Bài 5: Bài học kinh nghiệm không thể lặp lại!

Thứ sáu, 17/08/2018 14:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trả lời phỏng vấn về những dự án công nghiệp “kìm hãm” sự phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn như Báo điện tử Congluan.vn phản ánh thời gian qua, ông Lý Thái Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho rằng, đây là bài học kinh nghiệm của tỉnh trong hoạt động thu hút đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư dây chuyền công nghệ phức tạp, vốn đầu tư lớn, cần nghiên cứu kỹ về tính khả thi và tìm hiểu kỹ về năng lực, nguồn lực của các nhà đầu tư đảm bảo cho việc triển khai dự án theo tiến độ...

PV: Thực trạng về những dự án công nghiệp triển khai kém hiệu quả trên địa bàn tỉnh như Báo điện tử Congluan.vn phản ánh thời gian vừa qua, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Ông nhận định như thế nào về vấn đề này?

Ông Lý Thái Hải: Trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển công nghiệp nói riêng. Hàng năm, tỉnh Bắc Kạn xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư để mời gọi các nhà đầu tư có năng lực đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Qua đó, nhiều dự án đã được triển khai thực hiện, góp phần lớn cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động địa phương.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện các dự án công nghiệp vẫn còn một số dự án triển khai chậm tiến độ, kém hiệu quả như Báo Nhà báo và Công luận đã phản ánh, cụ thể các dự án xây dựng: Nhà máy sắt xốp của Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ (Matexim), Nhà máy ván MDF của Công ty Cổ phần SAHABAK, Nhà máy sản xuất thép Công ty TNHH Vạn Lợi (nay là Công ty cổ phần Khoáng sản và Gang thép Kim Sơn). Đây là các dự án đầu tư được tỉnh rất kỳ vọng nhằm khai thác lợi thế nguồn tài nguyên của địa phương nhưng sau một thời gian triển khai đầu tư, sản xuất kinh doanh đã tạm dừng hoạt động do biến động của thị trường, nhà đầu tư không đủ nguồn lực để tiếp tục triển khai, không có khả năng cải tiến, đổi mới quy trình công nghệ để sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Đây là bài học kinh nghiệm của tỉnh trong hoạt động thu hút đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư dây chuyền công nghệ phức tạp, vốn đầu tư lớn, cần nghiên cứu kỹ về tính khả thi và tìm hiểu kỹ về năng lực, nguồn lực của các nhà đầu tư đảm bảo cho việc triển khai dự án theo tiến độ.

PV: Xin ông cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các dự án lần lượt ngừng hoạt động hoặc chậm tiến độ sau thời gian triển khai trên địa bàn?

Báo Công luận
 Để nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo và tổ chức triển khai các nội dung sau: Xây dựng và tổ chức triển khai Đề án nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020”

Ông Lý Thái Hải: Việc chậm tiến độ thực hiện dự án nguyên nhân chủ yếu liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng và năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Nguyên nhân của tình trạng trên là một phần do cơ chế chính sách về đất đai, quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng không ổn định, thường xuyên thay đổi, nhiều nội dung chưa phù hợp với thực tế, các quy định về đơn giá đền bù GPMB có nhiều thay đổi, sự phối hợp giữa nhà đầu tư và chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ. Mặt khác liên quan đến năng lực tài chính của nhà đầu tư, có một số nhà đầu tư năng lực tài chính hạn chế nên trong quá trình thực hiện dự án đầu tư phụ thuộc vào tiến độ giải ngân của các ngân hàng thương mại dẫn đến tiến độ thực hiện dự án không đảm bảo theo quy định.

Một số dự án đã đầu tư xong và đi vào hoạt động nhưng sau một thời gian phải ngừng hoạt động do năng lực quản trị doanh nghiệp của các nhà đầu tư còn nhiều mặt hạn chế, việc tính toán về phương án đầu tư của dự án chưa có tầm chiến lược như dự án sản xuất sắt xốp của Công ty Matexim, nhà máy ô tô Tracimexco… Một số dự án do xác định nguồn nguyên liệu đầu vào chưa sát với nhu cầu thực tế của nhà máy dẫn đến khi nhà máy đi vào hoạt động thiếu nguồn nguyên liệu cho sản xuất.

