Bế mạc phiên họp thứ 15 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thứ sáu, 13/10/2017 19:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau hơn 2 ngày làm việc, chiều 13/10, phiên họp thứ 15 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc.

Trước đó, sáng 13/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về tình hình thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 

Báo Công luận
 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Theo yêu cầu của Nghị quyết 88/2014/QH13, từ năm học 2018- 2019 sẽ bắt đầu triển khai áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, THCS và THPT. 

Tuy nhiên, căn cứ tình hình xây dựng chương trình, sách giáo khoa mới và chuẩn bị điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông trên phạm vi toàn quốc đến tháng 9/2017, có thể thấy nếu triển khai theo lộ trình trên thì chất lượng chương trình, sách giáo khoa mới cũng như điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất, kỹ thuật để dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới chưa bảo đảm, do đó việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa khó đảm bảo thành công và khó nhận được sự đồng thuận, yên tâm của xã hội. 

Do vậy, Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét, cho phép giãn tiến độ 1 năm; thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học trên phạm vi toàn quốc đối với cấp tiểu học từ năm học 2019- 2020, đối với cấp THCS từ năm học 2020- 2021 và đối với cấp THPT từ năm học 2021- 2022.

Thảo luận về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc lùi thời điểm triển khai chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đánh giá nghiêm túc, xác định nguyên nhân chậm trễ, cung cấp đầy đủ thông tin để Quốc hội có căn cứ xem xét, quyết định.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định, Tờ trình của Chính phủ cần làm rõ lý do, sự cần thiết lùi thời điểm áp dụng trong đó phân tích từng vấn đề cụ thể về chương trình tổng thể, chương trình môn học, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đội ngũ quản lý đồng thời đánh giá tác động của việc thay đổi này như kinh phí, bộ máy biên chế… Đặc biệt, Chính phủ cần đưa ra phương án sẽ làm gì nếu Quốc hội đồng ý điều chỉnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, với tình hình hiện nay, nếu không lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới thì chắc chắn sẽ không thể triển khai đúng thời hạn được. Tuy nhiên, từ nay đến năm 2019 còn rất nhiều công việc phải làm, vậy liệu lùi một năm có bảo đảm triển khai được không? Nếu triển khai thì có bảo đảm chất lượng không? Không thể lùi một năm mà vẫn chưa xong lại đề nghị lùi một lần nữa. Theo bà Lê Thị Nga, rõ ràng cần rút kinh nghiệm khi trình các đề án, phải xác định rõ tính khả thi, thời điểm thực hiện.

Báo Công luận
 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu. Ảnh: Quochoi.vn

Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã giải trình thêm một số nội dung. Theo Bộ trưởng, với tinh thần khi áp dụng phải chắc và ổn định nhiều năm, tránh tình trạng chưa thực hiện đã phải sửa, nên lần này phải chuẩn bị kỹ lưỡng, không thực hiện nếu chưa chắc chắn. Vì lý do đó, Chính phủ đã đồng ý với Bộ Giáo dục và Đào tạo phương án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét lùi lại một năm ở các lớp tiểu học, 2 năm ở các lớp THCS và 3 năm ở các lớp THPT để có thời gian chuẩn bị tốt hơn, đồng bộ hơn khi triển khai. 


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, Tờ trình không chỉ đề cập đến vấn đề xin lùi thời gian thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới mà còn báo cáo rõ với Quốc hội về tình hình thực hiện sau khi ban hành Nghị quyết 88, Chính phủ và Bộ đã làm gì để Quốc hội nắm rõ, từ đó có thể thấy những thuận lợi và khó khăn, phương án thực hiện tiếp theo như thế nào.

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với Chính phủ về việc báo cáo Quốc hội tình hình thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị thêm bản báo cáo cập nhật nội dung toàn diện, kiểm điểm theo tinh thần của Nghị quyết 88 và cập nhật thêm nội dung triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, Khóa XII về đổi mới, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, cần có thêm Tờ trình riêng về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới.

PV

Tin khác

Quận Hoàng Mai lựa chọn được nhà thầu các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng

Quận Hoàng Mai lựa chọn được nhà thầu các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã công bố kết quả lựa chọn nhà thầu 5 gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng.

Tin tức
Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức