Bắc những nhịp cầu

Thứ hai, 19/02/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Báo chí Việt Nam - Thái Lan từ lâu đã có mối quan hệ khăng khít, tốt đẹp. Đến nay là tròn 25 năm kể từ ngày chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác, giữa hai Hội đã có sự tăng cường quan hệ trên nhiều mặt. Luôn đồng hành cùng phát triển, cùng nhau nỗ lực bắc những nhịp cầu nối hai nền báo chí, hai HNB, cao hơn là tình hữu nghị hai nước. Chuyện về những lớp học tiếng Thái, tiếng Việt dành cho các nhà báo Việt Nam và Thái Lan là một trong những minh chứng khẳng định thêm về mối quan hệ ấy.

25 năm ấy biết bao nhiêu tình!

Việt Nam - Thái Lan, hai nước tuy không có chung đường biên giới nhưng có nét văn hóa tương đồng, gần gũi và gắn kết, đều là những thành viên có trách nhiệm trong ngôi nhà chung ASEAN. Tiếp nối truyền thống trong nhiều lĩnh vực khác, giới báo chí 2 nước đã luôn đi đầu góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.

Sự kiện mang tính chất bước ngoặt của tình hữu nghị này đó là ngày 20/8/1993, tại Thủ đô Bangkok (Thái Lan), Thiếu tướng, nhà báo Trần Công Mân - Phó tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam và Chủ tịch Liên đoàn Báo chí Thái Lan Bandhit Rajavatanadhanin đã đặt bút ký thỏa thuận hợp tác, chính thức đặt nền móng cho mối quan hệ hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Liên đoàn Báo chí Thái Lan.

Từ đó đến nay - 25 năm nghĩa tình với nhiều kỷ niệm khó quên, nhiều cuộc đón tiếp đặc biệt, ghi nhớ mối quan hệ thân tình của báo chí 2 nước. Hội Nhà báo Việt Nam và Liên đoàn Báo chí Thái Lan có quan hệ hợp tác trên nhiều mặt, là 2 thành viên tích cực và có tính chất trụ cột trong Liên đoàn báo chí ASEAN, luôn đồng hành, có tiếng nói tương đồng trên các diễn đàn báo chí để cùng nhau phát triển. Những năm gần đây, ngoài mối quan hệ hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Liên đoàn Báo chí Thái Lan thì các Hội Nhà báo địa phương của hai nước cũng thường xuyên trao đổi, hợp tác, gắn kết với nhau đã mang lại nhiều kết quả bổ ích, thiết thực.

Góp phần quan trọng vào việc xây dựng mối quan hệ nghĩa tình ấy có lẽ bạn bè đồng nghiệp báo chí quả thật không quá lời khi coi nhà báo Bandhit Rajavatanadhanin - Cựu Chủ tịch Liên đoàn Báo chí các nước ASEAN, Cựu Chủ tịch, cố vấn cao cấp Liên đoàn Báo chí Thái Lan, nguyên Tổng Biên tập Báo Bangkok Post - cây bút kỳ cựu, uy tín 35 năm của một trong những tờ nhật báo hàng đầu của đất nước Chùa Vàng là Người kết nối quan hệ báo chí, là biểu tượng của tình hữu nghị báo chí - truyền thông Đông Nam Á.

Báo Công luận

Nguyên Chủ tịch HNBVN Phan Quang và Cựu Chủ tịch Liên đoàn Báo chí Thái Lan Bandhit Rajavatanadhanin trong lần hội ngộ tại Trụ sở Trung ương HNBVN (tháng 4.2017).             Ảnh: Sơn Hải 

Minh chứng là trong 20 năm nay, từ năm 1998, sau khi đã nghỉ hưu, thôi các chức vụ quản lý trong giới truyền thông, nhà báo Bandhit đã bỏ tiền túi đón không dưới 150 nhà báo Việt Nam và các nước trong khu vực đến thăm Thái Lan. Nhà báo Bandhit từng nói: “Với tôi, Việt Nam có cái gì đó rất lạ, rất đặc biệt. Việt Nam luôn trong trái tim tôi. Tôi có nhiều người bạn thân ở Việt Nam; tôi nhớ tới họ hàng ngày”. Vì vậy mà ngôi nhà riêng của ông tại Bangkok đã là nơi đón tiếp hàng trăm lượt nhà báo Việt Nam đến thăm trong gần 25 năm qua. Nhà báo Phạm Quốc Toàn - Nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, người có nhiều năm gắn bó cùng các mối quan hệ hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Liên đoàn Báo chí Thái Lan, kể lại: Nhà báo Bandhit là một con người đặc biệt và nặng nghĩa tình. Mỗi lần gặp, ông chân tình hỏi thăm sức khỏe những đồng nghiệp quen biết. “

Hồi ấy, nhà báo, tướng Trần Công Mân lâm bệnh nặng, khi hướng dẫn đoàn nhà báo Việt Nam thăm chùa tại Thái Lan, ông điện thoại về nhà riêng tướng Mân để được gõ chuông cầu nguyện, mong cho tướng Mân mau hồi phục sức khỏe”, nhà báo Phạm Quốc Toàn xúc động, nhớ lại.

Năm 1996, tại Hà Nội, nhà báo Bandhit Rajavatanadhanin đã được Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp báo chí Việt Nam. Ông là đồng nghiệp thân thiết, người bạn lớn của báo chí Việt Nam” - nhà báo Phan Quang khẳng định.

Đặc biệt, tình bạn giữa Nguyên Chủ tịch HNBVN Phan Quang và Nguyên Chủ tịch Liên đoàn Báo chí Thái Lan Bandhit Rajavatanadhanin cũng là tình hữu nghị giữa báo chí hai nước, được thế hệ lớp sau kế tục, vượt qua thời gian, không gian, đơm hoa kết trái.

Bên cạnh đó, cũng cần phải nhắc đến Tập bút ký - ghi chép “Xứ sở Chùa Vàng” của nhà báo Phạm Quốc Toàn đã được ra mắt giữa năm 2015 - là những trang viết giàu chất liệu, tư liệu, thấm đậm tình cảm thân thiết, là sự tri ân của một nhà báo nhiều kinh nghiệm và sự từng trải dành cho đất nước, con người và các đồng nghiệp Thái Lan.

Báo Công luận Chủ tịch Liên đoàn báo chí Thái Lan Thepchai Saeyong tặng quà lưu niệm cho Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu nhân dịp đoàn sang thăm và làm việc tại Việt Nam (năm 2016). Ảnh: Nguyễn Mạnh 
 Xích lại gần nhau

Trong hành trình cùng nhau nỗ lực bắc những nhịp cầu nối hai nền báo chí, hai HNB, cao hơn là tình hữu nghị hai nước, thì có lẽ chuyện về những lớp học tiếng Thái, tiếng Việt dành cho các nhà báo Việt Nam và Thái Lan được 2 HNB tổ chức thành công vừa qua đã là một trong những minh chứng khẳng định thêm về mối quan hệ ân tình ấy. Các lớp học được tổ chức nhằm đưa đến hiệu quả hơn cho việc tuyên truyền, góp phần đưa hai đất nước, giới báo chí Việt Nam - Thái Lan xích lại gần nhau, bồi đắp thêm tình hữu nghị bền vững.

Như ông Chavarong Limpattampanee - Nguyên Chủ tịch Liên đoàn báo chí Thái Lan, người nhiệt thành khởi xướng ý tưởng phong trào học tiếng Việt trong giới báo chí Thái Lan cũng như học tiếng Thái trong giới báo chí Việt Nam, đã từng chia sẻ: Việt Nam rất đổi mới và phát triển. Báo chí Việt Nam thân thiện, năng động. Thái Lan và Việt Nam tương đồng văn hóa, cùng chung ngôi nhà ASEAN. Vậy nên nhà báo Thái Lan cần phải học tiếng Việt, chúng tôi rất khuyến khích, tạo mọi điều kiện để họ học tiếng Việt có hiệu quả…

Báo Công luận
Lãnh đạo HNBVN và lãnh đạo Liên đoàn Báo chí Thái Lan trao chứng chỉ cho các nhà báo tham dự lớp “Tiếng Thái giao tiếp cơ bản” dành cho các nhà báo Việt Nam tại Hà Nội (tháng 10.2017). Ảnh: Ngọc Long 
Và lớp học tiếng Việt đầu tiên dành cho các nhà báo Thái Lan đã được tổ chức từ năm 2013, cho đến nay vẫn duy trì đều đặn. Đặc biệt, sau một thời gian dài chuẩn bị, tháng 10 năm 2017, lớp “Tiếng Thái giao tiếp cơ bản” dành cho các nhà báo Việt Nam đã được tổ chức thành công tại Hà Nội với sự tham gia của 20 phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan báo chí.

Các nhà báo Việt Nam tham dự khóa học đã tích lũy được kiến thức và kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Thái cơ bản, hiểu biết thêm về văn hóa và con người của đất nước Thái Lan tươi đẹp. 2 học viên có điểm cao nhất, học tập tích cực nhất đã được tài trợ toàn bộ chuyến đi thăm toà soạn báo ở BangKok và một số điểm du lịch khác của Thái Lan trong vòng 1 tuần.

Ghi nhận từ những khóa học tiếng Việt, tiếng Thái do 2 HNB tổ chức, những người làm báo Thái Lan, Việt Nam gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc trao đổi thông tin, tập huấn nghiệp vụ báo chí với nhau. Như thời gian qua, các phóng viên Thái Lan đến Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh thực tập và giao lưu nghiệp vụ làm báo mạng điện tử - tiếng Anh. Hiện nay, một số tờ báo như Thời báo kinh tế Sài GònSài Gòn giải phóng và các báo Thái Lan thường xuyên có sự trao đổi thông tin, sử dụng nguồn tin của nhau, phục vụ xuất bản báo; Và sau những chuyến đi thăm và làm việc - trao đổi đoàn đã có hàng nghìn bài báo về đất nước, con người Việt Nam và Thái Lan được đăng trên các báo hai nước, góp phần tăng cường tình hữu nghị bền chặt, đoàn kết giữa nhân dân và công chúng báo chí Việt Nam - Thái Lan.

 “Đã tng có dp sang thăm đất nước và các đồng nghip báo chí Thái Lan, li có cơ hi được tham d khóa hc tiếng Thái va qua, tôi tin chc rng, bng tình cm ấy, nhận thức ấy thì những người làm báo Việt Nam và Thái Lan chúng ta đã đứng bên cạnh nhau rồi. Tiếng Thái, tiếng Việt đã góp phn bc nhng nhp cu, rút ngn khong cách trong hành trình 2 gii báo chí xích li gn nhau; dễ dàng hiểu nhau hơn để cùng đồng hành trong bước đường làm nghề báo một cách tốt nhất, cống hiến cho dân tộc mình, cho tình hữu nghị giữa hai nước ngày càng bền vững cũng như cống hiến cho hòa bình khu vực” - nhà báo, học viên Trần Kim Hoa - Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam, bày tỏ.❏

Lan Vi

 

 

 

Tin khác

Hội Nhà báo TP Hà Nội bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp, dựng sản phẩm báo chí Longform

Hội Nhà báo TP Hà Nội bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp, dựng sản phẩm báo chí Longform

(CLO) Ngày 27/3, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ năng, phương pháp, tư duy dựng sản phẩm Longform bằng Canva và Sway cho các học viên là biên tập, phóng viên của các cơ quan báo chí trên địa bàn.

Công tác hội
Hơn 200 vận động viên tham gia Hội khoẻ Báo Đảng các tỉnh Tây Bắc mở rộng

Hơn 200 vận động viên tham gia Hội khoẻ Báo Đảng các tỉnh Tây Bắc mở rộng

(CLO) Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ; 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại tỉnh Sơn La, ngày 23/3, Báo Sơn La tổ chức giải thể thao Phan Xi Păng Báo Đảng các tỉnh khu vực Trung du - Miền núi phía Tây Bắc lần thứ XVI, năm 2024.

Công tác hội
Báo chí Cách mạng Việt Nam - thay đổi mạnh mẽ để giữ vững vị thế, hội nhập thế giới

Báo chí Cách mạng Việt Nam - thay đổi mạnh mẽ để giữ vững vị thế, hội nhập thế giới

(NB&CL) Lần đầu tiên, Diễn đàn Báo chí Toàn quốc được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh để thảo luận, mổ xẻ và đưa ra giải pháp về các vấn đề bức thiết nhất của báo chí Việt Nam.

Công tác hội
Hội Báo toàn quốc 2024: Quy mô, sôi động, giàu cảm xúc, nhiều ý nghĩa thiết thực

Hội Báo toàn quốc 2024: Quy mô, sôi động, giàu cảm xúc, nhiều ý nghĩa thiết thực

(NB&CL) Hội Báo Toàn quốc 2024 - một trong những sự kiện quy mô của giới báo chí trong năm 2024 - đã thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những người làm báo và công chúng báo chí cả nước, là điểm nhấn về tính chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại của Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Công tác hội
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

(CLO) Theo nhà báo Dương Danh Hữu: “Chính quyền địa phương cần có cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí và phóng viên thường trú. Thông tin cần được cung cấp nhanh chóng, đầy đủ, thường xuyên, đặc biệt là thông tin liên quan đến các vấn đề nóng được dư luận đặc biệt quan tâm”.

Công tác hội