Điện Biên, căn nguyên nào của nỗi đau tột cùng?

Thứ năm, 21/02/2019 08:02 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nữ sinh Cao Thị Mỹ Duyên đã phải chịu đựng một chuỗi tội ác mà lãnh đạo Công an tỉnh Điện Biên đánh giá là có tính chất dã man nhất từng xảy ra trên địa bàn, đã bị đám người mất nhân tính bắt giữ rồi thay nhau hãm hiếp nhiều lần trong nhiều ngày trước khi sát hại.

Vụ án cơ bản đã sáng tỏ, nhưng căn nguyên của nó vẫn còn đó.

1. Một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phương thức, thủ đoạn phạm tội hết sức manh động, dã man, có nhiều tình tiết phức tạp mà như lãnh đạo công an tỉnh Điện Biên nhận định “có thể nói lần đầu tiên xuất hiện ở địa phương”, việc bắt được các hung thủ, phá án là một chiến công của ngành. Thế nhưng, dư luận vẫn còn hoang mang với câu hỏi về việc tại sao công an không truy ngay số điện thoại của “người đàn ông lạ mặt khoảng 36 - 38 tuổi đặt mua gà”?

Về vấn đề này, báo chí đã dẫn lại lời một điều tra viên cho biết, đây là bước điều tra đầu tiên của Ban chuyên án. Theo đó, số điện thoại “người đàn ông lạ mặt” sử dụng để liên lạc với Cao Thị Mỹ Duyên đã được các trinh sát kiểm tra, giám sát ngay khi gia đình trình báo, nhưng một kẻ có đến 3 lần đi tù, mới ra trại được 3 tháng như Vương Văn Hùng không dễ dàng để bị phát hiện. “Hắn sử dụng một chiếc sim qua rất nhiều chủ, số đăng ký lại là của một đại lý ở Tây Nguyên. Phải mất rất nhiều công sức lần dò từng chi tiết, mối quan hệ các trinh sát mới khoanh vùng được chính Vương Văn Hùng là kẻ đã đặt mua gà của nạn nhân”, điều tra viên nói.

Cũng theo nguồn này, Vương Văn Hùng bị các trinh sát đưa vào “vòng ngắm” với sự giám sát chặt chẽ là từ manh mối cuộc gọi… Và ngày 10/2/2019 (sau 72h nhận được tin báo về vụ án), các trinh sát đã ập vào bắt giữ Vương Văn Hùng tại nhà cậu của hắn ở huyện Điện Biên.

Tuy vậy, nhiều người vẫn đặt câu hỏi về việc lực lượng chức năng đã đủ gấp gáp trong thực thi nhiệm vụ, về quy trình tiếp nhận và xử lý trình báo mất tích, công dân tố giác tội phạm của cơ quan công quyền,… Hay sâu xa hơn, là sự hiệu quả trong cuộc chiến phòng và chống ma túy đang được đặt một dấu hỏi lớn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

2. Có thể thấy, ngoài sự tha hóa, bệnh hoạn của nhóm đối tượng, hay xa hơn là sự xuống cấp đạo đức xã hội, chúng ta có thể thấy ngay được nguồn cơn trực tiếp của án mạng đau lòng này chính là ma túy. Việc tài xế container sử dụng ma túy, bia rượu gây tai nạn chết người vừa qua, hay chuỗi tội ác có liên quan tới ma túy ở Điện Biên đang trước mắt, buộc cả xã hội phải thay đổi cách nhìn về ma túy và hành vi sử dụng trái phép chất cấm này.

Theo thông tin mới nhất từ Bộ LĐ-TB&XH, vấn đề sử dụng trái phép chất ma túy tại Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp, khó kiểm soát; ngày càng có nhiều loại ma túy mới, trong đó có những chất mà ngay lần đầu sử dụng đã có thể gây hoang tưởng, ảo giác, mất khả năng kiểm soát hành vi;…

Những thống kê về người nghiện hiện vẫn chỉ là “phần nổi của tảng băng”. Theo Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội Nguyễn Xuân Lập, báo cáo của Bộ Công an cho thấy, đến tháng 12/2017 cả nước có trên 222.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (tăng gần 12.000 người so với cùng kỳ 2016); trong đó trên 67,5% người đang sinh sống ngoài xã hội, 13,5% người trong cơ sở cai nghiện, 9% người đang trong trại tạm giam, tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

Đau xót và đáng sợ là người nghiện chủ yếu dưới 35 tuổi, là lực lượng lao động chính, lại tăng từ 10-15% người nghiện mới mỗi năm. Thêm nữa, mỗi năm cả nước có khoảng 1.600 người tử vong do sốc quá liều, khoảng 50% người nghiện gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần; 2/3 người nghiện không có việc làm hoặc có nhưng không ổn định; tỷ lệ phạm tội trong thanh niên về ma túy là khoảng 50%, cao hơn 100 lần so với thanh niên không nghiện;…

Những tội ác man rợ gây phẫn nộ và sợ hãi trong dư luận xã hội tại Điện Biên với nguồn cơn từ ma túy, tiếp tục là dấu hỏi cho quyết tâm và sự hiệu quả trong công tác phòng chống ma túy của nước ta. Và thực tế, chỉ số thống kê về số người nghiện mới gia tăng và tỷ lệ tái sử dụng ma túy rất cao thời gian qua chứng tỏ hình phạt tù và cách ly xã hội dài hạn đối với người nghiện không đạt được mục đích răn đe và mục tiêu cai nghiện.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

3. Thực tế, vấn đề phòng chống ma túy ở nước ta đã được đặc biệt quan tâm ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX. Việt Nam đã xây dựng chính sách và hệ thống pháp luật với mục tiêu cốt lõi là cai nghiện và sản phẩm sau cai là chấm dứt vĩnh viễn việc sử dụng trái phép chất ma túy.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, do cơ chế gây nghiện ma túy là sinh học và tự nhiên, thuộc yếu tố khách quan và trong khả năng hiện tại của nền y học thì mục tiêu giúp người nghiện hoàn toàn và vĩnh viễn từ bỏ ma túy là rất khó, tỷ lệ thành công không cao, những trường hợp từ bỏ ma túy lâu dài chủ yếu là do các điều kiện xã hội tích cực mà họ có được và lý trí của họ kiểm soát tốt hành vi.

Từ đó, các Bộ, ngành liên quan và chuyên gia quốc tế đã có những đề nghị đưa hành vi “sử dụng trái phép chất ma túy” và tình trạng “nghiện ma túy” ra khỏi nội hàm của khái niệm “tệ nạn xã hội”; phải khẳng định sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật, được xử lý bằng các chế tài của pháp luật xử lý vi phạm hành chính bao gồm cả các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính; người nghiện buộc phải chịu các biện pháp can thiệp dự phòng, cai nghiện giảm hại, cai nghiện phục hồi và hòa nhập cộng đồng;… Nhưng hiện nay, người sử dụng trái phép chất ma túy vẫn chỉ bị phạt tiền; việc cai nghiện ma túy đã chuyển từ mô hình cai nghiện bắt buộc sang mô hình cai nghiện tự nguyện (!?).

Không phòng và chống được ma túy hiệu quả, không dẹp bỏ sự tắc trách, vô cảm của cơ quan công quyền trong thực thi công vụ, thì sẽ không chỉ một Cao Thị Mỹ Duyên bị xâm hại quyền sống, quyền được bảo vệ về nhân phẩm, xã hội cũng sẽ không chỉ một lần phải đau đớn, phẫn nộ tới tột cùng.

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn