Bộ trưởng Tài chính: "Tôi chưa hiểu nhiều về TTCK"

Thứ sáu, 03/04/2015 21:55 PM - 0 Trả lời

Bộ trưởng Tài chính: "Tôi chưa hiểu nhiều về TTCK"

Trong lần đầu tiên làm việc với ngành chứng khoán, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tự nhận mình là "chưa hiểu nhiều về TTCK".

TTCK của Việt Nam hoạt động tốt, tăng trưởng tốt, như vậy cần thêm yếu tố truyền thông tốt, để khơi dậy nguồn lực xã hội xây dựng TTCK, nhất là nguồn lực từ DN và nhà đầu tư trong nước.

Trong xây dựng thị trường, cần nhất là giữ được niềm tin với nhà đầu tư, tạo được hành lang pháp lý buộc DN đại chúng phải minh bạch, phải có trách nhiệm công bố thông, giải trình.

Đó là những chỉ đạo quan trọng của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng với ngành chứng khoán, trong lần đầu tiên Bộ trưởng làm việc với toàn ngành, sáng 11/12/2013.

"TTCK Việt Nam đã đi rất đúng, rất trúng"

Không ít lần trong cuộc làm việc với ngành chứng khoán, Bộ trưởng đã đặt mình ở vị trí "người mới lần đầu đến với ngành" và dùng những cụm từ rất khiêm tốn như tôi chưa hiểu, tôi muốn được giải thích thêm… để tạo nên một không gian trao đổi thân mật, cởi mở trong toàn ngành.

"Ngay từ khi nhận nhiệm vụ mới (Bộ trưởng Bộ Tài chính – PV), tôi đã muốn được gặp anh em ngành chứng khoán, nhưng vì thời gian không cho phép, nên hôm nay mới gặp mặt được", Bộ trưởng nói và cho biết, dù chưa làm việc trực tiếp với ngành chứng khoán, nhưng ông biết rằng, đây là một ngành có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, Việt Nam không thể không phát triển TTCK. "Dù TTCK 13 năm qua có lúc thăng, lúc trầm, nhưng chúng ta đã đi rất đúng, rất trúng khi quyết tâm xây dựng TTCK Việt Nam".

Vì sao TTCK Việt Nam lại không thể không phát triển? Theo Bộ trưởng, nếu chúng ta có một TTCK phát triển, sẽ hỗ trợ trở lại rất nhiều cho nền kinh tế: giúp nền kinh tế huy động vốn trung và dài hạn; hỗ trợ trực tiếp quá trình tái cấu trúc DN, nhất là khối DNNN, thúc đẩy chất lượng quản trị DN, minh bạch thông tin…".

UBCK cho biết, TTCK hoạt động an toàn, suôn sẻ liên tục trong 13 năm qua, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đã đạt 31% GDP, như vậy là rất tích cực. Tuy nhiên, nếu so với quy mô TTCK các nước trong khu vực, chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn để đạt vốn hóa thị trường ở mức tương đương 50-60% GDP", Bộ trưởng nói.

Báo Công luận

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu trong cuộc làm việc chính thức đầu tiên với ngành chứng khoán

Quan tâm đến quy mô thị trường, Bộ trưởng gợi ý, cần giải thích rõ hơn về những con số trên TTCK để mọi người dễ hiểu, dễ cảm nhận về vị thế của thị trường này.

Chẳng hạn, so với số vốn huy động được qua ngân hàng, so với tổng đầu tư toàn xã hội thì TTCK ở đâu? Trả lời câu hỏi này, Chủ tịch UBCK cho biết, lượng vốn huy động qua TTCK năm 2013 bằng khoảng trên 20% tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội, các năm trước đó, con số đạt được có năm cao hơn mức này.

Đánh giá việc năm 2013, quy mô TTCK tăng (vốn hóa thị trường ước đạt 964.000 tỷ đồng, tăng 199.000 tỷ đồng so với 2012), chỉ số chứng khoán cũng tăng (VN-Index tăng 22%; HNX-Index tăng 13%), Bộ trưởng cho rằng, đó là tín hiệu cho thấy sự ấm lên của DN, của nền kinh tế. Cũng trong quan điểm của Bộ trưởng, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải vật lộn với nhiều khó khăn, thách thức, các DN phải chịu áp lực lớn từ sức mua suy giảm, hàng tồn kho nhiều, nợ đọng nhiều, nên TTCK tăng trong bối cảnh này là đáng mừng.

Tuy tự nhận mình là "chưa hiểu nhiều về TTCK" nhưng Bộ trưởng đã khiến anh em trong ngành như "cởi tấm lòng" khi chia sẻ sự cảm thông của ông rằng: "Bản thân ngành chứng khoán dù làm tốt, thì để phát triển được còn phải phụ thuộc vào bối cảnh nền kinh tế có tốt không, các DN có tốt hay không, có sẵn sàng minh bạch không".

Dù vậy, người đứng đầu ngành chứng khoán vẫn đốc thúc toàn ngành, cần cố gắng hơn nữa, để khơi dậy các nguồn lực xã hội vào xây dựng TTCK, nhất là nguồn lực từ DN, nhà đầu tư trong nước. Cải tiến sự minh bạch, thêm các chế tài để buộc các DN phải minh bạch, phải giải trình để tạo niềm tin cho nhà đầu tư.

Với các nhân sự trong ngành này ông nói, việc học hành, lấy bằng cấp, chứng chỉ, ai cũng có thể làm được, nên yếu tố quan trọng nhất là đề cao đạo đức, bản lĩnh. "Làm sao để chúng ta luôn quản lý tốt thị trường, hiểu rõ việc mình làm và không bao giờ là đồng phạm dù là vô ý, lừa nhà đầu tư", ông nói.

Hãy khơi dậy nguồn lực xã hội cho TTCK

Từng có thời gian dài chỉ đạo công tác cổ phần hóa gắn với TTCK tại Bộ Xây dựng khi thúc đẩy cổ phần hóa trên 300 DN, lớn có, nhỏ có, Bộ trưởng cho rằng, hoạt động đấu giá công khai trên TTCK là rất tốt. "Nếu TTCK sôi động, sẽ hỗ trợ rất lớn cho công tác tái cấu trúc DN, nhất là DNNN, hỗ trợ rất lớn trong công tác bán vốn để đa dạng hóa cơ cấu sở hữu tại DN", Bộ trưởng nói và cho biết, ông sẽ báo cáo thêm với Chính phủ để có sự quan tâm đến hoạt động này.

Liên quan đến công tác tạo hàng, Bộ trưởng đồng tình với định hướng sau cổ phần hóa, DN phải lên sàn và khẳng định, nếu khung pháp lý đối với định hướng này chưa có, Bộ Tài chính sẽ bổ sung trong thẩm quyền của Bộ, hoặc trình cấp cao hơn nếu vượt thẩm quyền.

Hiện tại, dấu ấn pháp lý quan trọng nhất năm 2013 với ngành chứng khoán là việc Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 108/2013/NĐ-CP, trong đó có quy định nhiều chế tài buộc DN đại chúng phải minh bạch, các DN đã huy động vốn từ công chúng, sau 1 năm phải lên sàn, nếu không sẽ bị xử phạt, đồng thời mở ra cơ chế cho phép nhà đầu tư rút vốn khỏi DN.

Nếu công tác tạo hàng cho TTCK là có giải pháp, thì làm thế nào để khơi dậy nhiệt tình đầu tư của công chúng? Theo Bộ trưởng, điều cốt yếu là phải giữ được niềm tin của nhà đầu tư trong nước và có giải pháp mở rộng không gian đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.

Để tạo niềm tin cho người dân, cần một chuỗi các công việc, nhưng Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền và giám sát chất lượng báo cáo tài chính.

Theo Trung tâm Lưu ký chứng khoán, hiện TTCK có 1,3 triệu tài khoản giao dịch của 1 triệu nhà đầu tư khác nhau. "Tôi, cũng như nhiều người dân, vẫn còn hiểu mơ hồ về kênh đầu tư chứng khoán, nên dường như việc đầu tư trên thị trường này chỉ tập trung vào một bộ phận nhất định.

Nếu TTCK hoạt động tốt, tăng trưởng tốt, chúng ta cần truyền thông tốt hơn, để nhiều người hiểu và tham gia đầu tư vào chứng khoán", Bộ trưởng chỉ đạo. Bên cạnh đó, giám sát chất lượng báo cáo tài chính cần quản chặt chất lượng kiểm toán các DN, đồng thời hoàn tất chế độ kế toán mới cho các chủ thể trên thị trường.

Liên quan đến việc nới room, Bộ trưởng cho biết, ông rất ủng hộ việc gỡ bỏ khống chế tỷ lệ đầu tư trên TTCK với những DN thuộc ngành, nghề không cần nắm giữ theo quy định pháp lý. Theo đó, Bộ Tài chính, UBCK sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan, giải trình với Chính phủ để dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 55/2009/QĐ-TTg sớm được ban hành.

Định hướng công việc năm 2014

Báo cáo với Bộ trưởng, Chủ tịch UBCK Vũ Bằng cho biết, bên cạnh việc tổ chức hoạt động và quản lý TTCK, năm 2013, UBCK tiếp tục tập trung vào công tác hoàn thiện thể chế trên TTCK. Nghị định 108/2013/NĐ-CP cùng nhiều thông tư đã được ban hành trong năm này. Tại UBCK đã ban hành 11 văn bản pháp quy hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trên thị trường.

Tuy nhiên, có 2 đề án: đề án tái cấu trúc Sở GDCK Việt Nam, đề án về TTCK phái sinh, UBCK đề xuất tạm thời dời sang năm 2014. Bộ trưởng cũng đồng tình với đề xuất này, vì đây là những vấn đề lớn, nhạy cảm, cần thêm thời gian để nghiên cứu, thống nhất.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng thúc đẩy UBCK, các Sở, Trung tâm Lưu ký chứng khoán thực hiện tái cấu trúc TTCK theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trên 4 mảng việc chính: tái cấu trúc hàng hóa, tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư, tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán và tái cấu trúc hệ thống tổ chức TTCK.

Trong quá trình này, cần thực hiện cho được công tác công khai, minh bạch trên TTCK, cổ phần hóa gắn với niêm yết và thúc đẩy các DN quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất.

Về phía cơ quan quản lý, Bộ trưởng cho rằng, để TTCK minh bạch, trước hết mình cần minh bạch trước. "Hệ thống công nghệ thông tin cần được tiếp tục hiện đại hóa, cũng cần tính đến việc kết nối trực tiếp thông tin TTCK đến lãnh đạo Bộ, thậm chí đến Chính phủ, để khi cần, chúng tôi có công cụ để thực hiện việc dõi theo thị trường một cách liên tục nhất", Bộ trưởng nói.

11h30, cuộc họp kết thúc trong những cái bắt tay thật chặt giữa tư lệnh ngành với nhà quản lý TTCK. Tuy chưa có những giải pháp đột phá đưa ra tại cuộc họp, nhưng với sự thấu hiểu, sự chia sẻ và ủng hộ của Bộ trưởng, một hào khí mới đang lan tỏa trong ngành chứng khoán Việt Nam.

 Theo Đầu tư

Tin khác

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra
Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

(CLO) Thời gian gần đây, Công ty TNHH Tuấn Ân Hà Nội đã trúng hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng ở hầu hết các Công ty Điện lực trên địa bàn TP. Hà Nội.

Điều tra
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Điều tra