Báo chí Việt Nam 1946-1954: Từ Thủ đô Hà Nội đến Chiến khu Việt Bắc:

Báo chí cách mạng và những bước trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc trong gian khó

Thứ ba, 20/04/2021 21:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 20/4, Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Hội Nhà báo Việt Nam) tổ chức chương trình trưng bày chuyên đề và tọa đàm: “Báo chí Việt Nam 1946-1954: Từ Thủ đô Hà Nội đến Chiến khu Việt Bắc”.

Tham dự chương trình có nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Mai Đức Lộc cùng các nhà báo lão thành, nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia làm báo trong kháng chiến chống Pháp và làm báo tại các chiến khu; đại diện các cơ quan báo chí Trung ương và các tỉnh vùng Việt Bắc.

Trưng bày chuyên đề và tọa đàm “Báo chí Việt Nam 1946-1954: Từ Thủ đô Hà Nội đến Chiến khu Việt Bắc” được nghiên cứu và khai thác, tái dựng với tính chất gợi mở về một giai đoạn lịch sử gắn liền với một số hoạt động và sự kiện báo chí tiêu biểu, gắn liền với Thủ đô Hà Nội năm 1946 đầy bão tố, thù trong giặc ngoài, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh và cuộc kháng chiến “9 năm làm một Điện Biên”.

Các đại biểu dự lễ cắt băng trưng bày chuyên đề và tọa đàm

Các đại biểu dự lễ cắt băng trưng bày chuyên đề và tọa đàm "Báo chí Việt Nam 1946-1954 - Từ Thủ đô Hà Nội đến Chiến khu Việt Bắc". Ảnh: Sơn Hải

Trong đó, báo chí cách mạng thực sự đã có một bước trưởng thành và lớn mạnh vượt bậc ngay trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của cuộc chiến tranh vệ quốc, trên cơ sở những tư liệu, hiện vật là di sản báo chí vô giá gây dựng và để lại từ lao động sáng tạo và sự cống hiến, hi sinh của cả một thế hệ nhà báo - chiến sĩ.

Từ 1947, Việt Bắc trở thành Thủ đô kháng chiến, nơi quy tụ các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước ta, cũng là cái nôi của báo chí cách mạng thời kỳ này. Tại đây, nhiều cơ quan báo chí lớn từ Hà Nội đã di chuyển trụ sở lên, một số cơ quan báo chí lớn và nhiều báo chí khác chính thức ra đời, như: Hội Nhà báo Việt Nam; Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - Cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất…

Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam và các nhà báo lão thành thăm các gian trưng bày chuyên đề. Ảnh: Sơn Hải

Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam và các nhà báo lão thành thăm các gian trưng bày chuyên đề. Ảnh: Sơn Hải

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Bảo tàng báo chí Việt Nam Trần Kim Hoa cho biết: "Qua chương trình có thể thấy rõ hơn những hình ảnh sinh động, trung thực về đời sống kháng chiến qua ống kính các nhà nhiếp ảnh từ Hà Nội gồng gánh lên chiến khu, không chỉ tạo nguồn ảnh thời sự cho báo chí chiến khu mà còn cung cấp cho chúng ta hôm nay những tư liệu ảnh vô giá. Có người mở cả hiệu ảnh ở chiến khu như hiệu ảnh của nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu…

Độc đáo không đâu có, chính là câu chuyện làm báo tại chiến trường Điện Biên Phủ, tòa soạn báo hoạt động ngay cạnh các chiến hào và sát cánh với bộ đội. 33 số báo đã ra đời giữa chiến trường chính là một huyền tích có thật của báo chí kháng chiến.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi và giám đốc Bảo tàng báo chí Việt Nam Trần Kim Hoa tặng hoa những nhà báo lão thành tham dự tọa đàm. Ảnh: Sơn Hải

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi và giám đốc Bảo tàng báo chí Việt Nam Trần Kim Hoa tặng hoa những nhà báo lão thành tham dự tọa đàm. Ảnh: Sơn Hải

Thời kỳ này, nhiều tên tuổi lớn đã khẳng định được ngòi bút chiến đấu ngay trên các trang báo ra đời trong kháng chiến và tiếp tục bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp báo chí trong nhiều thập kỷ qua. Hôm nay, có mặt tại đây, bảo tàng Báo chí Việt Nam vinh dự được đón một số các nhà báo lão thành là nhân chứng lịch sử của báo chí kháng chiến, như Nhà báo Nguyễn Khắc Tiếp, Nhà báo Phạm Phú Bằng, Nhà báo Hà Đăng, Nhà báo Đặng Minh Phương, Nhà báo Thái Duy… Các cụ đều ở tuổi 90, có người đã 99 tuổi, là những tấm gương sáng tự hào của các thế hệ làm báo chúng ta".

