Báo chí Nga phát sốt vì đưa tin Crimea

Thứ sáu, 03/04/2015 08:52 AM - 0 Trả lời

Báo chí Nga phát sốt vì đưa tin Crimea

(Congluan.vn) - Nội dung chủ đạo của nhiều bài viết tập trung ở câu trả lời của Nga cho cơn kích động của phương Tây nhân sự kiện bán đảo Crimea tham gia thành phần Liên bang Nga, cũng như vấn đề Crimea sẽ hội nhập vào nền kinh tế Nga như thế nào.
 
 
Báo Công luận Báo chí Nga phát sốt vì Crimea
 
Báo Nga phát sốt vì đưa tin Crimea
 
Nhiều tờ báo bình luận về thông điệp của Tổng thống Vladimir Putin gửi Quốc hội ngày 18 tháng Ba về tình hình Ukraina và Crimea hiện nay. "Bài diễn văn Kremlin của ông Putin đã đặt dấu chấm cho cấu trúc thế giới hiện đại", - báo “Vedomosti” nhận xét. Nhà lãnh đạo Nga đã “đề nghị cộng đồng quốc tế hãy bằng việc làm chứ không phải dùng lời nói chấm dứt giai đoạn đơn cực pha trộn chứng điếc cố hữu và những tham vọng của phương Tây, chấm dứt cơn cuồng loạn phát sinh vào thời điểm sụp đổ của Liên Xô do sự kết thúc không dứt khoát và thiếu sót của Chiến tranh Lạnh", - báo trích dẫn ý kiến ​​của nhà khoa học chính trị Dmitry Badovsky. “Ông Putin đã đề xướng những nguyên tắc mới của trật tự quốc tế, dựa trên tiêu chí thống nhất của luật pháp quốc tế, dựa trên sự công bằng và tôn trọng lợi ích của các quốc gia”, - chuyên viên kết luận.

Thể hiện ý chí tự do của mình, các cư dân Crimea dựa vào tiền lệ công nhận độc lập nổi tiếng của Kosovo. Tổng thống Putin đã trích dẫn tuyên bố của Hoa Kỳ về sự kiện Kosovo tách khỏi Serbia hồi năm 2009: “Việc tuyên bố độc lập có thể vi phạm pháp luật trong nước, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là vi phạm luật pháp quốc tế”. "Hành động của người Crimea tương hợp chính xác với hướng dẫn này”, - ông Vladimir Putin nhận xét và nêu câu hỏi: “Vì sao những gì mà người Albania ở Kosovo có thể làm thì lại là cấm kỵ đối với người Nga, người Ukraina, người Tartar ở Crimea?”.

Hiện nay “nhiều cơ quan Nhà nước ở Ukraina bị những kẻ mạo xưng chiếm đoạt, số người này không kiểm soát được gì mà chịu sự chi phối điều khiển của các phần tử cực đoan”, - ông Vladimir Putin nhấn mạnh. Trước bối cảnh đó, nước Nga không thể không phúc đáp yêu cầu giúp đỡ của cư dân Crimea, không thể bỏ mặc họ trong cơn hoạn nạn, - ông nói. Theo lời Tổng thống, trong tình hình với Ukraina, phương Tây đã vượt quá mọi ranh giới cho phép tuy các đối tác phương Tây hiểu rõ rằng tại Ukraina và Crimea có hàng triệu người Nga sinh sống. “Chỉ có những ai mất hết mẫn cảm chính trị và ý thức về giới hạn mới không lường trước được tất cả hậu quả hành động của mình. Nga đã bị đặt vào vị trí từ đó không thể lui nữa”, - ông Putin nói.

Trong thời gian gần tới "miền Đông Ukraina có thể bùng phát, tất nhiên, nếu như các chính trị gia Ukraina vẫn không học được phương cách thần kỳ điều hành đất nước”, - báo “Expert online” dự đoán. “Chính quyền trung ương Ukraina đã làm tất cả mọi việc để cư dân miền Đông vùng lên chống lại họ”, - tạp chí khái quát. Sự can thiệp thô bạo của Hoa Kỳ và châu Âu thông qua hỗ trợ đảo chính ở Ukraina đã buộc Matxcơva phải cậy đến hình thức hành động dứt khoát hơn”, - quan sát viên nhấn mạnh. Làm thế nào khác được, nếu hôm nay ở phương Tây người ta chỉ tiếp thụ những hình thức như thế, - báo kết luận. Tuy nhiên phương Tây vẫn còn có khả năng ngăn chặn cơn kích động thần kinh và thừa nhận rằng Nga đã, đang và sẽ có những quan tâm lợi ích quốc gia cần được tính đến. Vẫn còn cơ hội thỏa thuận với Matxcơva “và không sa vào cảnh tự tử trong cuộc xung đột với Nga vì không gian hậu xô-viết”, - Expert online gợi ý.

