Bài 3: Đem danh dự “tín chấp” vẫn không được giải quyết

Thứ bảy, 19/05/2018 18:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Chúng tôi là những đảng viên đã có thâm niên làm lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương nhiều khóa, có tuổi đảng từ 50 đến trên 60 năm, xin lấy danh dự của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và sinh mệnh chính trị của mình để đảm bảo sự tố cáo của chúng tôi là trong sáng, đúng sự thật, không vì thù hằn cá nhân và chúng tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

“Chúng tôi là những đảng viên đã có thâm niên làm lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương nhiều khóa, có tuổi đảng từ 50 đến trên 60 năm, xin lấy danh dự của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và sinh mệnh chính trị của mình để đảm bảo sự tố cáo của chúng tôi là trong sáng, đúng sự thật, không vì thù hằn cá nhân và chúng tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật”- Đó là những lời tâm huyết tận đáy lòng của các cựu cán bộ, đảng viên ở xã Phù Lưu Tế viết trong đơn, thư gửi đến lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương cầu mong được sớm làm rõ chuyện bà Tâm đào ngũ nhưng vẫn không được giải quyết.

Báo Công luận
Cụ Nguyễn Đức Thận (thứ 2 bên phải), 94 tuổi đời, 64 tuổi đảng: “Tôi xin lấy danh dự và sinh mệnh chính trị của mình để khẳng định bà Tâm là “kẻ đào ngũ””- Ảnh: Xuân Hoàng. 
Trao đổi với chúng tôi, cụ Nguyễn Thị Xuân (79 tuổi đời, 55 tuổi đảng, trú tại thôn 7, xã Phù Lưu Tế, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch UBND xã Phù Lưu Tế (các khóa VIII, IX, X, XI), nguyên đại biểu Quốc hội khóa III) cho biết: “Lúc bà Tâm đào ngũ về địa phương, tôi là Chủ tịch UBND xã, tôi nắm rất rõ. Giấy thông báo bà Tâm đào ngũ của đơn vị TNXP gửi về địa phương, tôi là người đọc và báo cáo cho Thường vụ Đảng ủy xã cũng như toàn thể cán bộ trong xã biết. Thậm chí, lúc đó cả địa phương ai cũng biết việc bà Tâm đào ngũ. Chính tôi và một số đồng chí cán bộ địa phương khi đó đã nhận nhiệm vụ của Thường vụ Đảng ủy xã, xuống tận nhà bà Tâm vận động bà trở lại đơn vị, nhưng bà không đi”.

Đồng quan điểm với bà Xuân, cụ Nguyễn Đức Thận (94 tuổi đời, 64 tuổi đảng, trú thôn 2, xã Phù Lưu Tế, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch UBND xã Phù Lưu Tế từ năm 1955 đến 1977) cũng khẳng định với chúng tôi về nội dung đơn của ông gửi các cấp tố cáo bà Tâm là chính xác.

Báo Công luận
Nội dung tố cáo của các đảng viên được dư luận đánh giá là rất rõ động cơ, mục đích, tố cáo rất trong sáng- Ảnh: Xuân Hoàng.
“Thời điểm đó, cô Tâm đào ngũ về cưới chồng là anh Nguyễn Duy Khả. Anh Khả khi đó đang là đảng viên, cán bộ kế toán Hợp tác xã Nông nghiệp của xã, nên chúng tôi đã cấm anh Khả lấy cô Tâm làm vợ, vì cô Tâm là đối tượng đào ngũ. Vậy nhưng không hiểu sao sau này cô Tâm “phù phép” thế nào mà có được hồ sơ, giấy tờ để được hưởng chế độ như thương binh, làm cho nhân dân địa phương chúng tôi hết sức bất bình”- Cụ Nguyễn Đức Thận bức xúc.

“Chúng tôi đồng tố cáo bà Tâm không có lý do nào khác, ngoài việc để các cấp vào cuộc, đòi lại công bằng cho xã hội. Xã hội đang còn biết bao nhiêu người có công thực sự, nhưng mất hết giấy tờ nên không được hưởng chế độ. Còn bà Tâm là người đào ngũ, như vậy là có tội với Tổ quốc, với nhân dân, lại được hưởng chế độ người có công thì quá bất công. Đi họp, bà Tâm được ngồi trước, được trân trọng giới thiệu là người có công với Tổ quốc, trong khi không phải như vậy; ốm đau được miễn viện phí, thuốc men; con cái học hành, tuyển dụng được ưu tiên... Ngày lễ, tết, người dân chúng tôi phải đóng tiền để mua quà cáp cho những người như bà Tâm. Thật vô lý!” – Cụ Đặng Thị Vinh, (76 tuổi đời, 52 năm tuổi đảng) chia sẻ.

Báo Công luận
 “Bây giờ chuyện thế này rồi thì làm sao, tôi xấu hổ lắm, các bác có cách nào giúp tôi với....” -Bà Tâm than thân- Ảnh: Xuân Hoàng. 
Ngoài ra, khi biết chúng tôi về địa phương còn có nhiều cụ đến gặp để khẳng định việc các cụ viết đơn tố cáo gửi cho chúng tôi và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương là đúng. Điển hình như: Cụ Nguyễn Danh Hưởng, 92 tuổi đời, 58 tuổi đảng; Cụ Nguyễn Thị Thọ, 71 tuổi đời, 52 tuổi đảng; Cụ Phạm Thị Nhâm, 76 tuổi đời, 56 tuổi đảng (các cụ đều nguyên là cán bộ ban, ngành chủ chốt của địa phương lúc bấy giờ- PV)...

Bên cạnh đó, chúng tôi còn được khá nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở địa phương này chủ động đến gặp để bày tỏ ý kiến của mình cũng như trao đổi tình hình dư luận địa phương đang bức xúc, đồng thời cũng có ý kiến cho rằng không ai có thể làm gì được bà Tâm vì họ nghi vấn có sự “chống lưng” cho bà Tâm..?

Có lẽ, câu chuyện bí mật “kẻ đào ngũ” bỗng trở thành thương binh đến đây “thật- giả” thế nào chúng ta đã có thể nhận định. Tuy nhiên, để các cơ quan chức năng và dư luận hiểu sâu hơn thực chất vấn đề, chúng tôi xin được trích dẫn lời bà Tâm- ông Khả đến “thỉnh cầu” một đảng viên có uy tín ở địa phương nhờ giúp đỡ và trả lời câu hỏi của PV tại nhà riêng gia đình bà Tâm mà PV ghi lại được:  


- Bà Tâm: “Quá trình làm hồ sơ em chả kê khai văn bản nào hết; họ gọi em xuống làm thì em làm, rồi bảo em nộp những cái giấy gì gì ấy; các anh phải châm chước cho em; bây giờ em cũng sắp chết đến nơi rồi lôi em ra cũng chẳng được cái gì, mà không lôi em ra cũng chẳng mất gì, thôi thì anh cho qua đi, dù em biết em sai, đúng cái gì thì anh nói với bà Xuân và mọi người tha cho em, em sống được ngày nào nữa em mang ơn các cụ ngày đó vì đã tha cho em.....”;

- Bà Tâm- ông Khả: “Anh có biết ở xã mình nhiều người chạy được chế độ không, nhiều người chạy được tỷ lệ % rất cao, được nhiều lương lắm, mà có ai nói ra đâu, kể cả chạy được chế độ vợ liệt sỹ, chạy cả công nhân- viên chức nữa đấy, như ông, bà “...” chẳng hạn. Anh là người đã về hưu nhưng anh có chức, có quyền anh nói giúp em đi; tôi với ông là bạn ông bỏ qua cho tôi đi, các cơ quan, đoàn thể cũng đã tạo điều kiện giúp đỡ hết rồi......”.

- Bà Tâm trả lời PV: “Trước khi đi TNXP năm 1968, tôi và chồng tôi bây giờ đã yêu nhau, cuối năm 1970 tôi về quê, tháng 1/1971 tôi lấy chồng, 30/10/1971 tôi sinh con. Lúc đó xã đang làm điểm nên không cho chúng tôi cưới vì tôi về không có giấy tờ gì và sau đó địa phương cũng không cho tôi nhập hộ khẩu, tôi quay lại đơn vị vì sợ chồng tôi bị khai trừ khỏi Đảng, vào đơn vị phát hiện tôi có bầu nên cho về sinh con, khi sinh xong tôi lại quay lại đơn vị xin giấy xuất ngũ... Bây giờ chuyện thế này rồi thì làm sao, tôi xấu hổ lắm, các bác có cách nào giúp tôi với.....”.

Báo Công luận
“Anh nói với bà Xuân và mọi người tha cho em, em sống được ngày nào nữa em mang ơn các cụ ngày đó vì đã tha cho em.....”- Bà Tâm thỉnh cầu- Ảnh: Xuân Hoàng. 
Như vậy, câu chuyện bí ẩn “kẻ đào ngũ” bỗng trở thành thương binh đến đây chúng tôi xin được tạm gác lại để dành lời bình luận cho độc giả và câu trả lời của các cơ quan chức năng liên quan của huyện Mỹ Đức và TP. Hà Nội. Tuy nhiên, điều chúng tôi day dứt là tại sao việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cấp chính quyền địa phương lại “thờ ơ, vô cảm” đến vậy, để các cựu cán bộ, đảng viên có thâm niên tuổi Đảng và lại là những người có uy tín ở địa phương đứng ra làm đơn tố cáo phải đem cả danh dự, sinh mệnh chính trị của mình ra để “tín chấp” nhưng vẫn không được giải quyết.

Dư luận đặt câu hỏi, liệu rồi đây, ở địa phương này có còn ai dám tin tưởng để phát huy tính dân chủ trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực nữa không? Chưa nói đến liệu rồi đây có ai dám đứng ra đấu tranh với những cá nhân khác cũng đã và đang hưởng sai chế độ chính sách ở địa phương này nhưng chưa bị phát hiện, như lời của vợ chồng bà Tâm – ông Khả cho biết?

Xuân Hoàng

Bài 4: Cơ quan chức năng đùn đẩy trách nhiệm



Tin khác

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

(NB&CL) Tuy chưa hoàn thiện thủ tục về giao đất, cấp giấy phép xây dựng nhưng Công ty Cổ phần chế biến gỗ Nhật Huy vẫn ngang nhiên triển khai xây dựng Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhựa kỹ thuật Mega, tại xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Điều tra
Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

(NB&CL) Với mục tiêu giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, UBND xã Tiên Sơn (Việt Yên, Bắc Giang) đã cấp phát con giống cho hộ nghèo theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, trái với mục tiêu ban đầu, việc triển khai đã khiến nhiều hộ dân “dở khóc, dở cười” với những con giống được hỗ trợ.

Điều tra
Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

(CLO) Gần 20 tấn lạc giống có dấu hiệu giả giống lạc L14 đã cung ứng cho bà con nông dân xã Trường Sơn là loại lạc dùng để ăn, không phải lạc giống nên Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra Công an tỉnh để điều tra.

Điều tra
Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

(CLO) Thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, vụ việc Công ty TNHH MTV Đầu tư và thương mại Việt Hùng gian lận doanh thu để trúng thầu dự án tại xã Yên Lâm (huyện Yên Mô) đã được lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo và đang trong quá trình xác minh chưa có kết luận vụ việc.

Điều tra
Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

(CLO) Câu chuyện Ban QLDA Xây dựng Giao thông tỉnh Bắc Ninh ký hợp đồng thời vụ với 1 số cá nhân, mang văn bản đến các đơn vị để xác minh thông tin đầu thầu khiến doanh nghiệp chưa hết bức xúc.

Điều tra