Nhà báo Trần Kim Hoa cũng chia sẻ: "Tại chương trình lần này một số tư liệu ảnh quý lần đầu tiên ra mắt công chúng ở Việt Nam. Như tác phẩm, hoạt động báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp, những năm từ 1946-1954, ảnh do nhà quay phim Nguyễn Thế Đoàn chụp năm 1950, NSƯT Phạm Việt Tùng hiến tặng năm 2015. Hay liên quan đến sự kiện Hội Nhà báo Việt Nam gia nhập tổ chức nhà báo quốc tế OIJ năm 1950:  ngay sau khi ra đời, Hội đã cử hai nhà báo tiêu biểu, đại diện cho đội ngũ báo chí Việt Nam lên đường sang Helsinki Thủ đô Phần Lan dự Hội nghị của OIJ là nhà báo Thép Mới và nhà báo Trần Lâm. Nay, lần đầu tiên bảo tàng Báo chí Việt Nam xin giới thiệu tại Trưng bày này những hình ảnh lần đầu tiên được công bố".

Các đại biểu tại Toạ đàm “Báo chí Việt Nam 1946-1954: Từ Thủ đô Hà Nội đến Chiến khu Việt Bắc”. Ảnh: Sơn Hải

Các đại biểu tại Toạ đàm “Báo chí Việt Nam 1946-1954: Từ Thủ đô Hà Nội đến Chiến khu Việt Bắc”. Ảnh: Sơn Hải

Phát biểu tại chương trình, nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Hôm nay tôi được lắng nghe những câu chuyện rất quý từ những nhà báo lão thành. Đó là, câu chuyện của nhà báo Hà Đăng về thời kỳ làm báo ở chiến khu 5; nhà báo Thái Duy kể về vai trò của báo chí từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp; những kỷ niệm của nhà báo Nguyễn Khắc Tiếp, nhà báo Phạm Phú Bằng…nói về làm báo thời kỳ diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ.

“Đó là tất cả là những câu chuyện vô cùng cảm động và tự hào về báo chí cách mạng của chúng ta. Là những câu chuyện cảm động và rất tự hào trong một thời kỳ gian khó ở một địa bàn đặc biệt là chiến khu Việt Bắc. Bắt đầu từ năm 1946 chúng ta bắt đầu bước vào cuộc kháng chiến, qua báo chí chúng ta biết được những sự kiện về kỳ bầu cử quốc hội đầu tiên, các chiến dịch, chiến trường lớn” nhà báo Hồ Quang Lợi chia sẻ.

Nhà báo Thái Duy kể về vai trò của báo chí từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Sơn Hải

Nhà báo Thái Duy kể về vai trò của báo chí từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Sơn Hải

Đó là thời kỳ xuất hiện những tờ báo lớn như: Báo Độc Lập, Báo Cứu Quốc, Thông tấn xã, Báo Nhân dân, hay các báo đoàn thể như báo Lao Động, Tiền Phong, Phụ Nữ… cũng đã xuất hiện ở chiến khu Việt Bắc. Biết về thời kỳ đó những người làm báo ở thế hệ sau này sẽ được hiểu thêm về những kinh nghiệm quý báu, những tinh thần làm việc, lý tưởng làm nghề của các nhà báo tại chiến khu Việt Bắc.

Nhà báo Hồ Quang Lợi khẳng định: “Dọc con đường kháng chiến của chúng ta trong suốt một thế kỷ vừa qua chúng ta vẫn còn nhiều cơ hội để tổ chức các cuộc tọa đàm có ý nghĩa như thế này. Tôi mong muốn các nhà báo, đặc biệt là những nhà báo lão thành tiếp tục có những đóng góp bằng những câu chuyện xúc động để kể cho thế hệ sau này. Mỗi lần có các hoạt động ở đây thì chính các bác là những nhân chứng sống đáng tự hào và được nắm tay các bác, được nghe các bác nói chuyện, đó là điều hết sức quý giá”.

Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại chương trình. Ảnh: Sơn Hải

Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại chương trình. Ảnh: Sơn Hải

Nhân dịp này, nhà báo Hồ Quang Lợi cũng mong muốn Bảo tàng Báo chí Việt Nam tiếp tục tổ chức các buổi tọa đàm để tiếp tục lan tỏa hơn nữa hình ảnh đội ngũ những người làm báo Việt Nam thời kỳ kháng chiến, để góp phần làm đẹp hơn nữa truyền thống của báo chí cách mạng Việt Nam.

Tại chương trình, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức trưng bày các tư liệu, hình ảnh, hiện vật về báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ 1945-1954 và báo vùng chiến khu Việt Bắc. Tại tọa đàm các nhà báo lão thành, nhân chứng lịch sử đã chia sẻ, kể về những kỷ niệm đặc biệt về thời kỳ làm báo trong giai đoạn kháng chiến đầy gian khổ, như: Kỷ niệm về làm Báo Cứu quốc, làm báo Tết ở Liên khu V, làm báo chiến trường và tại mặt trận Điện Biên Phủ; làm báo thông tấn thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp và đọc báo xuất bản từ Việt Bắc; các nhà văn đã tham gia đóng góp vào báo chí kháng chiến; ảnh báo chí trong kháng chiến chống Pháp...

Đây là một trong những hoạt động đặc biệt kỷ niệm 75 năm Ngày tổng tuyển cử đầu tiên (1946-2021) và Báo Quốc Hội; 72 năm Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng (4/1949 - 4/2021); 71 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (4/1950 - 4/2021) và 70 năm Báo Nhân Dân xuất bản số đầu (3/1951-3/2021) và hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam Lần thứ XI.

Lê Tâm

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo