Báo chí có nghĩa vụ vun đắp niềm tin cho công chúng

Thứ sáu, 03/04/2015 09:02 AM - 0 Trả lời

Báo chí có nghĩa vụ vun đắp niềm tin cho công chúng

Congluan.vn
(NB&CL) Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo một lần nữa lại “nóng” diễn đàn Hội thảo “Đạo đức nghề báo trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin”, được Hội Nhà báo Việt Nam kết hợp với Tổ chức Konrad Adenauer Stiftung (Đức) tổ chức ngày 17/3. Qua Hội thảo này, Hội Nhà báo Việt Nam mong muốn giới báo chí thấm nhuần hơn nữa trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ trong việc thông tin, hướng dẫn dư luận xã hội, vì ngoài mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước, báo chí còn thực hiện chức năng phản biện xã hội. Các nhà báo không được để đồng tiền chi phối, đi chệch các quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, vi phạm Luật Báo chí và đặc biệt là hạ thấp phẩm chất của người làm báo Việt Nam.
 


Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau nhìn nhận, phân tích về sự phát triển của khoa học – công nghệ, tạo ra những thay đổi lớn trong cách tiếp nhận và hoạt động trao đổi thông tin của các phương tiện truyền thông truyền thống. Từ đó đưa ra câu trả lời cho việc phải làm thế nào để các phương tiện truyền thông cổ điển sản xuất ra các sản phẩm truyền thông phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của công chúng truyền thông hiện nay? Những thay đổi về kỹ năng của nhà báo trong môi trường truyền thông số là gì? Trước những tin đồn trên mạng xã hội, nhà báo cần phải ứng xử như thế nào?
 

Thực tế cho thấy, việc đăng tải những thông tin theo hướng tích cực sẽ rất tốt để công chúng biết cách phòng tránh. Tuy nhiên, không ít tin đồn xuất hiện trên các trang mạng, thậm chí xuất hiện trên vài tờ báo chính thống (đưa tin theo kiểu giật gân, câu khách) chưa được kiểm chứng thực hư. Điều đó, không những tác động trực tiếp đến tâm lý của công chúng, mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế, chính trị, uy tín và danh dự của tổ chức, cá nhân nào đó, thậm chí dẫn đến bất ổn xã hội. Từ thực tế đó, báo chí cần thận trọng trước tin đồn trên mạng xã hội, bởi báo chí không chỉ là nơi cung cấp thông tin chính xác, bổ ích cho độc giả mà còn phải định hướng dư luận xã hội, bác bỏ những tin đồn thất thiệt. Chính vì vậy, đòi hỏi người làm báo cần có sự “nhạy cảm nghề nghiệp” trong chọn lựa, xử lý và có liều lượng thông tin.

Bên cạnh đó, trong môi trường thông tin đa chiều, báo chí cần phải “vun đắp” niềm tin cho công chúng. Thực tế cho thấy, những tin đồn hiện nay lan tỏa trên các trang mạng xã hội rất nguy hiểm. Do đó, khi khai thác thông tin trên mạng xã hội, nhà báo luôn phải nhớ rằng, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển. Để làm tốt chức năng ấy, báo chí trước hết phải tôn trọng sự thật và “vun đắp” niềm tin cho công chúng của mình. Để làm được điều đó các cơ quan báo chí, đặc biệt các nhà báo luôn phải tỉnh táo, ứng xử một cách linh hoạt để có những bài viết chính 2. xác, đưa ra cảnh báo cũng như tránh các hệ lụy của những tin đồn gây hại cho đất nước, dân tộc…

Các đại biểu tham dự hội thảo khẳng định, nếu nhà báo không có sự sàng lọc, kiểm chứng nguồn tin để tin đồn “tung hoành” trên báo chí, vô hình trung vai trò và uy tín của báo giới trong mắt của công chúng bị hạ thấp, lòng tự trọng nghề nghiệp của những người làm báo chân chính bị tổn thương nặng nề.

Báo chí vừa tạo dư luận vừa định hướng dư luận. Bạn đọc vẫn thường truyền miệng nhau câu: Báo họ mới đăng mà! Hàm ý của câu nói ấy là sự tin cậy, chứ không mấy khi nghi ngờ, thiếu lòng tin. Cùng một sự kiện, vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội hằng giờ, hằng ngày, nếu không chủ động thông tin rất có thể báo chí rơi vào tình trạng “lép vế” với báo “không chính thống”, nhất là trước những thông tin trên các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử không thuộc diện chịu quản lý về nội dung bởi các cơ quan quản lý Nhà nước. Việc tiếp cận, thụ hưởng thông tin từ nhiều kênh khác nhau cũng đặt ra một vấn đề rất tế nhị, bạn đọc thường đặt câu hỏi: kênh thông tin nào tin cậy hơn, thông tin trước hay sau? Đương nhiên, nếu thông tin chậm, nhất là báo nào không có thông tin thì sẽ khó phát huy ảnh hưởng của mình.

Trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của các phương tiện thông tin, yếu tố cạnh tranh thông tin càng trở nên quan trọng. Bấy lâu nay, quan niệm của người làm báo cho rằng, chất lượng, sức mạnh thông tin nằm ở chỗ chủ thể thông tin là ai, là cơ quan báo chí nào đăng, phát. Nhận xét ấy có lý nhưng chưa đủ. Quan điểm của bạn đọc đã có sự chuyển dịch theo lứa tuổi, học vấn, cương vị xã hội. Đã từng có nhận xét: thông tin nào đến trước, tần suất cao, kéo dài, hấp dẫn, đáp ứng thị hiếu nghe nhìn, nội dung thông tin cùng cách lý giải chân tình thường dễ chấp nhận và thuyết phục được độc giả. Thực tế ấy cũng là thách thức không nhỏ đối với những người làm báo.

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện truyền thông hiện đại đang là công cụ tốt nhất để giúp cho báo chí truyền tải một lượng thông tin khổng lồ đến với công chúng. Đây vừa là thuận lợi, vừa là thách thức đối với những người làm báo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Vấn đề đặt ra cho các nhà báo cũng giống như các nhà sản xuất hàng hóa khi phải trả lời ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào? Nhà báo cũng phải tự đặt ra cho mình ba câu hỏi là: Viết cái gì? Viết cho ai? Và viết như thế nào? Để trả lời cho ba câu hỏi ấy mỗi nhà báo nên bắt đầu từ đâu?

Độc giả nín thở để chờ tin qua các phương tiện thông tin đại chúng một cách nhanh nhất, để được hưởng những giây phút xúc động nhất. Họ tìm đến các phương tiện báo chí trước hết là để tìm kiếm thông tin và trong những thông tin đó thì thông tin thời sự luôn đóng vai trò quan trọng. Từ khi báo điện tử xuất hiện đã phần nào phá vỡ tính định kỳ trong đặc điểm truyền thống của báo chí. Thông tin trên báo điện tử ngày nay không phải là hàng ngày mà nó được cập nhật hàng giờ, thậm chí là chỉ ít phút… Vấn đề đặt ra cho mỗi nhà báo là phải làm thế nào để xử lý những thông tin trước khi đưa lên mặt báo một cách nhanh nhất, chính xác nhất nhưng phải mang tính định hướng dư luận xã hội tốt nhất.

Nhà báo luôn cần sự nhạy cảm trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Một thông tin nhanh nhạy, chính xác có sức lan tỏa nhanh, nhận được sự đồng tình lớn của dư luận xã hội đó là những thông tin tốt, đúng định hướng. Chúng ta nên hiểu, báo chí Việt Nam là nền báo chí cách mạng, mọi hoạt động của báo chí đều phải nhằm mục đích là phục vụ công tác tuyên truyền quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước. Báo chí không thể đi ngược lại với lợi ích của quốc gia dân tộc, lợi ích của nhân dân. Sự nhạy cảm của các nhà báo chính là cách xử lý thông tin, điều này phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị, nhận thức xã hội và kinh nghiệm.
 
N.HUY 
 
Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, ông Trần gia Thái- Phó Chủ tịch hội Nhà báo việt Nam- cho biết: Ban Thường vụ hội Nhà báo việt Nam đang chỉ đạo các cấp hội tiếp tục triển khai thực hiện “học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ Chí minh” theo Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, gắn với việc thực hiện Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo việt Nam. hội cũng đã thực hiện việc cụ thể hoá 9 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo việt Nam, biên soạn quy tắc "Cẩm nang đạo đức báo chí" với nội dung phong phú, thiết thực cụ thể, làm cơ sở hoạt động tác nghiệp cho hội viên báo chí. Thường trực Thường vụ hội giao cho Ban Nghiệp vụ, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tổ chức các cuộc hội thảo về đạo đức nghề báo, các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho hội viên, củng cố kiến thức báo chí hiện đại, kinh nghiệm quản lý các loại hình báo chí và những quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Tại hội thảo quốc gia “Tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do hội phối hợp học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức năm 2011, nhiều vấn đề liên quan đến đạo đức nghề báo đã được đề cập, phân tích. đầu năm 2012, hội phối hợp với Trường đh Khoa học xã hội và nhân văn hà Nội tổ chức thành công hội thảo khoa học quốc gia “văn hoá truyền thông trong thời kì hội nhập, trong đó, nhiều khía cạnh của đạo đức nghề báo cũng đã được phân tích, bàn thảo một cách có trách nhiệm.
 
