Bất cập y tế cơ sở: Ốm cũng phải đi làm, lương không đủ nuôi con!

Thứ tư, 29/06/2022 17:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện nay nhân viên y tế cơ sở phải kiêm nhiệm nhiều việc, trong khi thu nhập lại thấp khiến nhiều người không mặn mà, bỏ việc.

Thời gian qua, tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc nhiều xảy ra tại nhiều địa bàn trên toàn quốc.

Điều bất ngờ, tình trạng ở đô thị lại nghỉ việc nhiều hơn nông thôn. Riêng đối với Hà Nội đã ghi nhận gần 1000 nhân viên y tế nghỉ việc trong 18 tháng qua khiến ngành y tế thủ đô thiếu hụt nhân lực, ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh.

Chị V. một y sĩ vừa xin nghỉ việc tâm sự, công việc của chị quá áp lực, một lúc phải gánh nhiều việc trong khi lương thấp không đủ trang trải cuộc sống nên chị xin nghỉ.

“Tôi cũng chẳng biết làm việc gì tốt hơn nghề y nhưng lương 3 triệu thì ở nhà phục vụ chồng con còn có ý nghĩa hơn” – chị V. tâm sự.

Y tế cơ sở một lúc gánh vác nhiều công việc (ảnh nguồn internet).

Y tế cơ sở một lúc gánh vác nhiều công việc (ảnh nguồn internet).

Chia sẻ với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, bà Trần Thị Hoa- Trạm trưởng Trạm y tế phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết rõ hơn về công việc cũng như áp lực của nhân viên y tế cơ sở.

Theo chị Hoa công việc tại trạm y tế cơ sở như chị rất áp lực. Hiện nay y tế phường đang gánh lượng công việc rất lớn nhưng chế độ đãi ngộ lại thấp nhất. “Điều này ai cũng nhìn thấy” – chị Hoa nhấn mạnh.

Địa bàn của chị Hoa công tác phụ trách có trên 24 nghìn dân cư của phường Tây Mỗ nhưng trong 2 năm qua, số lượng dân cư tăng đột biến lên hơn 40 nghìn dân do quá trình đô thị hóa. Số lượng dân cư tăng gấp đôi nhưng số nhân viên y tế tại Trạm Y tế phường Tây Mỗ thì vẫn 8 người.

Công việc phòng chống dịch rất nhiều, nhiều khi nhân viên phải căng mình làm việc 24h/24h để phục vụ công tác chống dịch. Có thời điểm chị Hoa và 7 nhân viên phải hỗ trợ gần 13 nghìn F0.

Khó thể nói hết được những khó khăn mà chị Hoa và những nhân viên y tế đã phải trải qua trong hơn 2 năm qua. Chị Hoa cho rằng, công tác y tế cơ sở khác với ở bệnh viện. Nếu như ở bệnh viện bác sĩ, y tá có hộ lý hỗ trợ, thì với tuyến cơ sở, khi bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế đi trực, ngoài công tác chuyên môn khám, điều trị còn phải làm như một lao công, từ quét dọn, vệ sinh phòng ốc, hành lang, sân của cả trạm y tế, đổ rác.

“Làm việc như một lao công, trực 24/24. Trong khi đầy rủi ro, nhiều khi nghiện vào ăn trộm, cuỗm đồ” – chị Hoa chia sẻ.

Phải ghi nhận, nếu chị Hoa cũng như nhiều nhân viên y tế cơ sở không thực sự tâm huyết với nghề thì rất khó để gắn bó lâu dài với công việc tại đây.

Khi có dịch, cả 8 nhân viên y tế ở Trạm Y tế phường Tây Mỗ làm đủ mọi việc từ xét nghiệm, tiêm chủng, duy trì đảm bảo công tác khám bệnh, cấp cứu cho bệnh nhân COVID-19 khó thở tại nhà, đêm hôm trực điện thoại tư vấn gọi điện suốt đêm.

Khi có dịch, tất cả đều làm việc hăng say vì bà con. Nhiều người con nhỏ nhưng mùa dịch vẫn phải đi suốt ngày. Nhân viên trạm khi bị COVID-19 chỉ cần đỡ một chút thì phải ra trạm làm việc. Ốm cũng phải làm việc.

“Tất cả làm việc quên mình. Nhiều lúc xét nghiệm đến 3h sáng nhưng hôm sau dậy đi tiêm cho nhân dân” – chị Hoa chia sẻ.

Công việc nhiều như vậy, nhưng chế độ đãi ngộ đối với nhân viên y tế lại không tương xứng. “Tôi chỉ mong có sự nhìn nhận, đã ngộ cho tuyến y tế cơ sở để nhân viên đỡ chán và để không bỏ việc" - chị Hoa nhấn mạnh.

Việc có nhiều nhân viên y tế nghỉ việc, thì cần nhìn nhận lại về cách tính lương cho ngành y. Theo lý giải của chị Hoa, ngành y tế là ngành đặc thù, đào tạo cũng đặc thù, học rất lâu, kiến thức nhiều. Bác sĩ không chỉ lao động trí óc mà còn lao động chân tay. Họ vừa khám bệnh nhưng người  ta cũng phải mổ xẻ, tiêm chuyền, cấp cứu. 

“Cần tính lại lương cho y tế, trong đó có y tế cơ sở” – chị Hoa nói.

Đồng quan điểm với chị Hoa, nhiều nhân viên y tế cho rằng, một bác sĩ đi học về làm việc ở tuyến cơ sở nhưng phải kiêm nhiệm quá nhiều việc như phòng dịch, an toàn thực phẩm, diệt bọ gậy, đi khám…

Trong khi đa số bác sĩ đều thường muốn phấn đấu làm việc về chuyên môn chứ về y tế cơ sở vất vả nhưng thu nhập lại không tương xứng.

Hiện nay  chị Hoa là bác sĩ, trạm trưởng, tổng thu nhập cũng chỉ 9,5 triệu đồng/tháng. Trong khi thâm niên công tác đã 27 năm.

Người có thu nhập thấp nhất tại Trạm Y tế phường Tây Mỗ là 5,1 triệu đồng/tháng, nếu không tính phụ cấp thì lương có 3 triệu.

“Con nhỏ vẫn quần quật cả ngày, trực ngày trực đêm. Với mức lương đó làm sao đủ để nuôi con được. Lương 3 triệu đi đâu làm cũng được lương đó. Các nhân viên y tế mỗi đêm trực được 25 nghìn đồng” – chị Hoa chia sẻ.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe