Bạo lực trong lễ hội: Bài toán không dễ giải

Thứ năm, 10/05/2018 09:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội”. Biết là đi xem hội sẽ “tả tơi” nhưng chắc không ai nghĩ mình phải sứt đầu mẻ trán hay thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhắc đến nhiều nhưng “bạo lực lễ hội” vẫn là một bài toán không dễ giải của nhiều địa phương.

Mỗi năm trên địa bàn cả nước diễn ra hàng nghìn lễ hội lớn nhỏ, dẫu biết là chuyện “xuân thu, nhị kỳ” năm nào cũng vậy, nhưng có lẽ hiện tượng bạo lực lễ hội thì vẫn chưa khi nào thôi nhức nhối.

Mảng tối của lễ hội

Mấy năm gần đây cụm từ “bạo lực lễ hội” bỗng được nhắc đến nhiều, được  xã hội hết sức quan tâm với những biến tướng gây ảnh hưởng tiêu cực, phản cảm, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục.

Gần một năm sau cái chết của người dắt trâu trong lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2017, nhiều người khi nhắc lại vẫn không khỏi bàng hoàng.

Lễ hội cướp phết Hiền Quan (Phú Thọ) được ví như cuộc “hỗn chiến trong bùn lầy”. Để tranh giành quả phết may mắn, hàng trăm thanh niên không ngại xô xát, đánh chửi nhau.

Tương tự, ở lễ hội khai ấn Đền Trần (Nam Định), để có được ấn thiêng, người ta không ngại trèo tường, trèo rào, dẫm đạp lên nhau để hoàn thành mục đích... May mắn thì chưa thấy đâu nhưng chỉ thấy người đi hội thì “tả tơi”, mất sức, hình ảnh lễ hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong báo cáo tóm tắt công tác quản lý và tổ chức lễ hội xuân Mậu Tuất 2018, Bộ Văn hóa – Thể Thao & Du lịch nhận định: Công tác tổ chức lễ hội trên địa bàn cả nước đã có sự chuyển biến tích cực, đi vào nền nếp. 

Nhìn chung, việc tổ chức lễ hội đã tuân thủ nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương. Các hoạt động lễ hội diễn ra trang trọng, an toàn, tiết kiệm, cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian sôi nổi thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia.

Các lễ hội có tập tục mang yếu tố bạo lực, không phù hợp với xu thế thời đại đã chuyển đổi hình thức thực hành nghi lễ như: lễ hội Ném Thượng (Bắc Ninh) năm thứ ba không tổ chức chém lợn giữa sân đình; 

Hội phết Đình Đông Lai, xã Bàn Giản (Vĩnh Phúc) diễn ra an toàn không có nội dung tổ chức cướp phết mà chỉ thực hành trình diễn nghi lễ; Hội Phết Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ) đã thay đổi hình thức tổ chức mới, chia đội và giới hạn khu vực chơi đảm bảo cho hoạt động lễ hội diễn ra an toàn; 

Lễ hội Đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn năm đầu tiên thay đổi hình thức cướp lộc, không xuất hiện cảnh tranh giành cướp giò hoa tre. 

Năm 2018 được đánh giá là một năm có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội. Nhìn chung, việc tổ chức lễ hội đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Trung ương và địa phương.

 Các hoạt động lễ hội diễn ra trang trọng, an toàn, tiết kiệm, cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian sôi nổi, đa dạng thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia, công tác tổ chức lễ hội trên địa bàn cả nước. 

Tuy vậy, những lễ hội mang yếu tố bạo lực vẫn còn chưa hoàn toàn được giải quyết triệt để. Điển hình là lễ hội chọi trâu Phù Ninh, (Phù Ninh, Phú Thọ) không thực hiện theo đúng quy định cấp phép.

Báo Công luận
 Khuôn mặt của hàng trăm kẻ đói khát niềm tin, đói khát sự may mắn trông chờ từ thần thánh. 
Ảnh: Nguyễn Tiến Anh Tuấn

Văn hóa bị hiểu lệch lạc

Lễ hội truyền thống có vai trò không hề nhỏ trong đời sống xã hội, có khả năng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của đông đảo công chúng. 