PV: Những giải pháp quyết liệt của tỉnh Bắc Kạn để xử lí với các dự án trên nhằm tránh lãng phí đất đai và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh như thế nào, thưa ông?

Ông Lý Thái Hải: Để nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo và tổ chức triển khai các nội dung sau: Xây dựng và tổ chức triển khai Đề án nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020” được phê duyệt kèm theo Quyết định số 701/QĐ-UBND ngày 22/5/2017; Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 12/02/2018 về phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018-2020; Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 30/3/2018.

Theo đó, tỉnh Bắc Kạn đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện. Cụ thể, phấn đấu tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2017 - 2020 (theo giá so sánh năm 2010) bình quân đạt 11%/năm. Theo đó, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 2017 đạt 1.050 tỷ đồng, năm 2018 đạt 1160 tỷ đồng, năm 2019 đạt 1.285 tỷ đồng, năm 2020 đạt 1.450 tỷ đồng. Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ 20%; Thu ngân sách nhà nước từ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phấn đấu tăng bình quân trên 12%/năm (phấn đấu thu ngân sách nhà nước từ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2017: 70 tỷ đồng, năm 2018: 80 tỷ đồng, năm 2019: 95 tỷ đồng, năm 2020: 110 tỷ đồng; Phấn đấu hoàn chỉnh đầu tư hạ tầng 2 cụm công nghiệp theo quy hoạch để có mặt bằng thu hút các dự án công nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp; Phát triển nguồn và lưới điện đồng bộ với nhu cầu phát triển phụ tải công nghiệp và quy hoạch chung;  phấn đấu đến năm 2020 có trên 98% hộ dân được sử dụng điện lưới Quốc gia và tập trung xây dựng một số làng nghề có sản phẩm được thị trường chấp nhận, nhằm giữ thương hiệu và mở rộng phát triển sản xuất.

Qua đó, tỉnh sẽ rà soát các dự án đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa triển khai, chậm tiến độ, dừng hoạt động, không hiệu quả để có giải pháp xử lý dứt điểm; Tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động tiếp tục ổn định sản xuất theo công suất thiết kế; tiếp tục rà soát các dự án công nghiệp đã đầu tư hoàn thành nhưng đang tạm dừng sản xuất có giải pháp đưa nhà máy đi vào hoạt động trở lại trong năm 2017; đôn đốc, xử lý các dự án đầu tư chậm tiến độ; xử lý dứt điểm tài sản trên đất của các dự án đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.

Ngoài ra, đánh giá, điều chỉnh bổ sung kịp thời các quy hoạch liên quan trực tiếp đến phát triển công nghiệp để định hướng cho phát triển công nghiệp đạt mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2017 - 2020 (theo giá so sánh năm 2010) bình quân đạt 11%/năm; Quan tâm phát triển nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước…) để đáp ứng nhu cấp phát triển công nghiệp; Xây dựng, phát triển, quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến; hỗ trợ nâng cao chất lượng, mẫu mã và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục rà soát, bổ sung danh mục các dự án sản xuất công nghiệp có tiềm năng, lợi thế so sánh, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh nhất là trong lĩnh vực chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng để kêu gọi, thu hút đầu tư vào tỉnh.

Trong nhiều giải pháp đề ra, trước mắt UBND tỉnh Bắc Kạn sẽ tập trung chỉ đạo, đôn đốc các dự án công nghiệp đang đầu tư xây dựng đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành theo đúng tiến độ đã cam kết; thực hiện kiểm tra, giám sát tiến độ đầu tư và xử lý kịp thời các vấn đề có liên quan theo quy định. Kiên quyết không gia hạn giãn tiến độ đầu tư quá 24 tháng; thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, thu hồi đất, không bồi thường tài sản trên đất mà chủ đầu tư không có giải pháp triển khai dự án đem lại hiệu quả kinh tế xã hội...

Báo Công luận
 
Báo Công luận
 
Báo Công luận
Những dự án kìm hãm sự phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn  

PV: Sắp tới, KCN Thanh Bình sẽ tiếp tục mở rộng, nhằm tránh những "vết xe đổ" như trong thời gian vừa qua, Bắc Kạn sẽ có chiến lược gì để thu hút đầu tư cũng như có thể kiểm chứng được năng lực của nhà đầu tư khi thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh.

Ông Lý Thái Hải: Dự án xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu Công nghiệp Thanh Bình tỉnh Bắc Kạn giai đoạn II cũng đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2196/QĐ-UBND ngày 25/12/2017. Theo Quyết định được phê duyệt quy mô đầu tư Khu Công nghiệp Thanh Bình giai đoạn II là 80,3ha. Cơ cấu nguồn vốn gồm các nguồn do Trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác. Tổng mức đầu tư là trên 390 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020. Dự án được xây dựng theo quy định của Luật Đầu tư công và phần lớn là dựa vào nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ, nhưng nhà nước chưa bố trí được nguồn vốn từ ngân sách nên trước mắt tỉnh Bắc Kạn sẽ thực hiện theo chủ trương xã hội hóa, trên cơ sở doanh nghiệp tự đầu tư kinh phí GPMB, san nền và hạ tầng kỹ thuật nếu có dự án đầu tư khả thi.

Để đảm bảo tính hiệu quả của các dự án đầu tư tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về thu hút đầu tư, trong thời gian tới tỉnh Bắc Kạn sẽ chỉ đạo theo hướng chọn lọc các dự án đảm bảo tính khả thi cao, phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn kết chung với quy hoạch vùng và quốc gia.

Về cơ bản hiện nay tỉnh Bắc Kạn đã và đang thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, sử dụng hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương và ban hành chính sách của tỉnh để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư các dự án có quy mô phù hợp, hiệu quả, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, nhiên liệu, đảm bảo môi trường và phù hợp với lợi thế so sánh của tỉnh. 

Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm chứng năng lực của nhà đầu tư, đặc biệt là năng lực tài chính, kinh nghiệm quản trị trong việc triển khai dự án, sản xuất kinh doanh theo quy mô công nghiệp. Mặt khác, yêu cầu các Nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2014, Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ, nếu nhà đầu tư không thực hiện ký quỹ hoặc đã ký quỹ mà không triển khai theo tiến độ cam kết sẽ chấm dứt hoạt động của dự án, số tiền ký quỹ sẽ nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn đang quyết tâm tạo quỹ đất “sạch” kết hợp với nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để mời gọi đầu tư, thu hút mọi nguồn lực cho sự phát triển chung. Do vậy, cần phải có sự quản lý sâu sát hơn nữa của các cấp, các ngành, địa phương; đặc biệt là các dự án triển khai trong khu công nghiệp. Bên cạnh việc quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, tỉnh Bắc Kạn cũng sẽ kiên quyết thu hồi, chất dứt hoạt động đối với những dự án đầu tư kém hiệu quả, chậm tiến độ, yếu năng lực về tài chính và quản trị.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Thành Vinh (thực hiện)

Tin khác

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

(NB&CL) Tuy chưa hoàn thiện thủ tục về giao đất, cấp giấy phép xây dựng nhưng Công ty Cổ phần chế biến gỗ Nhật Huy vẫn ngang nhiên triển khai xây dựng Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhựa kỹ thuật Mega, tại xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Điều tra
Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

(NB&CL) Với mục tiêu giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, UBND xã Tiên Sơn (Việt Yên, Bắc Giang) đã cấp phát con giống cho hộ nghèo theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, trái với mục tiêu ban đầu, việc triển khai đã khiến nhiều hộ dân “dở khóc, dở cười” với những con giống được hỗ trợ.

Điều tra
Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

(CLO) Gần 20 tấn lạc giống có dấu hiệu giả giống lạc L14 đã cung ứng cho bà con nông dân xã Trường Sơn là loại lạc dùng để ăn, không phải lạc giống nên Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra Công an tỉnh để điều tra.

Điều tra
Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

(CLO) Thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, vụ việc Công ty TNHH MTV Đầu tư và thương mại Việt Hùng gian lận doanh thu để trúng thầu dự án tại xã Yên Lâm (huyện Yên Mô) đã được lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo và đang trong quá trình xác minh chưa có kết luận vụ việc.

Điều tra
Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

(CLO) Câu chuyện Ban QLDA Xây dựng Giao thông tỉnh Bắc Ninh ký hợp đồng thời vụ với 1 số cá nhân, mang văn bản đến các đơn vị để xác minh thông tin đầu thầu khiến doanh nghiệp chưa hết bức xúc.

Điều tra