cho tài xế khi chưa chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Giao thông