Nó là hiện tượng lịch sử và cũng là hiện tượng văn hóa xã hội có mặt ở Việt Nam từ lâu đời gắn liền với các tín ngưỡng dân gian được thể hiện thông qua các nghi thức thờ cúng, các loại lễ vật dâng cúng trong các thiết chế tôn giáo tín ngưỡng, các phong tục, tập quán địa phương, do đó bản chất của các lễ hội, các phong tục, tập quán, trò diễn dân gian gắn liền với lễ hội vốn mang bản chất lành mạnh. Chỉ khi chịu sự chi phối của quan niệm lệch lạc, của tác nhân tiêu cực mới dẫn tới sự biến tướng, suy thoái giá trị gốc.

Nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn từng chụp được bức ảnh nổi tiếng về chuyện cướp lộc ở chùa Hương đã bình luận: Khi chụp bức ảnh này, tôi chỉ thấy “khuôn mặt của hàng trăm kẻ đói khát niềm tin, đói khát sự may mắn trông chờ từ thần thánh”.

Trở lại câu chuyện cướp phết Hiền Quan (Phú Thọ), giành giật nhau ấn đền Trần (Nam Định) vừa qua. Trước hết, chắc chắn hiện tượng đó xuất phát từ những người không phải là chủ thể truyền thống của lễ hội. 

Họ đến với lễ hội bởi sự tò mò chứ không phải vì hiểu biết. Màn tranh cướp đặt trong cách nói của làng xưa mang yếu tố vui vẻ của hội hè, một biểu trưng của sự tranh đua, thi thố, thể hiện tinh thần thượng võ thì ngày nay bị biến thành cuộc chiến, cuộc ganh đua để đi tìm hai chữ “may mắn”. Nhưng may mắn chưa thấy đâu mà chỉ thấy sự tả tơi, hỗn loạn, biến lễ hội truyền thống trở nên “bát nháo”.

Hài hòa giữa hiện đại với tín ngưỡng truyền thống

Giải quyết vấn đề bạo lực lễ hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra nhiều văn bản chỉ đạo siết chặt việc tổ chức và quản lý lễ hội. Đầu năm 2018, trước khi mùa lễ hội xuân diễn ra, Bộ đã ban hành văn bản số 5635/BVHTTDL-VHCS về việc “Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2018 và Tết Nguyên đán Mậu Tuất”.

 Theo đó, kiên quyết không cấp phép cho những lễ hội có tính bạo lực. Tuy nhiên, việc quản lý lễ hội dân gian đang ngày càng phức tạp hơn khi mô hình quản lý di tích của chúng ta chưa thống nhất, vai trò của chính quyền nhiều nơi khiêm tốn hơn vai trò của trụ trì và cộng đồng làng xã dẫn đến hiện tượng “Phép vua, thua lệ làng” gây khó trong công tác quản lý.

Trên thực tế, nhiều nhà quản lý còn tỏ ra khá lúng túng trong việc ứng xử với các hiện tượng lễ hội. Nhiều trường hợp không quản được thì cấm cho an toàn. 

Một số trường hợp cấm xong bị kêu ca dữ quá (nhất là ban tổ chức lễ hội và các công ty du lịch) lại thả ra cho tổ chức lại.

Xã hội ngày càng văn minh, con người ngày càng hiện đại, đáng ra các hủ tục lạc hậu, các quan niệm và niềm tin u mê cần được loại bỏ thì ngày nay vẫn tồn tại như một chướng ngại vật làm chậm quá trình phát triển của xã hội. 

Bạo lực lễ hội là một hiện tượng xấu, cần được loại bỏ do vậy rất cần sự vào cuộc của cộng đồng.

Hoàng Lan

Tin khác

Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

(CLO) Chặng đường lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập, thống nhất.

Đời sống văn hóa
Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

(CLO) Phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh vừa mới tổ chức khai hội Đền Đô truyền thống Xuân Giáp Thìn - 2024, kỷ niệm 1014 năm ngày vua Lý Thái Tổ đăng quang.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang vừa mới tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Bảo tàng tỉnh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

(CLO) Triển lãm nhiếp ảnh Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024) sẽ được tổ chức vào ngày mai (24/4). Hiện, các công việc chuẩn bị cho Triển lãm đã cơ bản hoàn tất.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong Lễ hội Tràng An 2024

Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong Lễ hội Tràng An 2024

(CLO) Ngày 23/4, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường và Ban Quản lý danh thắng Tràng An (Ninh Bình) đã tổ chức tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội Tràng An "Về miền di sản Tràng An 2024".

Đời sống văn hóa