Bội chi và nợ công, áp lực lớn của nền kinh tế

Thứ năm, 03/05/2018 09:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nền kinh tế Việt Nam đang phải chấp nhận thực tế có tính bắt buộc là cần phải dùng 100% nỗ lực đảm bảo an toàn nợ công nhằm duy trì tính độc lập của nền kinh tế. Chính điều đó đang tạo áp lực không nhỏ cho nền kinh tế sau những chỉ số phát triển mới được công bố gần đây.

Theo thống kê, nợ công năm 2017 dù đã giảm so với dự tính, ở mức 61,3% GDP nhưng số tuyệt đối vẫn ở mức trên 3 triệu tỉ đồng. Đáng lo ngại hơn, Việt Nam nằm trong những quốc giá có tỉ lệ nợ trên GDP tăng nhanh nhất (tăng khoảng 10% trong 5 năm 2012-2017). Con tàu Vinashin trước khi thay tên đổi họ đã kịp gây ra món nợ 86.000 tỉ đồng, theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ. 

Gánh nặng tương tự xảy ra ở hàng loạt các Vina khác khiến sổ nợ ghi con số chắc chắn không hề kém Vinashin. Mới đây nhất, 12 đại dự án thua lỗ của ngành Công Thương cũng đóng góp món nợ 20.000 tỉ đồng trong tổng vay quốc tế có bảo lãnh của Chính phủ. Báo cáo đánh giá về chi tiêu công Việt Nam do Chính phủ Việt Nam phối hợp với World Bank công bố tháng 10.2017 nhận định, áp lực huy động vốn để đảo nợ vẫn còn lớn với khoảng 50% nợ trong nước của Việt Nam sẽ đáo hạn trong 3 năm tới. Đối với các khoản vay nước ngoài, theo Bộ Tài chính, nghĩa vụ trả nợ nằm trong giai đoạn 2022-2025 khi các khoản vay ODA chủ yếu đều đến hạn. 

Như vậy, nhiệm vụ vay để đảo nợ và trả nợ có thể sẽ nặng nề hơn trong khoảng một chục năm tới. Đặc biệt, từ 3 năm nay, Việt Nam đã phải vay để đảo nợ và trả nợ. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2017 chi trả nợ lãi lên tới 91.000 tỉ đồng, chi trả nợ gốc ước tính đạt gần 148.000 tỉ đồng. Hai khoản chi này tổng cộng gần 239.000 tỉ đồng, vượt quá xa so với gần 160.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ phát hành trong năm, theo Bộ Tài chính. Bộ Tài chính cũng cho biết, năm 2018 sẽ huy động vốn hơn 363.000 tỉ đồng, trong đó để bù đắp bội chi hơn 206.000 tỉ đồng, để trả nợ gốc hơn 157.000 tỉ đồng. 

Báo Công luận
Minh hoạ. V.Thọ

Đó là những ọon số rất lớn khi so với tổng thu ngân sách. Bên cạnh đó, tỷ lệ giải ngân vốn trái phiếu rất thấp. Theo Bộ Tài chính, trong năm 2017 đầu tư phát triển chỉ vào khoảng 76% dự toán, vốn trái phiếu chính phủ đạt khoảng 23,5% dự toán (năm 2016 tương ứng là 77% và 45,3% dự toán). Điều này cho thấy, Nhà nước thu thuế và vay nợ nhưng chưa sử dụng hiệu quả. Nợ dồn nợ trong bối cảnh chúng ta đã không thu xếp được nguồn trả nợ ngay từ khoản vay đầu, khó càng thêm khó. Bội chi ngân sách kéo dài, cộng với không ai chịu trách nhiệm, một thời gian dài dẫn tới tăng nợ công. Thu nhập bình quân của người dân hơn 2.100 USD trong khi phải gánh hơn 1.300 USD nợ công. Dự báo 15 năm nữa có hơn 20% dân số trên 60 tuổi, dân số vàng không còn nữa thì áp lực trả nợ là rất lớn. 

