"Bữa cơm cần thịt" và câu hỏi "trách nhiệm"

Thứ sáu, 24/04/2020 10:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) "Bữa cơm có thịt", những tưởng chỉ là ước mơ của người nghèo nơi vùng sâu, vùng xa. Nay, bởi "hệ lụy Covid", bởi cơn bão giá thịt lợn khuấy đảo hơn nửa năm qua, cũng là niềm mơ ước của bao dân nghèo thành thị. An sinh cho người nghèo, vì thế, bắt đầu ngay từ... "bữa cơm cần có thịt".

1. Hồi tháng 1/2020, đúng vào thời điểm "cơn bão giá thịt lợn" bắt đầu bùng phát, tôi có đọc trên trang báo nào đó, câu chuyện về một gia đình nhỏ nơi thành thị. Chị vợ bán hàng rong thu nhập bấp bênh, chồng làm bảo vệ cơ quan lương “ba cọc ba đồng”, cùng hai đứa con nhỏ sống trong căn nhà thuê nhỏ xíu. Đồng lương ít ỏi, tiền nhà, tiền điện, tiền học của con chẳng ít... thế mà giá thịt lợn- món "chủ lực" trên mâm cơm nhà chị hàng ngày- lại cứ tăng vùn vụt từng ngày.

Trước tháng 9/2019, mang 100 nghìn ra chợ, chị có thể mua ngon nghẻ dăm sáu lạng thịt ba chỉ, còn dư tiền mua đậu, mua rau đủ chia ăn hai bữa cơm trong ngày. Chỉ 4 tháng sau, cũng 100 nghìn ấy, chị chỉ dám mua đến 4 lạng ba chỉ, không thì đổi sang mông sấn cho rẻ hơn nhưng lượng vẫn phải bớt đi vì còn phải mua thêm rau cỏ. Đồng lương có chừng ấy, chị phân chia thu chi căn cơ đến mức ngày, trong khi tiền điện, tiền học chẳng thể bớt, nên chị chẳng dám phóng tay chi thêm. Thế nên, đĩa thịt trên mâm cơm nhà chị từ dạo "bão giá thịt" cứ teo nhỏ dần.

Hai đứa con thì đang tuổi ăn tuổi lớn, lại "thích ăn thịt" nên chúng quơ tay gắp dăm lần là hết, bố mẹ nào dám tranh phần con. Nhưng khổ nỗi, chị thì đàn bà chẳng nề hà gì nhưng chồng chị, đàn ông, lại đang tuổi lao động, không có miếng thịt thì cũng khó trôi đủ vài ba bát cơm để có sức mà làm công việc bảo vệ. Một bữa, hai bữa, đến mười bữa, là chồng chị có vẻ khó chịu, nói chị sao hà tiện thế, chị cũng bực bội ấm ức chả kém "tôi nào muốn hà tiện, nhưng ngày cân thịt thì chết à?", thế là anh chị to tiếng, mặt nặng mày nhẹ. 

Nhiều người sẽ đặt câu hỏi "thịt đắt sao không chuyển sang ăn thứ khác?", báo chí dẫn lời lãnh đạo ngành công thương thì "khuyến cáo": "Giá thịt lợn cao, người dân nên dùng thực phẩm thay thế". Nhưng "thứ khác", "thực phẩm thay thế" là những thứ gì? Thịt lợn đông lạnh nhập khẩu, đắt thế, thì chỉ "nhà có điều kiện" mới vào siêu thị mua được. Thịt bò, thịt gà, thịt ngan... xưa nay giá luôn ở mức cao hơn thịt lợn.

Thịt lợn vẫn là nhu yếu phẩm thường ngày của người lao động nghèo. Ảnh: T.L

Thịt lợn vẫn là nhu yếu phẩm thường ngày của người lao động nghèo. Ảnh: T.L

Rồi thói quen người Việt, thịt lợn ăn được liên tục chứ thịt bò, gà, ngan, cá mà ngày hai bữa ăn liên tục, e rằng khó. Thêm nữa, thịt lợn, với người nghèo, vừa dễ chế biến,  lại làm được nhiều món, vừa đỡ phát sinh chi phí điện, ga, dầu mỡ... Thêm vài ba chục nghìn bạc một bữa với nhà có thu nhập khá "chẳng xi nhê" gì nhưng với gia đình lao động, sinh viên ở nhà thuê, lại "xi nhê" ra trò đấy. 

Khó thế, chật vật là thế, nên dễ hiểu mỗi khi bão giá thịt lợn bùng lên, người dân "hóng" chuyện bình ổn giá thịt lợn như thế nào. 

2. "Muốn rẻ lên ti vi mà mua"- đó là đáp trả "đầy thái độ" của mấy bà bán thịt  khi mấy bà nội trợ cắp làn ra chợ, đứng ngẩn ngơ trước quầy thịt, thắc mắc "ti vi bảo bình ổn rồi mà" khi thịt lợn, cứ bữa chợ sau lại tăng giá hơn bữa chợ trước. 

Rõ là, "hóng" là một chuyện, thực tế như thế nào lại là chuyện khác. Bà hàng thịt nói chỏng lỏn khó nghe nhưng phải chua chát thừa nhận, đến tận thời điểm này, nghĩa là có đến 4,5  tháng kể từ ngày giá thịt lợn lên cơn phi mã, chuyện bình ổn giá thịt vẫn chỉ là "chuyện trên mặt báo". 

Cũng chừng ấy thời quan qua, báo chí liên tục phản ánh, các ban ngành liên quan liên tục có những chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ NNPT & NT Nguyễn Xuân Cường từng thân chinh đi kiểm tra, đôn đốc việc tái đàn, từng tuyên bố sẽ "yêu cầu dứt khoát" 17 tập đoàn, doanh nghiệp lớn phải hạ giá thịt heo xuống mức hợp lý theo yêu cầu của Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ trong nhiều cuộc họp đã giao Bộ NNPT & NT, Bộ Công thương triển khai các biện pháp kịp thời với tinh thần "kiên quyết giảm giá thịt lợn hơi xuống mức dưới 60.000 đồng/kg". Chính phủ, Ban điều hành giá cũng nhiều lần yêu cầu các bộ ngành liên quan cần phải kiểm tra, kiểm soát doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật về độc quyền, cạnh tranh, để công khai minh bạch chi phí giá thành sản xuất, chăn nuôi heo, xử lý nghiêm nếu có hiện tượng lợi dụng dịch bệnh để găm hàng, thao túng giá và làm rõ trách nhiệm của việc tăng giá.

Nhưng rất lạ lùng là, tinh thần "kiên quyết", "yêu cầu dứt khoát" ấy, đến ngày hôm nay, vẫn chưa thực hiện được. Minh chứng đơn giản nhất là tất cả các bản tin "giá heo hơi hôm nay ngày 24/4" đều báo giá heo hơi vẫn ngạo nghễ ngự trị ở mức trên 90.000 đồng/kg, nghĩa là vượt lên trên mức Thủ tướng yêu cầu tới 30.000 đồng/kg. 

3. Từ sự lạ lùng ấy, từ sự "ngạo nghễ bất trị" ấy, vẫn cứ phải đặt một câu hỏi- đã được đặt đi đặt lại suốt nhiều tháng qua: Vì sao bất chấp mọi chỉ đạo, mọi sự vào cuộc, giá thịt lợn vẫn không ngừng tăng "phi mã"?

Nhiều lý do đã được các bộ ngành có trách nhiệm đưa ra, rằng vẫn mắc từ nguồn cung, rằng tốc độ tái đàn chưa bắt kịp với nhu cầu của thị trường, rằng nguồn cung lợn hiện chỉ còn tập trung nhiều ở các trang trại của các tập đoàn lớn, rằng thịt lợn hiện phải qua 6 – 7 khâu trung gian; mỗi khâu làm tăng chi phí từ 8 – 10%, rằng lượng thịt nhập khẩu còn ít so với nhu cầu, vân vân và vân vân... 

Nhưng nên nhớ rằng, những bộ ngành viện dẫn ra những lý do đó, thiết nghĩ, đó chính là những người phải đứng ra trả lời những câu hỏi đó, chứ không phải ai khác. 

Đơn cử, Bộ NN&PTNT từng khăng khăng khẳng định nguồn cung thịt lợn không thiếu, rồi giờ này lại thừa nhận sản lượng trong nước hiện chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Vậy cái sản lượng ấy, câu chuyện "giải pháp gốc rễ lúc này là tập trung tái đàn, tăng đàn" là trách nhiệm của ai?

Việc "lượng thịt nhập khẩu còn ít so với nhu cầu" là do ai, nếu không phải là Bộ Công Thương, cơ quan đầu mối trong việc nhập khẩu thịt lợn. Còn nhớ, Chính phủ định hướng nhập khẩu 100.000 tấn thịt lợn trong quý I/2020, tuy nhiên 3 tháng đầu năm, Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan mới nhập được khoảng 39.000 tấn. Rồi câu chuyện các doanh nghiệp chăn nuôi lớn không hợp tác, vì sao lại để họ cứ im lặng và tranh giành, thao túng thị trường; vì sao vẫn cứ tồn tại nhiều khâu trung gian... chẳng nhẽ bó tay bất lực?

Đại dịch COVID-19 đang đẩy cuộc sống của người dân, đặc biệt là người nghèo, người yếu thế vào những chông chênh chưa từng có. Để đảm bảo an sinh xã hội, để đảm bảo tính nhân văn đã trở thành đạo lý của người Việt "không để ai bị bỏ lại phía sau", Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã ra nhiều quyết nghị quyết sách giải cứu, hỗ trợ người dân bằng mọi giá. 

Nhưng, những quyết sách ấy thiết nghĩ sẽ hiệu quả hơn nữa, sự chông chênh ấy của đời sống dân nghèo sẽ bớt đi phần nào, nếu những câu hỏi trách nhiệm ấy được sớm có câu trả lời minh bạch nhất, thuyết phục nhất. 

Đừng tưởng chuyện cân thịt lợn tăng giá là chuyện nhỏ, đừng tưởng chuyện bình ổn thịt lợn chỉ là câu chuyện nói rồi để đó. Bởi, thịt lợn, theo thống kê, đã là nhu yếu phẩm chiếm gần 60% trong cơ cấu rổ thực phẩm của người dân, và mọi vấn đề kinh tế xã hội đều bị ảnh hưởng từ sự tăng giá ấy.

Thế nên, an sinh xã hội, xét cho cùng, không phải từ cái gì to tát. An sinh xã hội, trước hết, từ ngay chính những bữa cơm thường nhật của người lao động nghèo. Với họ, an vui, đôi khi chỉ từ những... "bữa cơm có thịt"!

Hồng Sâm 

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn