Giám đốc VOV tại ĐBSCL – Nhà báo Lê Quốc Hưng:

Báo chí là cầu nối để ngăn chặn biến đổi khí hậu

Thứ ba, 18/06/2019 21:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại hội thảo truyền thông về biến đổi khí hậu ở ĐBSCL diễn ra ngày 17/6/2019 tại TP.HCM, nhà báo Lê Quốc Hưng, Giám đốc Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại ĐBSCL đã đặt vấn đề “thuận thiên”, biến “nguy” thành “cơ” đối với tình trạng biến đổi khí hậu tại ĐBSCL.

Nhà báo Lê Quốc Hưng (ngoài cùng bên trái) tại hội thảo truyền thông về biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Nhà báo Lê Quốc Hưng (ngoài cùng bên trái) tại hội thảo truyền thông về biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Theo nhà báo Lê Quốc Hưng, Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ đã chứa đựng nhiều nội dung quan trọng, trong đó tựu chung khẳng định: các ngành, các cấp và mọi người dân chấp nhận sống hài hòa theo lẽ “thuận thiên”.

Nhà báo Lê Quốc Hưng cho biết, ĐBSCL là một trong những vùng phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Cùng với hậu quả của việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn, ĐBSCL còn bị đe dọa do mất rừng ngập mặn, rừng tràm và việc khai thác quá mức nước ngầm, gây sụt lún mặt đất. Trong khi đó, ngành nông nghiệp lại phát triển chủ yếu về chiều rộng, dẫn đến lãng phí tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước.

Những thách thức từ biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế buộc nền kinh tế ĐBSCL phải đẩy mạnh tái cơ cấu, khắc phục những tồn tại để từng bước thích ứng và chuyển từ ngôi vị “hàng đầu thế giới về sản lượng” sang  “nâng cao giá trị hàng hóa”.

Lý giải vì sao người nông dân trồng lúa dù nổ lực sản xuất nhưng vẫn nghèo? Nhà báo Lê Quốc Hưng cho rằng, đó là với tư duy cơ học “1+1=2”: Sản lượng, năng suất lúa càng cao đồng nghĩa với thu nhập của nông dân càng cao. Tuy nhiên trên thực tế, để gia tăng sản lượng bằng cách canh tác lúa 3 vụ/năm đã không đem lại hiệu quả vì vụ 3 kéo giảm năng suất và sản lượng của 2 vụ trước đó dù lượng phân bón phải sử dụng tăng hơn gấp 2 lần.

Đề cập đến truyền thống trị thủy, sống hài hòa với thiên nhiên, nhà báo Lê Quốc Hưng cho rằng đã đến lúc lũ cần được đưa trở lại vào ruộng vườn một cách chủ động nhằm khai thác tất cả các lợi ích từ lũ.

Giám đốc cơ quan thường trú Đài tiếng nói VN tại ĐBSCL - nhà báo Lê Quốc Hưng trình bày tham luận tại hội thảo

Giám đốc cơ quan thường trú Đài tiếng nói VN tại ĐBSCL - nhà báo Lê Quốc Hưng trình bày tham luận tại hội thảo

Một vấn đề đáng báo động khác, phong trào nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm có tiềm năng kinh tế rất cao nhờ tận dụng được nguồn nước mặn, được coi là một mô hình sản xuất có thể thích ứng với biến đổi khí hậu. Thế nhưng việc nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh chóng nhưng lại không dựa trên quy hoạch đã dẫn tới thuỷ sản nuôi bị thiệt hại. Đặc biệt, để đáp ứng nuôi trồng thuỷ sản trước mắt, người dân đã tự ý khai thác nước ngầm bừa bãi, khiến tốc độ sụt lún ngày càng trầm trọng.

Dẫn lời GS – TS. Võ Tòng Xuân: “Hiện nay, người ta lén nuôi tôm vì người ta biết Nhà nước bắt trồng lúa thì đi vào nghèo nàn. Chính quyền địa phương vẫn để cho người dân nuôi tôm để có chút đỉnh thu nhập nộp ngân sách Nhà nước của xã, huyện. Nuôi tôm không thành công vì làm tự phát. Nước ông này thải ra, ông kia nuốt vô; cuối cùng, tôm bị bệnh chết. Nuôi tôm tự phát như hiện nay, giàu 2,3 năm đầu, sau đó sạt nghiệp. Bây giờ, muốn giàu phải có kênh mương đàng hoàng, tạo vùng chuyên canh”. Nhà báo Lê Quốc Hưng cho rằng, đời sống người dân nông thôn, nhất là dân trồng lúa những năm gần đây không có nhiều chuyển biến rõ nét là do chậm giải được bài toán chuyển từ an ninh lương thực sang thu nhập. Nói cách khác, thiếu quyết đoán của ngành nông nghiệp trong việc tái cơ cấu lại ngành này dù nước ta đã vượt xa mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực.  

Trở lại với vai trò, trách nhiệm của báo chí trong tuyên truyền những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL, đặc biệt là việc đưa Nghị quyết 120 của Chính phủ vào cuộc sống. Nhà báo Lê Quốc Hưng cho rằng, trên thực tế, sức tàn phá của biến đổi khí hậu là điều ai cũng hiểu, nhưng để biết đầy đủ và thực hiện theo phương thức sống thuận thiên thì rất cần sự đóng góp của các cơ quan báo chí trong thông tin tuyền truyền.

Vì vậy, báo chí phải là cầu nối giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp… với người dân và ngược lại. Có nhiều cách, nhiều phương thức truyền tải thông tin, nhưng để thông tin lưu giữ, định vị đến với các nhà hoạch định chính sách, để người dân không làm tự phát, tự mày mò làm… thì truyền thông mới phát huy hết hiệu ứng.

Thanh Hải

Tin khác

Người dân kêu trời về xe quá tải, khói bụi và tiếng ồn?

Người dân kêu trời về xe quá tải, khói bụi và tiếng ồn?

(CLO) Theo phản ánh của của người dân sống dọc theo tuyến đường tỉnh lộ 16 đoạn qua phường Hương Văn và Tứ Hạ (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) họ kêu trời vì phải sống chung với vấn nạn xe quá tải, khói bụi và tiếng ồn do các mỏ đá, mỏ đất, nhà máy xi măng,… và nhà máy xay xác đá gây ra.

Đời sống
Thái Bình: Hình thành thói quen đọc sách từ mỗi gia đình, dòng họ đến cơ quan, đoàn thể

Thái Bình: Hình thành thói quen đọc sách từ mỗi gia đình, dòng họ đến cơ quan, đoàn thể

(CLO) Tối ngày 17/4, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức khai mạc ngày Sách và Văn hóa đọc tỉnh Thái Bình năm 2024 với thông điệp “Sách hay cần bạn đọc”; “Tặng sách hay - Mua sách thật”.

Đời sống
Lào Cai: Dừng đón khách chiêm bái Di tích lịch sử quốc gia đền Thượng để tu bổ,tôn tạo

Lào Cai: Dừng đón khách chiêm bái Di tích lịch sử quốc gia đền Thượng để tu bổ,tôn tạo

(CLO) UBND thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) vừa ra thông báo tạm dừng các hoạt động tham quan, chiêm bái, thực hành nghi lễ tại Di tích quốc gia đền Thượng và đền Am.

Đời sống
Kon Tum: Đề xuất xử lý hàng loạt cán bộ liên quan vụ hơn 25 ha rừng bị chết

Kon Tum: Đề xuất xử lý hàng loạt cán bộ liên quan vụ hơn 25 ha rừng bị chết

(CLO) Liên quan đến vụ thủy điện Thượng Kon Tum tích nước làm chết 25 ha rừng ở Kon Plông, Sở NN&PTNT tỉnh này vừa có đề xuất xử lý hàng loạt cán bộ.

Đời sống
Dự báo thời tiết 18/4/2024: Hà Nội mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết 18/4/2024: Hà Nội mưa rào rải rác

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 18/4/2024, Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa rào rải rác và có nơi có dông, sau có mưa rào và dông vài nơi; trưa chiều giảm mây hửng nắng.

Đời sống