Bình Dương: Cơ quan chức năng 'ngâm' xử lí vụ việc, hàng chục hộ dân kêu cứu!

Thứ hai, 17/06/2019 18:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Con đường “độc đạo” vào nhà hàng chục hộ dân được xây bít bởi phán quyết của 2 cấp tòa địa phương. Thế nhưng đến khi tòa tối cao hủy án, rồi người dân kiện yêu cầu phá bỏ bức tường chặn lối đi thì tòa lại "ngâm", buộc các hộ dân phải vượt suối vào nhà từ năm này qua năm khác.

Tòa

Tòa "ngâm" án buộc các hộ dân phải đi lại trên những cây tràm vắt chênh vênh qua suối

Trong đơn kêu cứu gửi báo NB&CL, nhiều hộ dân ở ấp Cây Sắn, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng (Bình Dương) cho biết, họ từng bị người hàng xóm khởi kiện không cho sử dụng con đường dân sinh độc đạo để vào nhà. Bản án cấp huyện, rồi đến cấp tỉnh chấp nhận yêu cầu này và bức tường gạch được xây lên chặn lối đi, khiến hàng chục hộ dân điêu đứng. Trong đó, không ít hộ chăn nuôi rơi vào khó khăn, phải bán đổ, bán tháo vật nuôi trước khi “treo chuồng”. Mỗi lần ra đường, phải vượt qua suối trên mấy cây tràm gác chênh vênh qua suối, rồi còn phải đi nhờ trên đất của người khác. Đáng lo nhất là vào mùa mưa, nước từ đầu nguồn đổ về ngập đến tận cổ, việc đi lại coi như bế tắc…

Bà Đoàn Ngọc Huệ cho biết “Con đường bị xây bít vào năm 2012, khi đó trang trại heo của gia đình đang nuôi hàng trăm con, nên phải thuê người cõng từng bao thức ăn lội suối đưa vào. Không đưa vào thì heo chết, mà đưa vào thì thua lỗ nên chỉ cầm cự được thời gian rồi phải bán tháo cắt lỗ, treo chuồng chờ cơ quan chức năng giải quyết".

Án đã hủy nhưng nhiều năm qua đường vẫn chưa thông khiến các hộ dân vẫn phải đi lại bằng cách leo tường hoặc chênh vênh trên những cây tràm bắc ngang qua suối để ra vào nhà

Án đã hủy nhưng nhiều năm qua đường vẫn chưa thông khiến các hộ dân vẫn phải đi lại bằng cách leo tường hoặc chênh vênh trên những cây tràm bắc ngang qua suối để ra vào nhà

Theo tài liệu thu thập được, con đường dân sinh này hình thành cách nay hơn 30 năm và từng được tỉnh đội Tiền Giang nâng cấp, mở rộng cho xe bốn bánh vào  khai hoang trồng xoài, nhãn vào năm 1988. Sau đó, phần đất khai hoang để canh tác này tỉnh đội Tiền Giang sang nhượng lại cho các hộ dân.

Con đường bắt đầu phát sinh tranh chấp khi hộ ông Phạm Đình Bộ đến mua phần đất và tranh chấp lối đi chung với các hộ phía sau. Tại buổi hòa giải ngày 27/8/2005, lãnh đạo ấp và người dân trong ấp đều xác nhận lối đi chung hiện hữu trên 30 năm và không của riêng ai. Tuy nhiên, khi vụ việc được đẩy ra tòa thì lối đi chung với tổng diện tích 1.630m2 được TAND huyện Bến Cát (nay là huyện Bàu Bàng) và tiếp đó là TAND tỉnh Bình Dương đã công nhận phần đất lối đi chung này là của hộ ông Bộ.

Theo đó, tháng 9/2008, diện tích đất lối đi được cấp giấy CNQSDĐ và hộ ông Bộ đã xây tường bít lối đi độc đạo khiến các hộ dân rơi vào tình cảnh điêu đứng. Không có đường, các hộ dân kêu cứu UBND xã Lai Uyên (huyện Bàu Bàng) hỗ trợ, thiết lập lối đi tạm nhưng không được xem xét.