Trong khi đó, ở Nga đã bắt đầu triển khai công tác qui mô để hội nhập Crimea vào nền kinh tế đất nước, - báo “Gazeta” nhận xét. Hiện nay Matxcơva đang chuyển cho Crimea khoản hỗ trợ tài chính và tính toán xem còn cần bao nhiêu kinh phí nữa cho giao thông, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc. Về nguyên tắc, “Crimea là lãnh thổ tiềm tàng nguồn dự trữ và dịch vụ phong phú, đó là khu nghỉ dưỡng độc đáo, có cả kinh tế hải cảng và nông nghiệp”. Tuy nhiên, trước khi vùng đất này mang lại lợi nhuận xứng đáng, cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Crimea - như Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov khẳng định.

Chu trình của bán đảo chuyển sang dùng đồng rúp Nga có thể mất 2-3 tháng, - Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Aleksei Ulyukaev tuyên bố. "Thời gian chuyển tiếp theo thoả thuận về sáp nhập sẽ kéo dài đến ngày 1 tháng Giêng 2015”, - báo “Gazeta” viết. Thâm nhập vào khu vực bản tệ khác, xóa bỏ cơ chế cũ và vận hành cơ chế lưu thông tiền tệ mới có thể hoàn thành trọn vẹn “trong vòng sáu tháng nữa”.
 
Trung Quốc: Quan tâm nhưng chưa can thiệp
 
Trong bài diễn văn nhân dịp Crimea sáp nhập Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã cảm ơn Trung Quốc về sự ủng hộ dành cho Nga trong vấn đề này.

Trước đó, các chuyên gia và phương tiện truyền thông của phương Tây quả quyết rằng, dường như Bắc Kinh không ủng hộ các hành động của Nga.
Báo Công luận
 Ai ủng hộ Nga?
 
Trả lời phỏng vấn của đài "Tiếng nói nước Nga", tại Hội thảo với chủ đề "Quan hệ Nga - Trung Quốc: tình hình hiện nay và triển vọng phát triển" vừa tiến hành ở Mátxcơva tại Viện Nghiên cứu chiến lược - Chủ tịch Học viện Quan hệ Quốc tế đương đại của Trung Quốc Ji Zhiye nói về lập trường của Trung Quốc như sau: “Tôi nghĩ rằng, tình hình ở Ukraine vào thời điểm này có thể được đánh giá như sau: hoặc là ở nước này chưa hoàn thành qúa trình thành lập chế độ nhà nước, hoặc là các bên chưa đạt được sự đồng thuận về định hướng phát triển Ukraina. Và một số lực lượng ở phương Tây đã lợi dụng sự thiếu đồng thuận nội bộ và sự chia rẽ trong xã hội Ukraina. Trong cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Ukraine nên chú ý sự đến một số vấn đề mới: đầu tiên – đã có những vụ đổ máu, thứ hai - trong diễn biến sự kiện này Hoa Kỳ đã hành động tích cực hơn so với Liên minh châu Âu. Vấn đề thứ ba là, Tổng thống Viktor Yanukovych đã thể hiện mình không tốt đẹp vào lúc bị bãi nhiệm. Kết quả là, tình hình ở Ukraina đang trở thành hỗn loạn và khó hiểu.
 
Theo tôi, chiến thuật "hỗn loạn có quản lý" hay "xung đột có quản lý" mà phương Tây và cụ thể là Mỹ sử dụng ở Ukraina dẫn đến việc xuất hiện tình hình hỗn loạn ở một số khu vực và tạo ra những trở ngại đáng kể cho việc bình thường hóa quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu. Hơn nữa, chiến thuật này ở mức độ nào đó đã tạo ra thách thức mới cho sự phát triển của mối quan hệ Trung- Nga. Vì vậy, các chuyên gia và các nhà phân tích phải thấy rõ các vấn đề được phản ánh trong diễn biến tình hình ở Ukraina. Trên thực tế, những gì đang xảy ra ở Ukraina, một khu vực của Liên Xô cũ, đang diễn ra cả trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ví dụ, nhiều chuyên gia cho rằng, đợt căng thẳng trong quan hệ Trung-Nhật chỉ phản ánh cuộc xung đột xung quanh quần đảo tranh chấp. Tuy nhiên, trên thực tế tình hình không phải như vậy: đứng đằng sau Nhật Bản là những người thúc đẩy nước đồng minh của họ gây sự căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc.
 
Vấn đề là ở chỗ: sau cuộc khủng hoảng tài chính, ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế đã giảm đi và Washington đã giảm phần nào sự quan tâm đến các vấn đề quốc tế. Mỹ phải khôi phục lại khả năng giải quyết nhiều vấn đề nội bộ, do đó, họ trút gánh nặng giải quyết nhiều vấn đề quốc tế cho đồng minh. Tuy nhiên, dù các đồng minh chấp nhận chiến lược của Mỹ nhưng không nhất thiết phải hành động hoàn toàn phù hợp với ý muốn của Hoa Kỳ. Kết quả là, đã xuất hiện nhiều xung đột và mâu thuẫn ở những khu vực khác nhau. Theo tôi, nếu chú ý đến khái niệm này, thì có thể thấy rằng, những gì đang xảy ra ở Ukraina không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
 
Tôi nghĩ rằng, tình hình ở Ukraina vẫn có thể được kiểm soát, nhưng tình trạng này có thể gây ra những khó khăn và mâu thuẫn trong sự phát triển bình thường của quan hệ Nga-EU và thậm chí cả sự phát triển của mối quan hệ Trung- Nga. Tình hình này sẽ ảnh hưởng mạnh nhất đến qúa trình bình thường hóa quan hệ Nga - Mỹ. Vì vậy, tôi cho rằng, diễn biến sự kiện chủ yếu phụ thuộc vào nhân dân Ukraina và các nước láng giềng. Liệu người dân Ukraina có đủ sự thông thái và sức mạnh để giải quyết vấn đề này, liệu các nước láng giềng duy trì thái độ bình tĩnh và hợp lý khi phản ứng với tình trạng này”.
 
Báo Công luận
 Ai sẽ ủng hộ Crimea sát nhập vào lãnh thổ Nga?
 
Trung Quốc dự định phát triển hợp tác với Crưm sau khi tình hình ở đó ổn định. Đó là tuyên bố tại Bắc Kinh của phát ngôn viên Bộ Thương mại Thần Đan Dương, khi bình luận ​​về kết quả cuộc trưng cầu tổ chức tại Crimea và số phận các dự án đầu tư của Trung Quốc. Theo ông, hiện nay hợp tác buôn bán giữa Trung Quốc và Ukraine phát triển "bình thường", nhưng sự mất giá của tiền tệ Ukraina có tác động tiêu cực đến thương mại song phương.

Ông Thần Đan Dương cũng cho biết, trong tương lai gần, Trung Quốc dự định khởi động một số dự án đầu tư trên lãnh thổ của Ukraine, cũng như thuê ở Crimea khoảng 10 000 ha đất nông nghiệp. Theo Cục thống kê nhà nước Trung Quốc, trong năm 2013, khối lượng thương mại giữa Trung Quốc và Ukraine lên tới 11,12 tỷ USD, nhiều hơn 7,3 % so với năm 2012.

 
 
Thủ tướng Đức - Bà Angela Merkel: Nga vẫn tiếp tục là thành viên của G8
 Báo Công luận
 Thủ tướng Đức Angela Merkel
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố điều này tại Berlin hôm thứ Ba, 18/3. Bà nói rằng ở thời điểm hiện tại đang nói về việc tạm ngừng công tác chuẩn bị của các nước hàng đầu phương tây cho hội nghị thượng đỉnh G8 vào tháng Sáu ở Sochi.

Còn về tư cách thành viên của Nga trong G8, nhóm những cường quốc lớn nhất thế giới, thì không có bất kỳ quyết định nào về vấn đề này được đưa ra, bà Merkel nói.

Trước đó, vào thứ Ba, phương tiện truyền thông Pháp trích dẫn tuyên bố của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho hay lãnh đạo của các nước G8 đã quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Nga trong nhóm trên bối cảnh những căng thẳng xung quanh Ukraina.
  • Ngọc Hà (Theo đài tiếng nói Nga)
 
 

Tin khác

Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

(CLO) Chiều 24/4, Báo Thanh Niên tổ chức lễ phát động cuộc thi Sống đẹp lần 4 – năm 2024 với chủ đề “San sẻ yêu thương”. Thời gian nhận bài dự thi kéo dài từ ngày 24/4 - 30/9.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Nghề báo
Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

(CLO) Sáng 24/4, tại UBND tỉnh Hà Tĩnh, Báo Lao Động phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công nhân, công đoàn và người lao động tỉnh Hà Tĩnh năm 2024.

Nghề báo
Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

(CLO) Mặc dù tác nghiệp tại hiện trường vụ cháy theo đúng quy định, nhưng phóng viên Thời báo VTV và VnExpress bất ngờ bị nhóm 3 đối tượng cản trở, hành hung.

Nghề báo
Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

(CLO) Ngày 23/4 tại Hà Nội, Báo Lao Động đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia gồm 5 thành viên do ông Sihono – Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Nghề báo