Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng về ý kiến đào tạo tiến sĩ buộc phải có công bố quốc tế

Thứ ba, 03/08/2021 11:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu cơ sở đào tạo, các tổ chức và cá nhân liên quan thực thi nghiêm túc những quy định trong quy chế 18 sẽ không có cơ hội cho những người theo học chỉ vì bằng cấp.

Đào tạo tiến sĩ phải gắn chặt với nghiên cứu khoa học

Đào tạo tiến sĩ thời gian qua trở thành đề tài bàn luận sôi nổi sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư 18/20211/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021.

Đa số ý kiến phản đối của các nhà khoa học liên quan đến việc không bắt buộc quy định đào tạo tiến sĩ bắt buộc phải có những công bố quốc tế. Họ cho rằng, như vậy là hạ chuẩn dẫn tới chất lượng đào tạo tiến sĩ sẽ đi xuống.

Liên quan đến vấn đề này, mới đây nhất ngày 30/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản báo cáo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, hầu hết lãnh đạo các cơ sở đào tạo và các nhà khoa học đều thống nhất, đánh giá cao cách tiếp cận đổi mới và những quy định tiến bộ trong Quy chế 18.

Câu chuyển chuẩn đào tạo tiến sĩ vẫn đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều (ảnh minh họa- nguồn internet).

Câu chuyển chuẩn đào tạo tiến sĩ vẫn đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều (ảnh minh họa- nguồn internet).

Quy chế 18 thể hiện xuyên suốt tinh thần tự chủ đại học, trao quyền và trách nhiệm cho các cơ đào tạo và các nhà khoa học trong đảm bảo chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo tiến sĩ nói riêng.

Quy chế 18 tiếp cận chất lượng đào tạo tiến sĩ theo tư duy hệ thống, coi quá trình đào tạo là một hệ thống mà chất lượng phụ thuộc từ yêu cầu đầu vào, các điều kiện bảo đảm chất lượng, quy trình tổ chức và quản lý đào tạo cho tới đánh giá chuẩn đầu ra, đánh giá và kiểm định chất lượng, tiêu chuẩn tuyển dụng và sử dụng người tốt nghiệp.

Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế 18 quy định quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học, thông qua các biện pháp quản lý chất lượng nội bộ và bảo đảm liêm chính học thuật và thể hiện nhất quán quan điểm đào tạo tiến sĩ gắn chặt với nghiên cứu khoa học, yêu cầu nghiên cứu sinh phải dành thời gian học tập, nghiên cứu và tham gia sinh hoạt chuyên môn như một giảng viên trợ giảng, nghiên cứu viên cơ hữu.

“Đây là một trong những yêu cầu cốt lõi trong tổ chức và quản lý đào tạo nhằm thúc đẩy phát triển nghiên cứu và nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ” - báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu.

Công bố quốc tế cũng dễ phát sinh tiêu cực mua bán

Trong báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, có việc một số nhà khoa học, chuyên gia quản lý còn có những ý kiến khác nhau về việc Quy chế 18 không quy định công bố quốc tế là tiêu chuẩn bắt buộc đối với người hướng dẫn và đối với nghiên cứu sinh.

Các ý kiến đó do một số nhà khoa học trong lĩnh vực toán và khoa học tự nhiên. Họ phê phán việc Quy chế 18 không yêu cầu bắt buộc công bố quốc tế là hạ thấp tiêu chuẩn, không tiếp cận với các chuẩn mực thế giới, không thúc đẩy hội nhập quốc tế và dễ tạo kẽ hở cho đào tạo tiến sĩ tràn lan.

Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, cũng một số nhà khoa học (có cả trong cả lĩnh vực toán và khoa học tự nhiên) và nhà quản lý khác phản biện lại các ý kiến trên và ủng hộ cách tiếp cận, quan điểm mới của Quy chế 18 của Bộ.

Theo đó, mặc dù công bố quốc tế là yêu cầu thông dụng đối với người hướng dẫn và nghiên cứu sinh, nhưng gần như chưa có quốc gia nào có một văn bản quy phạm pháp luật do cấp tương đương Bộ GD&ĐT ban hành quy định cứng về tiêu chuẩn công bố quốc tế trong đào tạo tiến sĩ.

Hầu hết các trường đại học có uy tín trên thế giới cũng không quy định tiêu chuẩn cứng, mà để các khoa chuyên môn quyết định.

“Nếu không tin tưởng vào các nhà khoa học trong nước thì ngay cả việc đặt ra tiêu chuẩn cao về công bố quốc tế cũng không đảm bảo được kỷ cương, chất lượng đào tạo khi mà hiện tượng thuê bài, mua bài báo quốc tế đã có trong thực tế. Chất lượng đào tạo tiến sĩ phản ánh rõ nhất uy tín khoa học của cơ sở đào tạo, sẽ không có cơ sở đào tạo nào muốn đánh đổi chất lượng, thương hiệu và uy tín vì những lợi ích khác.

Chất lượng luận án tiến sĩ cũng phản ánh rõ nhất uy tín khoa học của người hướng dẫn và các thành viên hội đồng đánh giá; những nhà khoa học chân chính và tự trọng không bao giờ muốn đánh đổi uy tín của mình bằng việc thỏa hiệp với sự xuề xòa, nể nang trong đào tạo tiến sĩ” – trong báo cáo của Bộ nhấn mạnh.

Trên cơ sở nghiên cứu những ý kiến trao đổi rộng rãi theo các cách nhìn nhận khác nhau, Bộ GD&ĐT thấy rằng, Quy chế 18 được ban hành đã tiếp cận theo hướng đưa ra những quy định tối thiểu cho tất cả lĩnh vực và ngành đào tạo, kèm theo đó yêu cầu các cơ sở đào tạo phải tuân thủ chuẩn chương trình đào tạo của từng lĩnh vực và ngành đào tạo.

Bộ GD&ĐT cũng thống nhất quan điểm việc đào tạo tiến sĩ không chỉ phục vụ mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên, các nhà nghiên cứu trong tương lai, mà còn gắn với mục tiêu quan trọng khác là thúc đẩy phát triển nghiên cứu trong các trường đại học và viện nghiên cứu.

Trong khi quy mô đào tạo tiến sĩ của chúng ta hiện nay rất thấp so với khu vực và thế giới, cần tiếp tục có những chính sách khuyến khích mạnh hơn, đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu, trong đó có chính sách học bổng đối với đào tạo tiến sĩ ở trong nước.

Khi đó, các cơ sở đào tạo sẽ có điều kiện để tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, đồng thời gia tăng thành tích nghiên cứu khoa học bao gồm cả những công bố khoa học có giá trị cả ở trong và ngoài nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho rằng: “Nếu cơ sở đào tạo, các tổ chức và cá nhân liên quan thực thi nghiêm túc những quy định này sẽ không có việc buông lỏng chất lượng, không có cơ hội cho những người theo học chỉ vì bằng cấp”.

Trinh Phúc

Tin khác

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục
Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

(CLO) Theo đó, từ năm học 2024-2025, học sinh THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội có thành tích học tập tốt sẽ được học tích lũy một số học phần trong chương trình đào tạo đại học và định hướng nghề nghiệp.

Giáo dục
Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

(NB&CL) Theo chuyên gia, đầu tư giáo dục cần phù hợp năng lực con cái cùng với điều kiện kinh tế gia đình và nguyện vọng học tập của các em, tránh chạy theo xa hoa, phù phiếm.

Giáo dục
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

(CLO) Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam đang có chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa hai nước.

Giáo dục