Bài 2: Đâu là sự thật?

Thứ năm, 17/05/2018 07:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) “Thời điểm đó tôi chưa nghe ai nói bà Lê Thị Bưởi, quê Hà Tây làm Đại đội trưởng C731 bao giờ hết. Hơn nữa lúc bà Bưởi vào C731 đã sáp nhập với C736 rồi thì làm gì còn C731 nữa mà làm Đại đội trưởng. Chúng tôi chỉ biết rằng, sau sáp nhập C731 vào C736 thì đồng chí Tiển quê Hà Nam mới là Đại đội trưởng..."

“Thời điểm đó tôi chưa nghe ai nói bà Lê Thị Bưởi, quê Hà Tây làm Đại đội trưởng C731 bao giờ hết. Hơn nữa lúc bà Bưởi vào C731 đã sáp nhập với C736 rồi thì làm gì còn C731 nữa mà làm Đại đội trưởng. Chúng tôi chỉ biết rằng, sau sáp nhập C731 vào C736 thì đồng chí Tiển quê Hà Nam mới là Đại đội trưởng. Chưa nói đến việc theo bản khai của bà Bưởi, bà nhập ngũ 20/9/1968 cùng với bà Tâm thì lúc đó không thể một người là Đại đội trưởng, một người là chiến sỹ được”- ông Đoàn Xuân Triếm, Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh Quảng Bình kiêm Trưởng Ban kiểm tra của tỉnh Hội, nguyên cán bộ Đội N73 cho biết.

Báo Công luận

Đại diện lãnh đạo Hội Cựu TNXP tỉnh Quảng Bình, nguyên lãnh đạo Ban XD 67 và Đội N73 TNXP xác nhận với PV bà Bưởi không phải là Đại đội trưởng C731 và C731 đã sáp nhập C736 năm 1968- Ảnh: Xuân Hoàng. 

Từ nguồn thông tin có được, chúng tôi đã chủ động liên lạc và lập kế hoạch lên đường đi tìm nhân chứng. Làm việc với chúng tôi tại trụ sở Hội Cựu TNXP tỉnh Quảng Bình, theo đề nghị của chúng tôi cần xác minh rõ việc từ năm 1968 đến 1972 có ai tên Lê Thị Bưởi ở Hà Tây giữ chức vụ Đại đội trưởng C731, Đội N73, Ban 67, TNXP hay không? Trả lời câu hỏi của chúng tôi, bà Trần Thị Ánh Tuyết, Ủy viên BCH Hội Cựu TNXP tỉnh Quảng Bình cho biết: “Năm 1968, tôi là Đại đội trưởng C731, Đội N73, Ban 67 là người trực tiếp đi nhận quân ở Hà Tây (cũ). Trong quá trình đi nhận quân phiên hiệu đơn vị C731 vẫn còn nhưng khi vào bàn giao quân thì C731 đã sáp nhập với C736, cho nên thời điểm đó bà Bưởi không thể là Đại đội trưởng C731 được nữa”.

Báo Công luận

Bà Trần Thị Ánh Tuyết (ảnh phải), Đại đội trưởng C731 là người trực tiếp đi nhận quân ở Hà Tây (cũ) năm 1968- Ảnh: Xuân Hoàng. 

Đồng quan điểm với bà Tuyết, ông Đoàn Xuân Triếm, Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh Quảng Bình- Trưởng Ban kiểm tra của tỉnh Hội, nguyên cán bộ Đội N73 cũng cho rằng: “Thời điểm đó tôi chưa nghe ai nói bà Lê Thị Bưởi, quê Hà Tây làm Đại đội trưởng C731 bao giờ hết. Hơn nữa lúc bà Bưởi vào C731 đã sáp nhập với C736 rồi thì làm gì còn C731 nữa mà làm Đại đội trưởng. Chúng tôi chỉ biết rằng, sau sáp nhập C731 vào C736 thì đồng chí Tiển quê Hà Nam mới là Đại đội trưởng. Chưa nói đến theo bản khai của bà Bưởi, bà nhập ngũ 20/9/1968 cùng với bà Tâm thì lúc đó không thể một người là Đại đội trưởng, một người là chiến sỹ được”.

Báo Công luận

Ông Ngô Văn Tiển (ảnh phải): “Tôi làm Đại đội trưởng C736 từ tháng 7-1968 cho đến hết năm 1972, sau đó ra Hà Nội điều dưỡng thì bàn giao chức trách lại cho một đồng chí Thiếu úy quân đội”- Ảnh: Xuân Hoàng. 

Còn ông Cao Ngọc Tành, Ủy viên Trung ương Hội Cựu TNXP Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh Quảng Bình, nguyên Thường vụ Đoàn Thanh niên, Trưởng ban Tổ chức Ban Xây dựng 67-TNXP lại cho rằng: “Thời điểm đó lực lượng TNXP đang có quy định “3 khoan” rất nghiêm ngặt đó là : “Chưa có chồng, có vợ thì khoan lấy chồng, lấy vợ; Có chồng rồi khoan đẻ; Chưa có người yêu thì khoan yêu”. Nếu có trường hợp “lỡ yêu” trước khi nhập ngũ hoặc vào đơn vị lén lút mà đơn vị phát hiện có bầu là phải xử lý kỷ luật và cho về ngay chứ không thể để lại đơn vị được. Kỷ luật chiến trường lúc đó nghiêm lắm nên trường hợp như bà Tâm khai là hoàn toàn không chính xác”.

Để câu chuyện được rõ ràng hơn, chúng tôi tìm về tỉnh Hà Nam. Qua câu chuyện, chúng tôi được ông Ngô Văn Tiển (sinh năm 1944, trú thôn Mạo Chữ, xã Thanh Hà, Thanh Liêm, Hà Nam) cho xem bộ hồ sơ lý lịch gốc của ông còn cất giữ có dấu đỏ hẳn hoi được lập ngày 24/5/1970 và được Trưởng Ban xây dựng 67 lúc bấy giờ là ông Phan Trầm ký xác nhận. Theo đó, trong hồ sơ này đã thể hiện rõ ông Tiển là Đại đội trưởng, Phó  Bí thư Chi bộ C736 từ tháng 7/1968 đến tháng 5/1970.

Tuy nhiên, theo ông Tiển ông làm Đại đội trưởng C736 cho đến hết năm 1972, sau đó ông ra Hà Nội điều dưỡng thì bàn giao chức trách lại cho một đồng chí Thiếu úy quân đội. Cũng theo ông Tiển, năm 1968 do chiến tranh ác liệt cấp trên chỉ thị sáp nhập C731 với C736 lấy phiên hiệu C736 ông vẫn giữ chức vụ Đại đội trưởng, bà Nguyễn Thị Nậy làm Bí thư Chi bộ, cuối năm 1968 bà Nậy bị thương, cấp trên điều động ông Hoàng Văn Bỉnh về làm Bí thư Chi bộ C736.

Báo Công luận
Các loại văn bản của bà Lê Thị Bưởi xác nhận cho bà Tâm nội dung không thống nhất, thể hiện có sự gian dối- Ảnh: Xuân Hoàng. 
Cũng tại Hà Nam, chúng tôi còn gặp được ông Trịnh Thế Lược, (sinh năm 1945, nguyên quán thôn Trung, xã Phù Lưu Tế, hiện trú quán ở xã Thanh Bình, huyện Thanh Liêm, Hà Nam). Trò chuyện với chúng tôi, ông Lược cho biết, ông là 1 trong 5 thanh niên xã Phù Lưu Tế lên đường nhập ngũ cùng bà Tâm vào ngày 20/9/1968 và cùng ở Đại đội C736 do ông Ngô Văn Tiển làm Đại đội trưởng.

Khơi dậy câu chuyện năm xưa, ông Lược kể vanh vách từ đầu đến cuối không sót một chi tiết nào. Khi hỏi đến chuyện bà Tâm, ông Lược đã không ngần ngại nói ngay: Là “Ve” đi TNXP đào ngũ. Hóa ra tên “Ve” mà ông Lược nhắc đến là tên tục mọi người ở quê thường gọi bà Tâm lúc nhỏ. Khi chúng tôi hỏi lại, ông Lược đã khẳng định bà Tâm đi TNXP đã đào ngũ về quê lấy chồng ở nhà sinh con là đúng.

Báo Công luận
Bà Tạ Thị Liên, Trưởng Ban liên lạc truyền thống Hội Cựu TNXP N73- C732 thừa nhận ký xác nhận cho bà Tâm là do người khác viết đưa bà ký giúp chứ bà không biết bà Tâm là ai- Ảnh: Xuân Hoàng. 
Trở lại Mỹ Đức, chúng tôi còn gặp được ông Nguyễn Dự Hải, (sinh năm 1948, trú thôn 6, xã Phù Lưu Tế, cũng là 1 trong 5 thanh niên xã Phù Lưu Tế có mặt tham gia TNXP vào ngày 20/9/1968), ngoài nội dung thừa nhận với chúng tôi việc ông biết thông tin bà Tâm đi TNXP đào ngũ là đúng, ông Hải còn cho chúng tôi biết việc sau khi bà Tâm làm được thương binh, bà Tâm đã đến vận động ông “chạy” thương binh với giá 2 triệu nhưng rất may vợ con ngăn cản chứ không ông cũng đã nhờ bà Tâm dẫn đường “chạy” thương binh rồi.

Trở lại câu chuyện những người xác nhận hồ sơ. Trước hết chúng tôi xin được nói về trường hợp bà Lê Thị Bưởi. Như chúng tôi đã phản ánh, từ thông tin của các nhân chứng thì bà Bưởi không là Đại đội trưởng C731 như bà khai. Như vậy, bản xác nhận mà bà Bưởi ký xác nhận cho bà Tâm là không có giá trị pháp lý. Chưa nói đến tính thống nhất của 3 văn bản mà chúng tôi có trong hồ sơ đó là văn bản được lập ngày 30/6/1998, bà Bưởi đã ký cam đoan và chịu trách nhiệm trước pháp luật là bà Tâm hoàn thành nhiệm vụ và được ra quân theo chính sách ngày 15/9/1972. Nhưng văn bản được lập ngày 19/1/2018, khi sự việc các đảng viên tố cáo bà Tâm đẩy lên cao trào thì bà Bưởi lại thay đổi nội dung xác nhận cho bà Tâm với nội dung hết sức khôi hài đó là: “Tháng 1/1971 đơn vị cho bà Tâm đi liên hệ công tác để chuyển ngành, chưa liên hệ được bà Tâm về cưới chồng và tiếp tục vào đơn vị công tác, sau đơn vị phát hiện bà Tâm có bầu đơn vị cho bà Tâm về địa phương sinh con vì chiến tranh, sau sinh con vào đơn vị xin xuất ngũ”. Còn văn bản được lập ngày 24/1/2018, lại xác nhận cho bà Tâm tham gia đủ thời gian từ 20/9/1968 đến 15/9/1972, văn bản này có Chủ tịch Hội Cựu TNXP TP. Hà Nội Đỗ Quốc Phong ký xác nhận chữ ký bà Bưởi.

Báo Công luận

Lý lịch gốc của ông Ngô Văn Tiển là cơ sở thể hiện tính pháp lý ai là Đại đội trưởng C736 sau khi C731 sáp nhập vào C736 và lấy phiên hiệu C736- Ảnh: Xuân Hoàng. 

Còn trường hợp bà Tạ Thị Liên, Trưởng Ban liên lạc truyền thống Hội Cựu TNXP N73- C732, ký xác nhận đơn đề nghị chứng nhận là TNXP đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến dành cho người mất giấy tờ của bà Tâm có Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP TP. Hà Nội xác nhận chữ ký bà Liên cũng đã bị bà Liên phản hồi khi Hội Cựu TNXP huyện Mỹ Đức đi xác minh thì bà Liên đã khẳng định rằng bà không biết bà Tâm là ai, kể cả trước đây có tham gia TNXP hay không mà bà ký xác nhận cho bà Tâm là do một cán bộ huyện Hội Cựu TNXP Mỹ Đức lên làm hộ rồi viết vào đưa cho bà ký đóng dấu giúp.

Như vậy, đâu là sự thật trong câu chuyện bí ẩn “kẻ đào ngũ” bỗng trở thành thương binh đã hé mở. Vậy tại sao các cơ quan chức năng ở địa phương này lại không giải quyết? Phải chăng có sự chống lưng, hay sợ “rút dây- động rừng” nên cố tình dây dưa kéo dài để cho “chìm xuồng” như dư luận hiện nay đang đặt câu hỏi?

Xuân Hoàng

Bài 3: Đem danh dự “tín chấp” vẫn không được giải quyết

Tin khác

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Điều tra
Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

(CLO) Trong quá trình thi công dự án Xây dựng cầu Đồng Việt và đường dẫn lên cầu huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, nhà thầu duy nhất tham dự và trúng thầu là liên danh Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính, đã để xảy ra nhiều sai phạm.

Điều tra
Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

(CLO) Những năm qua, Công ty TNHH Quyết Thắng đã trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Bắc Kạn, Cao Bằng... nhưng tỷ lệ tiết kiệm ngân sách sát mức 0%.

Điều tra
Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

(CLO) Mới đây, Sở Y tế tỉnh Nghệ An đã ra công văn yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp giải quyết ngay các vấn đề phản ánh của người lao động, đặc biệt phải tổ chức trao quyết định nghỉ hưu cho bà Vy Thị Hồng Cứu.

Điều tra
Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

(NB&CL) Mặc dù người dân đã gửi đơn khiếu nại về việc bị Công ty CP Phú Đức Chính và Công ty Thuận Lập khai thác đá trên núi Thị Vải, tiểu khu Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, chồng lấn trên 24 héc ta đất rừng phòng hộ, nhưng BQL Rừng phòng hộ Bà Rịa - Vũng Tàu suốt một thời gian dài vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng.

Điều tra