Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm:

“Bóp nghẹt” nước mắm truyền thống?

Thứ năm, 07/03/2019 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia TCVN-12607:2019 về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) soạn thảo bị các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống (NMTT) lẫn chuyên gia phản đối dữ dội.

 8 đơn vị nước mắm truyền thống khẩn cấp cầu cứu Chính phủ

Đại diện Câu lạc bộ Nước mắm truyền thống Việt Nam, Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch; Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao; Hội Lương thực, Thực phẩm TP.HCM; Hiệp hội Nước mắm Nha Trang; Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết; Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc; Công ty Cổ phần Chế biến dịch vụ Thủy sản Cát Hải đã có văn bản kiến nghị gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ về việc xây dựng các Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho nước mắm.

Bản kiến nghị nêu rõ sau khi tiến hành hội thảo để góp ý kiến cho bản Dự thảo cuối Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 12607:2019 Quy phạm Thực hành sản xuất nước mắm với sự tham gia của đại diện các bên và một số nhà sản xuất nước mắm. Các đơn vị nhận thấy:

Sau sự cố Asen đối với nước mắm truyền thống, việc rà soát, xây dựng các văn bản tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được Thủ tướng chỉ đạo các Bộ có liên quan xây dựng cho sản phẩm nước mắm và cơ sở sản xuất nước mắm đã được ban hành cũng như đang trong quá trình soạn thảo, có nhiều nội dung được quy định chưa bám sát thực tế sản xuất nước mắm.

Sản xuất nước mắm truyền thống Ảnh: T.L

Sản xuất nước mắm truyền thống Ảnh: T.L

Nhiều ý kiến của các đại biểu cho rằng xu thế xây dựng TCVN, QCVN cho nước mắm và cơ sở sản xuất nước mắm đang thiên về cổ súy cho sự phát triển nước mắm pha chế - nước mắm công nghiệp.

“Đi cùng với nó là tạo ra rào cản kỹ thuật để triệt tiêu nghề sản xuất nước mắm truyền thống, không làm rõ sự khác biệt giữa quy trình và điều kiện sản xuất nước mắm thật hay còn gọi nước mắm truyền thống và nước mắm pha chế công nghiệp”, văn bản kiến nghị nêu rõ.

Lo lắng cho sự sống còn của nghề nước mắm truyền thống và vì sự minh bạch thông tin của các sản phẩm truyền thống; sản phẩm chế biến công nghiệp đối với người tiêu dùng và cho cơ quan quản lý nhà nước, các Hiệp hội, doanh nghiệp nhất trí cùng nhau kính gửi tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng hai Bộ một số kiến nghị.

Thứ nhất: Tạm thời dừng việc ban hành TCVN 12607:2019 Quy phạm Thực hành sản xuất nước mắm. Hai Bộ tổ chức hội thảo, mời đại diện các nhà sản xuất nước mắm ở cả nước và các chuyên gia chuyên sâu về nước mắm, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tham dự để góp ý kiến xây dựng TCVN này.

Theo thẩm quyền, đề nghị các Bộ chỉ đạo việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia riêng cho nước mắm hay còn gọi là nước mắm truyền thống và nước mắm pha chế quy mô công nghiệp, không để chung một văn bản như hiện nay.

Đề nghị các Bộ cho thực hiện đề tài đánh giá rủi ro cho histamine, kim loại nặng trong nước mắm hiện đang được quy định tại QCVN 08-2:2011/BYT của Bộ Y tế, để có thể thay đổi quy định về các chỉ tiêu này cho phù hợp, không để tạo ra rào cản kỹ thuật đối với nước mắm Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như gây chi phí tốn kém cho nhà sản xuất không cần thiết.

nuoc-mam-cong-nghiep-la-gi-ngu-dan

Ai được hưởng lợi?

Theo bà Hồ Kim Liên - Chủ tịch Hội Sản xuất nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, nếu ban hành TCVN 12607:2019, Việt Nam sẽ đi theo “vết xe đổ” của Thái Lan, dựng lên “hàng rào kỹ thuật” để rồi “bóp chết” làng nghề nước mắm truyền thống - những người đã làm nên văn hóa ẩm thực của Việt Nam từ bao đời nay và cổ súy cho sự phát triển của nước mắm pha chế, nước mắm công nghiệp.

Bởi ngay từ khi dự thảo đưa ra lấy ý kiến (tháng 10/2018), các nhà sản xuất nước mắm truyền thống đã không khỏi lo lắng về TCVN 12607:2019 có thể sẽ chính thức áp dụng trong thời gian không xa. Nguyên nhân là trong bản dự thảo đã nảy sinh nhiều điều kiện hết sức khắt khe và bất cập. Chẳng hạn như về tiêu chuẩn histamine trong nước mắm…

Chuyên gia dinh dưỡng Vũ Thế Thành cho rằng, dự thảo TCVN 12607:2019 không thể đồng hóa cách sản xuất nước mắm công nghiệp vào việc sản xuất nước mắm truyền thống. “Tổng Cục đo lường chất lượng (Bộ KH&CN) cần bỏ chỉ tiêu kim loại nặng trong sản xuất nước mắm vì hàm lượng này không đáng kể. Bởi một khi áp dụng chỉ tiêu này doanh nghiệp nước mắm truyền thống chắc chắn sẽ tốn thêm một khoản tiền không nhỏ để đi phân tích…” – ông Thành đề nghị.

Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng, những quy định trong dự thảo TCVN 12607:2019 đưa ra quả thực rất bất lợi cho nước mắm truyền thống, mà chỉ có lợi cho các nhà sản xuất nước mắm công nghiệp. Chính vì vậy cần những người soạn thảo phải đi thực tế tại các cơ sở sản xuất nước mắm, khảo sát lại ngành nghề này ở các vùng, miền có tính đặc thù riêng. Đồng thời, cần tổ chức thêm những cuộc hội thảo khoa học, lấy ý kiến của các nhà chuyên môn làm nước mắm truyền thống, cũng như những nhà nghiên cứu về lĩnh vực này để đưa ra một Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm sao cho thật chuẩn mực và sát với thực tế nhất.

Còn ông Trương Đình Hòe – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nước mắm truyền thống đặt câu hỏi, bản Dự thảo Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm này là để dành cho ai, nhất là khi chúng ta đang đấu tranh rất nhiều trong việc bảo tồn nghề nước mắm truyền thống? 

Các chuyên gia cho rằng, những năm trở lại đây, nước mắm công nghiệp đã chiếm thị phần lớn trên thị trường Việt Nam (chiếm khoảng 75%, tương tương khoảng 0,5 tỷ USD mỗi năm) và đang đẩy sản phẩm nước mắm truyền thống vào thế thua thiệt. Mặc dù nước mắm truyền thống đang dần tìm lại hướng đi, nhưng với những gì được nêu trong Dự thảo TCVN 12607:2019 khiến cho các nhà sản xuất nước mắm truyền thống cảm thấy thất vọng, vì nhiều ý kiến đóng góp của họ đã không được các nhà soạn thảo lắng nghe và đưa vào…

Khánh An

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn