Bạo lực nhằm vào giáo viên ngày càng gia tăng: Vì đâu nên nỗi?

Thứ năm, 29/03/2018 19:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vừa qua, chỉ trong một thời gian ngắn đã xảy ra hàng chục vụ bạo hành ngay trong nhà trường. Điều đáng nói ở đây không phải chỉ là bạo lực học đường giữa những học sinh với nhau mà là từ chính phụ huynh của các em với thầy, cô giáo. Vậy ai sẽ là người bảo vệ cho nhà giáo để hằng ngày họ có thể yên tâm lên lớp giảng dạy mà không có cảm giác bất an như hiện nay?

Những vụ việc liên tiếp xảy ra gần đây như vụ cô Nhung ở một trường Tiểu học ở Long An bị ép buộc phải quỳ gối xin lỗi học sinh. Vụ hơn 500 giáo viên ở huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) là “nạn nhân” bị hành về tìm kiếm việc làm. Vụ bà Phạm Thị Ngà có con theo học tại Trường Mầm non Việt – Lào thành phố Vinh (Nghệ An) bắt cô giáo Hằng phải quỳ xin lỗi, hành hung cô giáo này đang mang bầu phải nhập viện… đã khiến cho dư luận cảm thấy “sốc”, thầy cô giáo cảm thấy không yên tâm trong chính môi trường sư phạm.

Đã có nhiều tiếng nói phản đối, lên án hành vi của các phụ huynh đó. Nhưng cho dù cả cộng đồng lên án, vẫn có những người không thấy đó là hành vi phi đạo đức, họ vẫn tấn công, hạ nhục giáo viên. Những hành vi đó đã xâm hại truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của người Việt có từ nghìn năm nay. 

Chưa nói về vấn đề phải trái, nhưng rõ ràng những sự việc trên đang thực sự gây nhiều lo ngại cho xã hội, trở thành câu chuyện lớn hơn của cả ngành giáo dục. Giáo dục Việt Nam sẽ ra sao khi truyền thống “Tôn sư trọng đạo” ngày càng phai nhạt, các giá trị dường như bị đảo lộn? Và cả những đứa trẻ, chúng sẽ nghĩ gì khi chứng kiến cảnh cha mẹ chúng đối xử với thầy, cô giáo của mình như vậy?

Báo Công luận
Một vụ giáo viên bị phụ huynh hành hung xảy ra tại Trường Mầm non Việt - Lào (TP. Vinh)  sáng 22/3. Ảnh: Báo Lao động. 

Từ những vụ việc xảy ra vừa qua, PGS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục và Phát triển tiềm năng con người cho rằng: Mối quan hệ thầy – trò đang bị thương mại hóa theo hướng cơ chế thị trường. Trước đây, thầy răn đe học sinh bằng roi vọt, quỳ gối là một hành động tích cực còn giờ đây, xã hội không chấp nhận hành vi đó.

 Động cơ của giáo viên không phải là xấu và hành vi bắt học trò quỳ không phải là để làm nhục. Tuy nhiên, có nhiều hình thức xử lý học sinh tế nhị, tích cực hơn để không gây phản cảm như nhắc nhở, trao đổi, viết thư thông báo cho gia đình… 

Ông Kỳ Anh lý giải rằng, điều này xuất phát từ nhận thức sai lầm của một số phụ huynh khi họ cho rằng, mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa nhà trường với gia đình là hoạt động mua – bán theo cơ chế thị trường. Giáo viên có chữ thì bán, phụ huynh có tiền thì mua. Một nguyên nhân nữa là do phụ huynh quá nuông chiều con cái nên ai đụng chạm vào con mình thì lập tức phản kháng lại.

Tại sao khi đời sống xã hội ngày càng phát triển như hiện nay mà vẫn xảy ra những câu chuyện đau lòng như trên? Liệu có phải đó là hậu quả của sự lỏng lẻo về thiết chế văn hóa, hay sự lệch chuẩn đã khiến truyền thống “Tôn sư trọng đạo” bị tổn hại như vậy? Nhưng dù là vì bất cứ lý do gì thì đây cũng là điều không thể chấp nhận được. Đó không chỉ là hành động, hành vi thô bạo, vi phạm pháp luật, xâm phạm cá nhân… mà còn xúc phạm tới hình ảnh người thầy vốn thiêng liêng, cao đẹp.

Các chuyên gia cho rằng, nhà trường nên phối hợp, giao lưu, chia sẻ thông tin. Khi giáo viên phạt học sinh phải thông báo cho phụ huynh để họ hiểu nguyên nhân con mình bị phạt. 

Mối quan hệ giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh phải được thực hiện dựa trên tinh thần yêu thương học sinh, cùng xây dựng một môi trường giáo dục trong sạch. Khi mối quan hệ này trở nên căng thẳng, các tổ chức, chính quyền địa phương cũng cần tham gia hòa giải, tránh những sự việc không đáng có xảy ra.

Trước sự phát triển của khoa học công nghệ, mỗi thầy cô giáo trở thành một tấm gương về tinh thần tự học và sáng tạo. Mỗi người thầy phải tự khẳng định mình bằng thực tiễn dạy học và rèn luyện phẩm chất đạo đức của bản thân, phải trăn trở, cải tiến phương pháp dạy học. Giáo viên phải gần gũi, cảm thông và chia sẻ cùng học sinh niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống thường nhật; kịp thời động viên, khích lệ các em vượt qua khó khăn, giúp các em gặt hái thành công.

Bên cạnh đó, GS.TSKH Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, Bộ GD&ĐT cũng cần đưa ra các quy định, giải pháp siết chặt hơn nữa vấn đề an ninh trong trường học. Trong đó, yêu cầu giáo viên tuyệt đối không dùng bạo lực trong việc giáo dục học sinh cùng những cơ chế bảo vệ vị thế, đảm bảo an toàn cho nhà giáo.

Bích Việt 


Tin khác

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục
Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

(CLO) Theo đó, từ năm học 2024-2025, học sinh THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội có thành tích học tập tốt sẽ được học tích lũy một số học phần trong chương trình đào tạo đại học và định hướng nghề nghiệp.

Giáo dục
Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

(NB&CL) Theo chuyên gia, đầu tư giáo dục cần phù hợp năng lực con cái cùng với điều kiện kinh tế gia đình và nguyện vọng học tập của các em, tránh chạy theo xa hoa, phù phiếm.

Giáo dục
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

(CLO) Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam đang có chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa hai nước.

Giáo dục