Bộ Tài chính đề nghị tạm dừng dùng quỹ đất thanh toán cho dự án BT

Chủ nhật, 29/07/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

Bộ Tài chính đề nghị UBND TP Hà Nội rà soát việc chấp thuận chủ trương sử dụng tài sản công (quỹ đất) để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT).

Theo Bộ Tài chính, tại Khoản 3, Điểm d Khoản 4 Điều 13 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ: Quy định chi tiết về việc sử dụng tài sản công để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT.

Như vậy, kể từ ngày 1/1/2018, không áp dụng quy định tại Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 26/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo hình thức xây dựng chuyển giao (BT).

​Thực hiện quy định của Luật, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT (Tờ trình Chính phủ số 145/TTr-CP ngày 6/10/2017). Đến nay, Nghị định chưa được ban hành.

​Để xử lý các vấn đề chuyển tiếp trong thời gian một số văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công chưa được ký ban hành (trong đó có Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT), Bộ Tài chính đã có Công văn số 638/BTC-QLCS ngày 16/01/2018 báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại Công văn số 1248/VPCP-KTTH ngày 02/02/2018 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có Công văn số 3515/BTC-QLCS ngày 28/3/2018 hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xử lý một số vấn đề chuyển tiếp trong quản lý, sử dụng tài sản công như sau: “Tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư kể từ ngày 1/1/2018 cho đến khi Nghị định của Chính phủ quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT có hiệu lực thi hành”.

Báo Công luận
 Bộ Tài chính yêu cầu tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư. Ảnh: Dân Việt

​Bộ Tài chính đề nghị UBND TP Hà Nội rà soát việc chấp thuận chủ trương sử dụng tài sản công (quỹ đất) để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT để bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ.

Vừa qua, UBND TP. Hà Nội quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án về hạ tầng giao thông theo hình thức BT, thanh toán bằng quỹ đất cho các nhà đầu tư gây nhiều xôn xao trong dư luận. Cụ thể gồm: Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến Khu đô thị mới C2 - Gamuda Gardens; Dự án xây dựng các tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị dân cư quận Hà Đông; Dự án xây dựng tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên, đoạn nối từ đường Minh Khai đến đường Vành đai 2,5; Dự án xây dựng tuyến đường từ đường Lê Trọng Tấn đến đường Vành đai 3) theo hình thức hợp đồng BT; thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT.

Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong quá trình thực hiện một số dự án theo hình thức hợp đồng BT, BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường trên địa bàn Hà Nội. Theo đó, việc thực hiện các dự án theo hình thức BT, BOT trên địa bàn Hà Nội cũng đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm.

Cụ thể, đối với UBND TP Hà Nội, Thanh tra Chính phủ cho biết cơ quan này chưa thực hiện đúng quy định về việc lập, phê duyệt, công bố danh mục các dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT lĩnh vực giao thông và môi trường, giai đoạn 2008 -2012 gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà đầu tư (không đủ số lượng nhà đầu tư tham gia để lựa chọn) để thực hiện chủ trương đầu tư, làm giảm hiệu quả đầu tư, giảm tính minh bạch và cạnh tranh công bằng.

Trên thực tế, đến thời điểm thanh tra, trong số 15 dự án BT nhưng chỉ có 1 dự án được thực hiện theo hình thức đấu thầu, 14 dự án còn lại là hình thức chỉ định thầu.

UBND TP Hà Nội cũng không thực hiện đúng quy trình lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định, đánh giá năng lực đối với một số nhà đầu tư không chính xác, thiếu chặt chẽ; thậm chí là đã ký hợp đồng để thực hiện dự án đối với một số nhà đầu tư không đảm bảo năng lực theo quy định.

Theo Dân Việt

Tin khác

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

(CLO) Đợt tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội thời gian qua đang thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.

Bất động sản
Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

(CLO) Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường bất động sản nhà ở khu vực phía Tây.

Bất động sản
Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

(CLO) Từng nóng lên nhờ các thông tin tin quy hoạch, lên thành phố, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, diễn biến tại thị trường bất động sản tại các huyện ngoại thành của TP HCM vẫn chưa đủ yếu tố để tạo thành "cơn sóng" mới.

Bất động sản
Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

(CLO) Giá chung cư liên tục lập đỉnh, nhiều người chuyển hướng sang mua nhà tập thể cũ. Tuy nhiên, với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cùng với những bất tiện khi sinh sống tại nhà tập thể cũ, khách xem cầm tiền tỷ ngậm ngùi từ bỏ ý định mua nhà.

Bất động sản
Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

(CLO) Lĩnh vực bán lẻ cao cấp tại TP HCM thời gian qua đã ghi nhận nhiều cái tên lớn của ngành hàng xa xỉ đến từ nhiều sản phẩm khác nhau. Các chuyên gia Savills cho biết nhóm khách thuê này vẫn đang tích cực tìm kiếm mặt bằng cao cấp ở khu vực trung tâm quận 1.

Bất động sản