Bài học thần tốc

Thứ sáu, 03/04/2015 14:23 PM - 0 Trả lời

Bài học thần tốc

Congluan.vn


Mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát ra trong chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa.” Mệnh lệnh đó được các binh trạm viết trên vách đá, trên những thùng đạn và trên những tấm phên nứa dựng dọc lề đường hành quân. Quãng đường phải đi 2 - 3 ngày Đại tướng chỉ cho  1 ngày và ấn định ngày giờ nổ súng tấn công từng mục tiêu cụ thể. Lúc này thời gian là lực lượng. Trong khi kẻ địch còn  đang choáng váng vì mất Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang nếu không thần tốc và táo bạo chớp thời cơ, để quân địch có thời gian củng cố tinh thần và lực lượng thì chúng ta sẽ phải tốn rất nhiều thời gian và xương máu mới giải phóng được miền Nam.
      

Tinh thần nghị quyết của Bộ Chính trị lúc đầu là: “Tranh thủ thời cơ thuận lợi, phấn đấu để giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Nhưng Đại tướng chỉ thị: “Thần tốc và táo bạo, quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam trong mùa Xuân 1975”. Tiến vào đô thị miền Nam, bộ đội ta không biết đường, chỉ nhìn trên bản đồ quân sự. Nếu vừa đi vừa tìm đường thì không thể thực hiện được yêu cầu thần tốc. Nhưng chính nhân dân miền Nam mà chủ yếu là thanh niên và sinh viên đã nhảy lên tháp xe tăng và bậc cửa ôtô chỉ đường cho quân ta tiến vào thành phố, nhờ thế mà trưa 30/4 Bùi Quang Thận đã cắm cờ trên nóc Dinh Độc lập.


Với tất cả mọi cuộc cách mạng, thời gian là lực lượng. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày nay, cướp thời gian, chớp thời cơ vẫn là một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định thành công. Nếu chúng ta phóng vệ tinh vinasat1 chậm mất 1 năm thì sau đó  khó khăn sẽ tăng thêm 200 lần và chi phí tăng lên 20 lần. Nếu ngành khoa học công nghệ của chúng ta không tăng tốc để tạo bước ngoặt thì chúng ta sẽ càng tụt hậu xa hơn, vì thế giới đang tiến như vũ bão và về khoa học công nghệ chúng ta đang tụt hậu hàng trăm năm so với thế giới. Vậy mà công cuộc cải cách hành chính ở nước ta đang tiến với tốc độ rùa, 15 năm thực hiện cải cách hành chính mà giờ vẫn hành là chính. Ngành Giáo dục & Đào tạo đang tụt hậu ghê ghớm, càng cải cách càng tụt hậu, mặc dù ngài Lý Quang Diệu đã cảnh báo với chúng ta rằng: “Trong thế kỷ này, quốc gia nào vượt lên về giáo dục và đào tạo thì quốc gia đó thắng.”

Những ngày cuối tháng 04 năm 1975, hàng nghìn chiến sĩ ta đã ngã xuống trên phòng tuyến Xuân Lộc. Máu xương đã đổ để mở cánh cửa vào Sài Gòn. Trưa 29/04/1975 Trung đoàn 280 pháo phòng không còn đánh trận cuối cùng ở Ngầm Bầu Sông Bé và 11 chiến sĩ đã hy sinh trước giờ thắng trận. Máu xương của các anh hùng liệt sĩ đổ cho ngày 30/04 đã không uổng vì chúng ta đã toàn thắng. Nhưng nếu chúng ta không biết tự làm nhẹ mình bằng cải cách hành chính và bằng chống tham nhũng để tăng tốc thì chúng ta sẽ bỏ lỡ thời cơ, vì Việt Nam đang trong giai đoạn chạy nước rút. Thương trường như chiến trường, phát triển kinh tế cũng phải thần tốc mới có thắng lợi.

nhật khánh 

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có văn bản chấp thuận

Bản quyền thuộc về: Báo điện tử Nhà báo & Công luận