Trước bức xúc của người dân, ngày 5/9/2012, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang có văn bản xác nhận: “Năm 1994, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh có mở một con đường đất nội bộ ngang 6 mét, dài 1 cây số chạy dọc từ mặt đường lộ đất đỏ đến hướng ra suối để thuận tiện đi lại, phục vụ sản xuất nông nghiệp”.

Từ tình tiết mới này, Chánh án TAND Tối cao đã có kháng nghị, đề nghị Tòa TAND Tối cao xử giám đốc thẩm hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Lý do là hai cấp tòa chưa làm rõ lối đi tranh chấp có phải là đường do bộ phận kinh tế của tỉnh đội Tiền Giang mở hay không?

Tháng 10/2014, TAND Tối cao tuyên hủy cả 2 bản án với nhận định: Lối đi có từ trước khi ông Bộ về địa phương nhận chuyển nhượng đất. Hồ sơ thể hiện ngoài lối đi tranh chấp này thì các hộ dân không còn lối đi nào khác. Ngoài ra, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang cũng xác nhận lối đi là do họ mở.  

Quyền sử dụng đất con đường đã phần nào được hé lộ, tuy nhiên vụ việc chưa dừng lại ở đó vì sau kháng nghị và bản án bị tòa tối cao hủy thì hộ ông Phạm Đình Bộ bất ngờ rút đơn kiện. Án đã hủy nhưng lối đi vẫn chưa thông; các hộ dân lại phải kiện yêu cầu phá dỡ bức tường bít lối đi. Điều đáng nói, sau hơn 2 năm khởi kiện, vụ án vẫn chưa được đưa ra xét xử với nhiều lý do.

Trước nghi vấn "ngâm án", kéo dài thời gian giải quyết gây khó khăn cho người dân, Chánh án TAND huyện Bàu Bàng - ông Cao Nhật Thanh, cho biết: Tòa án đã nhiều lần phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, xác minh thông tin của ông Bộ và đã biết chính xác địa chỉ cư trú của ông này. Tuy nhiên, vụ án vẫn chưa đưa ra xét xử được vì vẫn còn vướng khi các hộ dân đi qua phần đất tranh chấp lối đi chung với ông Bộ còn phải đi qua phần đất khác. Phần đất này từng thuộc về Becamex, nhưng đã chuyển nhượng lại cho các hộ dân, rồi nhượng sang tên ông Trần Văn Thâu (nguyên giám đốc một xí nghiệp của Becamex) nhưng hiện ông Thâu đã mất. Vì vậy, tòa án đề nghị phía Công ty Becamex cung cấp danh tính người thừa kế hợp pháp của phần đất trên để đưa vào bản án cho nên vụ án kéo dài chưa đưa ra xét xử được.

Thanh Hải

Tin khác

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

(NB&CL) Tuy chưa hoàn thiện thủ tục về giao đất, cấp giấy phép xây dựng nhưng Công ty Cổ phần chế biến gỗ Nhật Huy vẫn ngang nhiên triển khai xây dựng Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhựa kỹ thuật Mega, tại xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Điều tra
Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

(NB&CL) Với mục tiêu giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, UBND xã Tiên Sơn (Việt Yên, Bắc Giang) đã cấp phát con giống cho hộ nghèo theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, trái với mục tiêu ban đầu, việc triển khai đã khiến nhiều hộ dân “dở khóc, dở cười” với những con giống được hỗ trợ.

Điều tra
Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

(CLO) Gần 20 tấn lạc giống có dấu hiệu giả giống lạc L14 đã cung ứng cho bà con nông dân xã Trường Sơn là loại lạc dùng để ăn, không phải lạc giống nên Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra Công an tỉnh để điều tra.

Điều tra
Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

(CLO) Thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, vụ việc Công ty TNHH MTV Đầu tư và thương mại Việt Hùng gian lận doanh thu để trúng thầu dự án tại xã Yên Lâm (huyện Yên Mô) đã được lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo và đang trong quá trình xác minh chưa có kết luận vụ việc.

Điều tra
Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

(CLO) Câu chuyện Ban QLDA Xây dựng Giao thông tỉnh Bắc Ninh ký hợp đồng thời vụ với 1 số cá nhân, mang văn bản đến các đơn vị để xác minh thông tin đầu thầu khiến doanh nghiệp chưa hết bức xúc.

Điều tra