Nguyên nhân đầu tiên là chúng ta đã không sử dụng hiệu quả các khoản vay đầu tư phát triển. Thứ 2, phải đối diện với thực tế, gánh nặng nợ nhiều nguy cơ sẽ càng nặng hơn. Vay nợ để trả nợ gốc gần như đồng nghĩa với việc phải chịu lãi suất cao hơn khoản vay đầu. Mặt khác, tiền trả nợ không đi vào hoạt động kinh doanh, đương nhiên không thể tạo ra tiền. Bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, bộ máy cồng kềnh cộng với việc tăng lương theo lộ trình là gánh nặng với ngân sách. Trong khi đó, bội chi chỉ còn 3,48% GDP năm 2017, giảm nhiều so với các năm trước đây, được giải thích là do không bao gồm trả nợ theo Luật Quản lý nợ công mới đi vào hiệu lực. Tiến sĩ Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, khẳng định, tín hiệu tích cực trong việc giảm chi thường xuyên cần phải được ghi nhận nhưng vẫn cần tích cực hơn nữa để giảm bội chi. “Lâu nay, ở Việt Nam, việc giảm chi thường xuyên thông qua cắt giảm đội ngũ công chức ăn lương đã được đề cập nhiều nhưng chưa làm được bao nhiêu. Khó khăn mang tính đặc thù của Việt Nam đến từ nhiều yếu tố: cơ chế chưa hiệu quả, lăn tăn mãi chuyện cái lý cái tình... 

Có thể nói, đây là căn bệnh trầm kha trong giảm chi thường xuyên. Vì thế, dù chúng ta đã giảm được chi nhưng kết quả chưa được như mong đợi”- Tiến sĩ Lê Xuân Sang nói. Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018, khi được chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh từ trường Đại học Fulbright đặt câu hỏi, làm thế nào để Việt Nam đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững và cao, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Sebastian Eckardt khẳng định, điểm cần ưu tiên là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đó, trong 2 phương án giảm gánh nặng nợ công: tăng thu bằng cách nuôi dưỡng tạo nguồn thu và giảm chi, Việt Nam đang nghiêng hơn về con đường thứ 2. Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay năm 2018 thể hiện vay để bù đắp bội chi là 195.000 tỉ đồng. So sánh số liệu năm 2016-2018, khoản vay này giảm từ 254.000 tỉ đồng năm 2016, xuống 172.300 tỉ đồng năm 2017. 

Chưa rõ thông tin lý do vì sao mức vay dự kiến năm 2018 lại tăng thêm 22.700 tỉ đồng so với năm trước nhưng xu hướng chung là giảm vay để chi thường xuyên. Triển vọng sáng sủa có thể đến từ động thái mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi vào giữa tháng 4/2018, bộ này đã có văn bản đề nghị báo cáo đánh giá hiệu quả, tác động của các dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi giai đoạn 1993-2017. Nếu dám nhìn thẳng vào bức tranh sử dụng vốn ODA, sẽ nổi rõ các mảng màu tối xám. Viễn cảnh doanh nghiệp Việt có đủ tài thao lược khiến nhiều dự án sinh lợi gấp 5, gấp 10, bù cho thất thoát đã buộc phải chấp nhận không quá sáng sủa, nhưng đó là điều duy nhất có thể hy vọng để có nguồn tài chính trả số nợ, giảm dần vay đảo nợ và tăng các loại thuế lên đời sống người dân. 

Với việc thực hiện quyết liệt các biện pháp cơ cấu lại thu ngân sách. Điều rất quan trọng, hiệu quả là siết chặt chi tiêu, đặc biệt là siết chi thường xuyên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Điển hình là việc dự trình Chính phủ ban hành quyết định về chế độ sử dụng xe công, triển khai quyết liệt sau khi Quốc hội thông qua Luật Quản lý tài sản công. Cùng với đó là khoán chi, tinh giảm bộ máy, đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập. Với những giải pháp trên được tiến hành đồng bộ, nhiệm vụ tái cơ cấu lại ngân sách, đảm bảo an toàn nợ công sẽ đạt hiệu quả rõ nét hơn./.

Cẩm Tú

Tin khác

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

(CLO) Trong phiên chứng khoán 28/3, cổ phiếu TCB của Techcombank trở thành tâm điểm khi được nhà đầu tư tranh nhau mua vào.

Tài chính - Bảo hiểm
Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

(CLO) Không chỉ Funtap mà một công ty game liên quan cũng liên tục đăng ký mới phát hành game Trung Quốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

(CLO) Khách hàng sử dụng thẻ Tín dụng và Ghi nợ quốc tế cá nhân mang thương hiệu Vietcombank Visa có cơ hội nhận được Chuyến du lịch 5 ngày 4 đêm đến Pháp và vé tham gia Thế vận hội Olympic 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

(NB&CL) 36 năm hình thành và phát triển (26/3/1988 – 26/3/2024) là tròn 36 năm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) kiên định và thực hiện xuất sắc sứ mệnh riêng vốn có của mình “vì Tam nông”.

Tài chính - Bảo hiểm
Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank”

Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank”

(CLO) Ngày 22/3/2024, Vietcombank đã tổ chức thành công Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank” tại Trụ sở chính, 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tài chính - Bảo hiểm