Bài 1: Khai thác trái phép bùn thải

Thứ bảy, 21/10/2017 07:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bùn thải khai thác quặng được xếp vào danh mục chất thải nguy hại, có tính độc hại cao, tác động xấu đến môi trường sống và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Thế nhưng mỗi năm có hàng nghìn tấn bùn thải sinh ra từ quá trình khai thác quặng Crom được vận chuyển từ Triệu Sơn (Thanh Hóa) đem đi làm phân bón, thức ăn gia súc và dung dịch khoan cọc nhồi.

Lần theo những đầu mối được cung cấp, chúng tôi tìm về xã Tân Ninh (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) để làm rõ vấn đề này.

Báo Công luận
Con đường đất  ẩm dẫn vào các bãi thải để khai thác 

Khai thác bùn thải bằng công nghệ… cuốc, xẻng!

Hơn 10 năm qua, hàng chục nghìn tấn bùn thải (hay được gọi là sét Bentonite – PV) được các doanh nghiệp khai thác trái phép. Theo ông Lê Xuân Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn, loại sét Bentonite trên là bùn thải trong quá trình khai thác quặng Crom tại khu vực mỏ Cổ Định. Bãi bùn thải hình thành từ thời Pháp thuộc, đầy dần qua từng năm, cho đến khoảng 10 năm trước, loại bùn thải này được một người dân ở địa phương phơi khô, đem bán. Thấy loại bùn thải này có giá trị cao thì nhiều người dân thành lập doanh nghiệp để thu mua, chế biến, vận chuyển đem bán.  Không ai cấp phép cho các doanh nghiệp này khai thác loại tài nguyên trên cả.

Tháng 5/2017, trước tình trạng khai thác, chế biến loại sét Bentonite bất hợp pháp trên địa bàn xã Tân Ninh (Triệu Sơn) diễn ra gây bức xúc dư luận, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có lệnh cấm và chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng thu gom, khai thác, chế biến và vận chuyển sét Bentonite tại khu vực mỏ Cổ Định.

Báo Công luận

Bùn thải được đào lên bằng cuốc, xẻng, máy xúc , sau đó phơi nắng cho khô rồi gom lại 

PV tìm hiểu được biết, diện tích được các doanh nghiệp thuê làm mỏ này nằm trong phạm vi 16,6 km2 đất mỏ được giao cho Công ty Cromit Cổ Định – Tập đoàn TKV quản lý.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, hàng chục doanh nghiệp trên địa bàn xã Tân Ninh (huyện Triệu Sơn) đã cho xây dựng nhà xưởng, đưa máy móc thiết bị vào khai thác. Bất kể đêm ngày có hàng nghìn tấn vẫn được gom mỗi ngày để chờ xe đến chở đi.

Dưới hình thức thuê đất làm trang trại chăn nuôi, các doanh nghiệp đã "biến tấu" thành mỏ khai thác, nhà xưởng. Mỗi ngày cho nhân công, máy móc đào xới hàng chục héc ta trên diện tích bãi thải hình thành từ quá trình khai thác Crom của mỏ Cổ Định đem phơi khô, rồi thu gom về tiêu thụ. Cách UBND xã Tân Ninh không xa, các đường ngang được mở ra, dẫn tới các bãi khai thác Bentonite trái phép.

Trong vai một nhân viên đi khảo sát hàng cho dự án, phóng viên đã thâm nhập vào bãi khai thác Bentonite ngay bên cạnh mỏ Crommit Cổ Định. Hoạt động khai thác bắt đầu vào buổi sáng sớm, bùn được xới lên phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Các vật dụng khai thác bùn thải là cuốc, xẻng, thúng. Buổi chiều khi bùn khô lại thì người ta dồn thành đống và được vận chuyển bằng xe công nông tới các kho để chế biến.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Đình Tâm, Chủ tịch UBND xã Tân Ninh cho biết, trên địa bàn có đến 8 đơn vị đã và đang sản xuất Bentonite gồm: Công ty Cổ phần khai thác khoáng sản Tân Thành Hưng, DNTN Hùng Ngọc, Công ty TNHH Tân Đức, Công ty TNHH Hưng Cường, Công ty Trường Trung, Công ty Sơn Thanh Phong và Công ty Xuân Nga, Cty TNHH Sản xuất dịch vụ và thương mại Kỷ Nguyên Xanh… Trước đây, trung bình mỗi tháng có khoảng 2 - 3 nghìn tấn hàng được đem đi bán. Sản lượng này, các doanh nghiệp một phần khai thác, một phần thu gom lại của người dân tận dụng khai thác trên các bãi bùn thải…    

Báo Công luận
Các văn bản yêu cầu xử lý của các ngành chức năng ở Thanh Hóa 

Được biết, ngày 30/12/2016  Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đã ra Kết luận số 09/KL – STNMT do Phó GĐ Lưu Trọng Quang ký, tại kết luận này  nêu rõ, việc các doanh nghiệp hoạt động khai thác Bentonite tại Tân Ninh (Triệu Sơn) là trái phép. Văn bản này có đoạn khẳng định: “...không có đơn vị nào được cấp phép khai thác sét Bentonite”. Cũng theo văn bản này, hoạt động khai thác diễn ra từ năm 1996 chủ yếu nằm trong khu vực Mỏ Cromit Cổ Định và khu giáp ranh giao cho công ty Kim loại màu Thái Nguyên, đất do UBND xã quản lý và đất giao cho các hộ sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. Khu vực này được chia thành các bãi thải A, B và C (một phần thuộc diện tích 16,6 km2 và một phần bùn thải tràn ra ngoài phạm vi canh tác của người dân). 

Tiến sĩ  Nguyễn Quang Hải - Phó Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng nông hóa cho biết, Bentonite có thể dùng để bón cải tạo đất, có khoáng chất, trương nở, có khả năng giữ nước và dinh dưỡng cho cây trồng, để cải tạo đất… Tuy nhiên, không phải đất nào cũng bón được, phải là những loại đất cát ven biển, đất xám bạc màu mới sử dụng được. Còn những loại đất đỏ bazan hay đất phù sa có thành phần tốt, nếu bón sẽ lợi bất cập hại, thậm chí giữ nước, dinh dưỡng chặt khiến cây trồng không thể hút được.

Bùn thải còn tồn dư hóa chất, kim loại nặng…

Theo TS. Nguyễn Đức Quý - Nguyên Chủ tịch Hội Tuyển khoáng Việt Nam, sa khoáng Cromit Cổ Định (Triệu Sơn, Thanh Hóa) được người Pháp phát hiện năm 1927 và năm 1930 bắt đầu đưa vào khai thác. Nói đến mỏ Cromit Cổ Định thường chỉ chú ý đến khoáng sản Cromit. Vì vậy tất cả các quy hoạch, dự án từ trước đến nay chỉ tính đến khai thác và chế biến quặng Cromit và chưa chú ý đúng mức đến các khoáng sản đi kèm.Trong sa khoáng Cổ Định ngoài khoáng vật Cromit còn có trữ lượng đáng kể 02 nguyên tố đi kèm Niken và Coban. Thành phần hóa học của quặng Cromit Cổ Định còn có Titan, Nhôm, Sắt, Silic...

Trước đây, tại công trường khai thác bán cơ khí và thủ công, công tác tuyển thô được tiến hành trên máng đãi dài hoặc máng đãi hình thoi; quặng tinh Cromit thu được có hàm lượng và mức thực thu thấp hơn vì cấp hạt quặng nhỏ dễ bị rửa trôi. Cho đến nay việc tuyển chỉ thu hồi được quặng tinh Cromit, chưa thu hồi được khoáng vật Bentonit và nguyên tố Ni, Co đi kèm. Việc khai thác, chế biến và sử dụng Bentonite trong các bãi thải cũ của mỏ Cromit Cổ Định trong thời gian vừa qua chỉ là tự phát với hệ thống công nghệ và thiết bị lạc hậu, chắp vá.

Vì thế, trong quá trình khai thác và chế biến quặng sa khoáng Cổ Định ngoài tác động đến các thành phần môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí, sinh thái) của khu vực, các ion và hợp chất của Cr, Ni và Co… có tính độc hại cao, tác động xấu đến môi trường sống và phát triển của các nguồn lợi thủy sản, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Còn Tiến sĩ Nguyễn Quang Hải - Phó Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng nông hóa cho biết, trong quá trình tuyển khoáng (bất kỳ loại khoáng sản nào) sẽ phải dùng khá nhiều loại hóa chất để tinh luyện nên các sản phẩm thải ra đương nhiên sẽ chứa những hóa chất đó. Tuy chưa nắm được những hóa chất đó là gì nhưng bùn thải sẽ có chứa các kim loại nặng và rất nguy hiểm.

Việc tận dụng khai thác phế thải hay khai khoáng từ các ngành công nghiệp khác để sử dụng trong nông nghiệp được khuyến khích, nhưng rõ ràng phải có nghiên cứu bài bản nghiêm túc. Phải nắm rõ thành phần sau tuyển khoáng có những chất gì, ví dụ việc khai khoáng Crom thì công đoạn ban đầu là dùng áp lực nước để đẩy bùn ra lấy khoáng thô nhưng quá trình tinh luyện thì vẫn phải dùng hóa chất” TS Hải cho hay.

Báo Công luận
 Bùn thải sau khi được phơi khô gom về kho

TS Hải cho biết thêm, trong quy chuẩn của sản xuất phân bón ở nước ta mới chỉ có hạn chế một số kim loại nặng như Đồng, Chì, Thủy ngân… chưa thấy giới hạn về nguyên tố như Niken hay Crom.  Bởi ở Việt Nam, nguyên tố này không phổ biến, nhưng trên thế giới họ rất quan tâm đến Niken và coi đó như một kim loại nặng – nguyên tố độc, không tốt cho cây trồng.

Trường hợp nếu biết sản phẩm có những chất này, cần phải có quá trình xử lý trước rồi mới sử dụng cho nông nghiệp - tức là phải có một đánh giá nghiêm túc các thành phần, đặc biệt là kim loại nặng, đồng thời có công đoạn nghiên cứu, xử lý, biến tính… Nếu để các nhà máy họ sản xuất thô để làm phân bón thì không ổn, nó không chỉ ảnh hưởng đến đất, cây trồng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến con người và vật nuôi.

Crom(VI) dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây độc đối với con người. Nếu Crom có nồng độ lớn hơn giá trị 0,1mg/l gây rối loạn sức khoẻ như nôn mửa…Khi thâm nhập vào cơ thể nó liên kết với các nhóm –SH trong enzim và làm mất hoạt tính của enzim gây ra rất nhiều bệnh đối với con người.  Crom và hợp chất của crom có thể làm tổn thương bề mặt da, làm loét niêm mạc, mũi, làm thủng phần sụn của vách mũi, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gan, thận và tim mạch. Và nếu con người tiếp xúc với muối cromat một thời gian dài có thể gây ra bệnh ung thư phổi. Crom xâm nhập vào cơ thể theo ba con đường: hô hấp, tiêu hoá và khi tiếp xúc trực tiếp với da. Con đường xâm nhập, đào thải Crom ở cơ thể người chủ yếu qua con đường thức ăn, Cr(VI) đi vào cơ thể dễ gây biến chứng , tác động lên tế bào, lên mô tạo ra sự phát triển tế bào không nhân, gây ung thư.

Khi Crom xâm nhập theo đường hô hấp dễ dẫn tới bệnh viêm yết hầu, viêm phế quản, viêm thanh quản do niêm mạc bị kích thích (sinh ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Khi ở dạng CrO3 hơi hoá chất này gây bỏng nghiêm trọng cho hệ thống hô hấp của người bị thấm nhiễm. Nhiễm độc Crom có thể bị ung thư phổi, ung thư gan,loét da,viêm da tiếp xúc, xuất hiện mụn cơm, viêm gan, thủng vách ngăn giữa hai lá mía, ung thư phổi, viêm thận, đau răng, tiêu hoá kém, gây độc cho hệ thần kinh và tim…

Niken và hợp chất của niken gây bệnh viêm da, đặc biệt là môi trường ẩm và nhiệt độ cao.
Co là nguồn phát ra tia gamma mạnh nên tiếp xúc với nó sẽ dẫn đến nguy cơ ung thư. 


Tuấn Mạnh

Tin khác

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

(NB&CL) Tuy chưa hoàn thiện thủ tục về giao đất, cấp giấy phép xây dựng nhưng Công ty Cổ phần chế biến gỗ Nhật Huy vẫn ngang nhiên triển khai xây dựng Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhựa kỹ thuật Mega, tại xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Điều tra
Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

(NB&CL) Với mục tiêu giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, UBND xã Tiên Sơn (Việt Yên, Bắc Giang) đã cấp phát con giống cho hộ nghèo theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, trái với mục tiêu ban đầu, việc triển khai đã khiến nhiều hộ dân “dở khóc, dở cười” với những con giống được hỗ trợ.

Điều tra
Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

(CLO) Gần 20 tấn lạc giống có dấu hiệu giả giống lạc L14 đã cung ứng cho bà con nông dân xã Trường Sơn là loại lạc dùng để ăn, không phải lạc giống nên Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra Công an tỉnh để điều tra.

Điều tra
Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

(CLO) Thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, vụ việc Công ty TNHH MTV Đầu tư và thương mại Việt Hùng gian lận doanh thu để trúng thầu dự án tại xã Yên Lâm (huyện Yên Mô) đã được lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo và đang trong quá trình xác minh chưa có kết luận vụ việc.

Điều tra
Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

(CLO) Câu chuyện Ban QLDA Xây dựng Giao thông tỉnh Bắc Ninh ký hợp đồng thời vụ với 1 số cá nhân, mang văn bản đến các đơn vị để xác minh thông tin đầu thầu khiến doanh nghiệp chưa hết bức xúc.

Điều tra