(Trích tham luận tại Hội thảo của NB Trần Duy Phương- TBT báo Lao động)
 
… Chúng tôi điểm lại những việc làm có thể nói là thất đức của một số cán bộ y tế Bệnh viện Hoài Đức, Hà Tây ở đây để tìm câu trả lời, đạo đức nhà báo trong quá trình tác nghiệp ở vụ án này cần ứng xử thế nào cho đúng. Chúng tôi muốn đề cập như vậy bởi hai chữ đạo đức thì không phải bàn cãi, nhưng hiểu như thế nào là đạo đức trong mỗi vụ việc cụ thể lại có thể có những cách hiểu khác nhau.
 
Thứ nhất, ngay từ khi phóng viên của chúng tôi bắt đầu đặt vấn đề với giám đốc của bệnh viện làm việc thì đã có rất nhiều cuộc điện thoại đến để can thiệp. Nhưng chúng tôi đã chỉ đạo, phải làm quyết liệt vì hồ sơ cho thấy đây là vụ việc rất nguy hiểm cho sức khoẻ người bệnh. Càng diễn biến phức tạp, càng nhiều điện thoại xin…tha, nhưng chúng tôi càng làm thì càng thấy không thể  nương tay. Chắc không ít người trong số những người gọi điện đó có thể trách, nhưng chúng tôi không thể làm khác.
 
Thứ hai, chúng tôi dù rất phẫn nộ với những hành vi phi nhân tính của các kỹ thuật viên ở đây nhưng cũng rất biết, họ dù sao cũng chỉ là những người buộc phải thi hành lệnh cấp trên. Do đó, trong nhiều bài báo chúng tôi đã đề cập đến nội dung này và cũng có những đề nghị, khi hội đồng xét xử lượng hình cần cân nhắc yếu tố này. Không phải ngẫu nhiên khi chúng tôi có những bài “Kết thúc điều tra vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm: Vẫn chưa rõ người chủ mưu”; “Cần làm rõ đối tượng cầm đầu”…
 
Thứ ba, “đấu tranh, tránh đâu?” đã thành câu cửa miệng lâu nay. Do đó, Ban biên tập đã quán triệt đến các phóng viên theo dõi vụ này, phải bảo vệ đến cùng những người tố cáo, những nhân chứng cung cấp tài liệu cho báo. Điển hình trong vụ này là Kỹ thuật viên trưởng Phan Thị Oanh- người thu thập chứng cứ chủ yếu, người đứng tên tố cáo nhưng cũng là người bị khởi tố. Do đó, chúng tôi chỉ đạo, bằng mọi giá phải bảo vệ được chị Oanh. Vì vậy, chúng tôi đã có loạt bài: “Chị Oanh Hoài đức và nỗi đau hậu tố cáo”; “Nếu không tỉnh táo, chúng ta có thể làm hại cuộc chiến chống tham nhũng” (phỏng vấn ông Vũ Quốc Hùng- nguyên UVTW Đảng, nguyên Phó chủ nhiệm UBKTTW); “Nếu truy tố chị Oanh còn ai dám chống tiêu cực”… Không chỉ dừng ở bài viết, phóng viên còn qua một số nhân vật quan trọng để các vị này đề cập đến nội dung này ở một số diễn đàn chính thống, đồng thời cũng gặp gỡ, trao đổi với những cán bộ có trách nhiệm chỉ đạo điều tra về những tình tiết xứng đáng đình chỉ điều tra… Kết quả, chị Oanh đã được đình chỉ điều tra.
 
Thứ tư, những đối tượng cầm đầu trong vụ án này đã, đang thực hiện âm mưu phản đòn vào những người tố cáo, trong đó có chị Oanh, chị Nguyệt. Với chị Nguyệt, ông Liêm- Giám đốc bệnh viện- còn“dũng cảm”làm đơn tố cáo!! Nhưng điều đáng buồn ở đây là, dù mới chỉ là đơn tố cáo (có những dấu hiệu vu cáo), cơ quan điều tra đang tách ra để điều tra, nhưng có một, hai tờ báo bất chấp dư luận đã bênh vực ông Liêm, đề nghị không nên đình chỉ điều tra với chị Oanh và quy chụp tội cho chị Nguyệt. Đồng thời, hai tuần trước khi diễn ra xét xử, đã có rất nhiều tin nhắn đe doạ được gửi tới chị Nguyệt. Vấn đề này chúng tôi đang cộng tác với công an Hà Nội làm rõ những đối tượng trên. Nhưng chúng tôi đã nói với các chị, Báo Lao Động sẽ luôn sát cánh cùng các chị để bảo vệ công lý. 
 
Chúng tôi xin chỉ đề cập đến một số chi tiết trong một vụ án cụ thể để cùng nhau thảo luận về đạo đức nghề báo. Bảo vệ người chống tiêu cực là chuyện sẽ chẳng bao giờ hết. Chúng tôi chỉ xin nêu qua ví dụ về một loạt bài tiêu biểu của báo Lao Động để đóng góp ý kiến nhỏ về đạo đức của nhà báo. 
 
Vậy nếu hỏi cụ thể đạo đức nhà báo trong trường hợp này nên như thế nào? 
 
Câu trả lời của chúng tôi: Nếu đã nắm tay ai thì xin đừng bỏ tay ra nếu bạn là nhà báo có đạo đức. 
 
Nếu đã nắm tay ai thì xin đừng bỏ tay ra nếu bạn là nhà báo có đạo đức
 
 (Trích tham luận tại Hội thảo của NB Trần Duy Phương - TBT Báo Lao Động)
 
…Với sức truyền tải nhanh chóng, những tin đồn trên mạng luôn được lan rộng theo cấp số nhân khiến tâm lý công chúng tỏ ra hoang mang không phân biệt được đúng sai. Thực tế cho thấy, việc đăng tải những thông tin theo hướng tích cực sẽ rất tốt để công chúng biết cách phòng tránh. Tuy nhiên, không ít tin đồn “chễm chệ” trên các trang mạng, thậm chí xuất hiện trên vài tờ báo chính thống (đưa tin theo kiểu giật gân, câu khách) chưa được kiểm chứng thực hư. Điều đó, không những tác động trực tiếp đến tâm lý của công chúng, mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế, chính trị, uy tín và danh dự của tổ chức, cá nhân nào đó, thậm chí dẫn đến bất ổn xã hội. Vấn đề nhà báo sử dụng tin đồn trên mạng để “chính thống hoá” bài báo của mình không chỉ xảy ra ở Mỹ hay Việt Nam, mà xuất hiện nhiều ở các nước trên thế giới. Tại Trung Quốc, quốc gia được coi là một trong những nước có người sử dụng mạng Internet nhiều nhất thế giới cũng không ít lần bị điêu đứng bởi những tin đồn thất thiệt trên mạng, sau đó báo chí chính thống vào cuộc và đưa tin, gây hoang mang dư luận xã hội, thậm chí ảnh hưởng không tốt đến tình hình chính trị, an ninh của quốc gia. Có thể rút ra một số vấn đề sau: Thứ nhất, báo chí cần thận trọng trước tin đồn trên mạng xã hội. Một trong những vấn đề gây bức xúc dư luận hiện nay là một số phóng viên, cộng (Trích tham luận tại Hội thảo của TS. Nhà báo Nguyễn Thành Lợi, Phó Giám đốc Thường trực Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam) 
 
1. Báo chí cần thận trọng trước tin đồn trên mạng xã hội. Một trong những vấn đề gây bức xúc dư luận hiện nay là một số phóng viên, cộng tác viên của các tờ báo điện tử, trang tin điện tử đang “hoành hành”, gây rối loạn thông tin, nhất là báo chí tiếp tay cho tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội. Điển hình ngày 21/2/2013, trên mạng xã hội xuất hiện tin đồn, nói xấu Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam Trần Bắc Hà bị bắt. Một số trang mạng đã không kiểm chứng thông tin cho đăng tải thông tin này, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng và tiếp tay cho các tờ báo phản động suy diễn, xuyên tạc, ảnh hưởng xấu đến dư luận. 
 
Thứ hai, báo chí không chỉ là nơi cung cấp thông tin chính xác, bổ ích cho độc giả mà còn phải định hướng dư luận xã hội, bác bỏ những tin đồn thất thiệt. Không phải vấn đề nào cũng có thể đưa lên mặt báo, mà đòi hỏi người làm báo cần có sự “nhạy cảm nghề nghiệp” trong chọn lựa, xử lý và có liều lượng thông tin. 
 
Thứ ba, trong môi trường thông tin đa chiều, báo chí cần phải “vun đắp” niềm tin cho công chúng. Thực tế cho thấy, những tin đồn hiện nay lan toả trên các trang mạng xã hội rất nguy hiểm. Do đó, khi khai thác thông tin trên mạng xã hội, nhà báo luôn phải nhớ rằng, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển. Để làm tốt chức năng ấy, báo chí trước hết phải tôn trọng sự thật và “vun đắp” niềm tin cho công chúng của mình. Thứ tư, để chiếm lĩnh và làm chủ không gian trên mạng Internet, các cơ quan báo chí, đặc biệt các nhà báo luôn phải tỉnh táo, ứng xử một cách linh hoạt để có những bài viết chính xác, đưa ra cảnh báo cũng như hệ luỵ của những tin đồn gây hại cho đất nước, dân tộc…Tóm lại, nếu nhà báo không có sự sàng lọc, kiểm chứng nguồn tin để tin đồn “tung hành” trên báo chí, vô hình trung vai trò và uy tín của báo giới trong mắt của công chúng bị hạ thấp, lòng tự trọng nghề nghiệp của những người làm báo chân chính bị tổn thương nặng nề.
 
Nhà Báo HUỲNH DŨNG NHÂN- Phó Chủ Tịch HNB TP. Hồ Chí MinhGần đây có những bài báo vô lý đến khó tin, phi lý cỡ chuyện con voi chui lỗ kim, mà người viết vẫn viết ra bằng được, người in vẫn in lấy được, thậm chí họ viết xong còn không dám cho con cái mình đọc… thì phải thấy đạo đức báo chí xuống cấp đến mức nào… Những hệ lụy của cách làm báo này dẫn đến uy tín và chất lượng thông tin báo chí giảm sút. Người dân dần mất lòng tin và hoang mang trước việc chọn lựa thông tin để đọc, đôi khi họ không phân định rõ được đâu là giá trị thật, đâu là đúng sai, đâu là bản chất của sự việc. 

Nhà Báo NGUYỄN THỀ DŨNG- Phó Chủ Tịch HNB NINh BÌNH, Phó Giám đốC đài PT-TH NINH BÌNH: Ở một số trường hợp có sự thoả thuận ngầm giữa phóng viên và người biên tập khi thực hiện tin, bài nhất là những tin, bài liên quan đến bôi đen hoặc tô hồng, những tin bài mà đạo đức người làm báo thường đã bị đồng tiền hoặc quyền lực chi phối. Không phổ biến nhưng cũng không hiếm hoi lắm những trường hợp tác phẩm truyền hình không được phát sóng hoặc được phát sóng nhưng bị cắt xén bởi lý do “không thích” của lãnh đạo. Ngược lại có những tin, bài không đáng được phát sóng hoặc phải biên tập cắt bỏ thì lại đàng hoàng được phát sóng đầy đủ. Liệu có thể nói rằng dấu ấn đạo đức của nhà báo là lãnh đạo trong các tác phẩm truyền hình này đã bị méo mó?

Nhà Báo DƯƠNG PHƯỚC THU- Phó Chủ Tịch Thường Trực HNB Tỉnh Thừa Thiên Huế: Báo chí là sản phẩm văn hoá, nhưng là văn hoá mang màu sắc chính trị, nếu nhà báo bị lợi dụng thì màu sắc ấy trở thành khí độc gây tác hại cho môi trường. Báo chí viết về bảo tồn văn hoá dân tộc, không có nghĩa là cổ xúy để giữ lại tất cả những gì “được gọi là cổ hủ, lạc hậu” của quá khứ hay xoá bỏ tất cả để rồi xây dựng mới. Phải cân nhắc, suy xét đến ngọn nguồn thì đấy cũng là vấn đề đạo đức của nhà báo.

TS. HÀ HUY PHƯỢNG- Phó Trưởng Khoa Báo Chí, Học Viện BC&TTKhông chỉ các nhà báo ở Việt Nam mà ở các nước trên thế giới cũng có thể vi phạm đạo đức nghề nghiệp, nếu như các nhà báo tác nghiệp 
chưa chuyên nghiệp, không am hiểu luật pháp và thiếu ý thức trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của mình. Một con sâu làm rầu nồi canh, người ta có thể bỏ đi để nấu nồi canh khác, nhưng một nhà báo, tác phẩm vi phạm đạo đức nghề nghiệp không những gây hậu quả xã hội to lớn mà còn khó có thể lấy lại được danh dự và uy tín của cơ quan báo chí đối với công chúng xã hội.

Tin khác

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn