Bạn biết gì về thuốc lá điện tử?

Thứ tư, 19/07/2017 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Gần chục năm lại đây, trên thị trường thế giới xuất hiện dòng thuốc lá điện tử (TLĐT). Còn ở nước ta, dòng TLĐT mới xuất hiện chừng dăm ba năm lại đây, bước đầu đã cuốn hút một bộ phận giới trẻ sử dụng giống như một trào lưu. Tuy nhiên, để hiểu rõ về TLĐT thì chưa hẳn ai cũng biết.

Dòng thuốc lá thời hiện đại

TLĐT là gì? Có thể hiểu rằng, đây là một sản phẩm phổ biến dành cho những người muốn cai thuốc lá nhanh, hiệu quả mà vẫn “sành điệu” như khi còn đang hút thuốc lá thông thường.

Thuốc lá điện tử (E-cigarette) đ??c s?n xu?ược sản xuất đầu tiên ở Trung Quốc và được đưa vào thị trường Mỹ năm 2007. Nhiều sản phẩm TLĐT có hình thức rất dễ nhầm với thuốc lá điếu thông thường. Hiện trên thị trường có nhiều loại TLĐT có tên gọi khác nhau, như: Thuốc điện tử Buddy CE7 Thuốc điện tử CE Titan Pro; Thuốc điện tử Eleaf iJust 2; Thuốc điện tử Joyetech Evic VT; Thuốc điện tử Kanger Subox Mini; Thuốc điện tử Joyetech Ego One VT; Thuốc điện tử Wismec Reuleaux RX 200 200W; Thuốc điện tử Eleaf Istick Basic; Thuốc điện tử Ego One CT; Thuốc điện tử Eleaf iJust Start Plus v.v…

Mặc dù có tên gọi khác nhau, song tính chất của loại TLĐT đều giống nhau. Đây là sản phẩm không có lá thuốc lá. TLĐT thực chất là một loại thiết bị làm bay hơi; thay vì đốt cháy lá thuốc lá, thiết bị này đốt nóng chất lỏng, chất lỏng sẽ biến thành hơi và được hít vào. Tuy một số người cho rằng hơi từ TLĐT không gây hại cho sức khỏe như thuốc lá truyền thống, song nhiều cơ quan quản lý và các chuyên gia y tế không cho là như vậy. Dưới đây là những đặc tính của TLĐT:

Báo Công luận
 Một trong những hộp TLĐT

1. Không cần châm lửa: TLĐT hoạt động nhờ bộ pin lithi; mỗi “điếu” TLĐT cũng có một buồng bay hơi và một ống đổ đầy chất lỏng. Khi rít “điếu” thuốc, bộ pin sẽ cấp điện cho thiết bị để đun nóng chất lỏng và làm nó bay hơi. Một số loại TLĐT còn có đèn LED ở đầu phát ánh sáng màu đỏ (hoặc các màu khác) giống như đầu điếu thuốc lá thật, chỉ khác là vì do không đốt cháy sợi thuốc lá, nên chúng không có khói, không có khí CO và không mùi; thứ mà người dùng hít vào chính là hơi.

2. Chứa nicotin lỏng: TLĐT không có khói và không có lá thuốc lá, nhưng chúng có nicotine. Chất lỏng chứa trong “điếu” TLĐT thường là hỗn hợp của nicotin, các chất tạo mùi (như mùi kẹo cao su thổi bóng hoặc mùi dưa hấu), propylene glycol (dung môi), và những phụ gia khác. Lượng nicotin tùy thuộc vào hỗn hợp của từng ống nicotin lỏng lắp trong “điếu” thuốc. Một số sản phẩm chứa lượng nicotin tương đương với thuốc lá điếu thông thường, trong khi một số khác chứa hàm lượng gần giống với thuốc lá điếu “nhẹ” hoặc “cực nhẹ”. Cũng có loại ống chứa chất lỏng mùi thơm không có nicotin, dành cho những người muốn trải nghiệm cảm giác hút thuốc mà không muốn bị tác dụng có hại.

Báo Công luận
Vỏ hộp trông khá đẹp. 

3. Độc hại: Khói thuốc lá thông thường chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất được biết là tác nhân gây ung thư. Thuốc lá điện tử cũng vậy, trong đó có chứa rất nhiều nicotin lỏng. Nicotin lỏng được chiết xuất từ lá cây thuốc lá, nhưng không giống như lá cây thuốc lá, nicotin lỏng có thể gây chết người. Chất này có thể gây hại khi hít vào, khi ăn hoặc khi hấp thu qua da. Chỉ một liều nhỏ cũng nguy hiểm – chưa đến một thìa canh nicotin lỏng của nhiều loại TLĐT cũng đủ giết chết một người lớn, và chỉ một thìa cà phê là đủ giết chết một trẻ nhỏ.

Ở Mỹ, số cuộc gọi đến các trung tâm chống độc về nicotin lỏng trong TLĐT đã tăng vọt từ tháng 9/2010 – 2/ 2014, từ chỉ 1 cuộc gọi/tháng đã tăng lên 215 cuộc gọi/tháng – mức tăng từ 0,3% lên 41,7% tổng số cuộc gọi cấp cứu. 51,1% số vụ có liên quan đến tai nạn ngộ độc ở trẻ em dưới 5 tuổi (gần 42% số vụ là người lớn từ 20 tuổi trở lên). Điều này cho thấy sự tàn phá cơ thể ở người sử dụng còn ghê hơn ở người hút thuốc lá thông thường.

Một số nghiên cứu cho thấy không chỉ nicotin mới gây nguy hiểm. Nhiều loại TLĐT cũng giải phóng ra kim loại trong khi sử dụng. Ví dụ như thiếc, cũng như những chất không tinh khiết khác gây độc và gây ung thư.

Báo Công luận
 Ống TLĐT

4. Không được kiểm soát chất lượng: Mặc dù đã có mặt trên thị trường gần chục năm nay, song nhiều cơ quan quản lý và chuyên gia y tế vẫn chưa biết chắc về mức độ an toàn thực sự của TLĐT. Mối lo ngại bao gồm thiếu sự minh bạch về tất cả những thành phần được sử dụng cũng như thiếu sự cam kết của các nhà sản xuất về độ an toàn của sản phẩm. Ví dụ, năm 2009, FDA Mỹ đã phát hiện một số ống nicotin lỏng chứa khoảng 1% diethylene glycol (DEG), một chất độc cũng có trong dung dịch chống đông.

5.Thiếu sự quản lý: Ở Mỹ, cho mãi đến năm 2014, FDA mới đưa ra những qui định về thuốc lá điện tử, gel nicotine và thuốc lá tan, cùng với một số sản phẩm thuốc lá khác mà trước đó chưa được quản lý. Theo những quy định này, nhà sản xuất phải ghi rõ các thành phần có trong sản phẩm, và phải được sự phê duyệt của FDA trước khi đưa ra thị trường. Ngoài ra, không được bán thuốc lá điện tử cho trẻ em và tất cả nhãn phải có cảnh báo về sức khỏe; việc phát mẫu thử miễn phí và bán hàng bằng máy tự động cũng bị cấm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất cho rằng TLĐT đơn thuần chỉ là giải trí và không cần chịu sự quản lý của FDA.

Báo Công luận
Đầu đốt, ống chứa tinh dầu có thể tháo rời, thay thế 

6. Có thể sử dụng nhiều lần: TLĐT là thiết bị chạy bằng pin. Nếu nhớ thay pin thì có thể sử dụng lại nhiều lần (mặc dù việc bảo dưỡng và tuổi thọ sẽ tùy thuộc vào loại sản phẩm). Không chỉ pin sạc khiến cho thiết bị này dùng được nhiều lần, mà nhiều loại còn có thể đổ đầy lại. Chất lỏng trong ống cần được đổ lại thường xuyên, bằng cách lắp ống mới hoặc đổ đầy lại khi ống đựng đã hết.

7. Ít tốn kém hơn so với thuốc lá: Ở nước ta, đầu tư ban đầu một bộ thuốc lá điện tử dao động từ 5 trăm đến 5 triệu đồng (tùy loại). Sau khi hút hết một ống tinh dầu, người sử dụng có thể mua sỉ chất lỏng và tự đổ vào ống. Về lâu dài, hút thuốc lá điện tử sẽ tốn kém ít hơn so với hút thuốc lá thông thường.

Báo Công luận

8. Tạo ra khói thuốc thụ động: Bất chấp những tuyên bố rằng chúng là cách thay thế an toàn cho thuốc lá truyền thống, TLĐT có lẽ không giải quyết được hoàn toàn vấn đề của phơi nhiễm thụ động với nicotin.

Phơi nhiễm nicotin từ TLĐT là có thật, mặc dù nhiều nghiên cứu cho rằng mức độ phơi nhiễm từ việc hít TLĐT ít hơn nhiều so với hút thuốc lá “thật”.

9. Gây ung thư phổi: Các nghiên cứu về TLĐT cho thấy người sử dụng  TLĐT (kể cả thuốc lá điện tử không nicotin) thường bị giảm chức năng phổi, cản trở đường thở và thay đổi tế bào giống như hút thuốc lá truyền thống.

Đức Hạnh (Tổng hợp)

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe