Bức tranh kinh tế- xã hội nhiều điểm sáng

Thứ bảy, 26/05/2018 16:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội sáng 26/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã phát biểu giải trình thêm một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Báo Công luận
 Phiên thảo luận thảo luận tại hội trường về KT- XH và ngân sách nhà nước

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính

Báo cáo, giải trình làm rõ 3 nội dung: Tái cơ cấu ngân sách Nhà nước, chấp hành kỷ luật kỷ cương tài chính, bội chi ngân sách Nhà nước và nợ công trong 2 năm qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nêu rõ, đây là những nội dung đã được các đại biểu Quốc hội đề cập trong hơn một ngày thảo luận vừa qua.

Về tái cơ cấu ngân sách Nhà nước, Bộ trưởng cho biết Chính phủ đang thực hiện đồng bộ các giải pháp. Theo đó, thu ngân sách Nhà nước năm 2016, 2017 đều vượt kế hoạch đặt ra, góp phần đảm bảo các nhiệm vụ chi ngân sách.

Cơ cấu thu chuyển dịch tích cực, tỷ trọng thu từ dầu thô giảm, thu ngân sách trung ương khoảng 55,6% (giảm so với giai đoạn trước), chính sách thu tiếp tục được hoàn thiện, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hưởng mức ưu đãi thấp hơn; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, mở rộng thực hiện thu thuế điện tử, hải quan điện tử...

Về chi ngân sách nhà nước, Chính phủ tiếp tục tập trung quản lý chặt chẽ việc chi ngân sách nhà nước; siết chặt kỷ luật chi, đẩy mạnh khoán chi ngân sách nhà nước; chỉ được chi trong dự toán, kiên quyết thu hồi các khoản chi sai; rà soát, sửa đổi các quy định cho phù hợp với thực tiễn.

Báo Công luận
 Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu. Ảnh: TTXVN

Về tình hình chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính, Bộ trưởng thừa nhận, đúng như đại biểu Quốc hội nêu, tình trạng chấp hành kỷ luật ngân sách Nhà nước ở nhiều nơi, nhiều chỗ chưa nghiêm, kể cả ở Trung ương và các địa phương, kể cả ở các cơ quan nhà nước lẫn các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Theo Bộ trưởng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do vừa qua, chúng ta thay đổi cơ chế quản lý về thuế, từ tiền kiểm sang hậu kiểm và quản lý rủi ro, tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ chế quản lý này là phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư- kinh doanh. Thừa nhận cơ chế này còn kẽ hở để các đối tượng nộp thuế lợi dụng, chiếm đoạt tiền thuế, song Bộ trưởng cũng cho rằng, đây là hướng đi đúng, cần kiên trì thực hiện.

Để khắc phục tình trạng này, theo Bộ trưởng, thời gian tới cần tiếp tục thực hiện các giải pháp mạnh mẽ hơn để siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, như: thường xuyên rà soát sửa đổi bổ sung chế độ định mức chi tiêu; quản lý chặt chẽ chi ngân sách, đảm bảo chỉ được chi khi có dự toán và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán, xử lý nghiêm các sai phạm về quản lý tài chính, ngân sách, quản lý tài sản của Nhà nước; thu hồi đầy đủ vào ngân sách nhà nước đối với các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức...

28 ngành hàng kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Phát triển xuất khẩu, thị trường; vấn đề giải cứu nông sản; công nghiệp hỗ trợ và các dự án kém hiệu quả là những vấn đề Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh báo cáo, giải trình trước Quốc hội.

Báo Công luận
 Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, trong những năm vừa qua, lĩnh vực xuất khẩu đã đi theo đúng định hướng. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm thiểu sản phẩm thô sơ, tăng cường các sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo cũng như các sản phẩm chế biến lĩnh vực nông nghiệp. Cùng với đó, thị trường đã có cải thiện đáng kể với quan hệ thương mại trên 200 quốc gia và các thị trường. Đến nay đã có 28 ngành hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD...

Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, việc phát triển chưa bền vững do chất lượng sản phẩm chưa có sự đồng nhất, ổn định. Đây là trở ngại rất lớn để thị trường Việt Nam xây dựng thương hiệu và phát triển theo chuỗi; đồng thời đáp ứng được những yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do, tập quán thương mại quốc tế về truy xuất nguồn gốc và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, phải tạo ra được sự thay đổi lớn, trong đó có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào các hoạt động sản xuất để tổ chức theo chuỗi đó; đồng thời thay đổi mô hình, cơ chế chính sách nhằm thu hút sự đầu tư của doanh nghiệp vào các khâu sản xuất, chế biến, phân phối với chuỗi cung ứng của trong nước, khu vực và thế giới.

Về phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo, Bộ trưởng khẳng định đây là một trong những động lực tăng trưởng, tuy nhiên vẫn tồn tại 2 vấn đề lớn cần khắc phục như: Công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế về năng lực, trình độ nguồn nhân lực, quy mô sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới; chính sách chậm đáp ứng yêu cầu; cạnh tranh ngày càng gay gắt...

Về xử lý các dự án tồn tại, yếu kém, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Chính phủ đã lập Ban Chỉ đạo xử lý do Phó Thủ tướng làm Trưởng ban, Bộ trưởng Công Thương làm Phó Trưởng ban, hiện đã hoàn thành đề án xử lý 12 dự án tồn đọng, phấn đấu hết 2018 sẽ xử lý cơ bản, đến 2020 hoàn thành xử lý các dự án này, đồng thời có giải pháp ngăn chặn để không xuất hiện thêm các trường hợp tương tự...

Hiện 2 dự án đã khắc phục được tồn tại đi vào hoạt động thương mại trở lại, bước đầu có lãi... 4 dự án bước đầu giảm lỗ, từng bước đi vào hoạt động ổn định theo đúng lộ trình... Các cá nhân, tổ chức sai phạm liên quan đến các dự án sẽ được các cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định.

Báo Công luận
 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

21 chương trình mục tiêu để giảm nghèo bền vững

Trả lời câu hỏi của các đại biểu liên quan đến bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có chính sách người có công với cách mạng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, công tác này được Đảng, Nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt quan tâm với tinh thần tương thân, tương ái; được bạn bè quốc tế đánh giá là một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế- xã hội của nước ta. Các chính sách ưu đãi của Nhà nước với hơn 9 triệu người có công và thân nhân người có công đã được thực hiện đúng, đủ, kịp thời. Riêng Ngân sách Trung ương hàng năm bố trí 31.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách "đền ơn đáp nghĩa". Việc thăm hỏi, tặng quà tri ân đã được các cấp, các ngành và nhân dân chăm lo. Công tác tìm kiếm, quy tập liệt sỹ, xác định danh tính liệt sỹ đã được triển khai với tinh thần trách nhiệm rất cao...

Bộ trưởng cho biết, Thủ tướng đã có quyết định phân bổ 8.100 tỷ đồng để các địa phương triển khai xây dựng mới, sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng trong năm 2018; hiện nay, chúng ta đang quan tâm, có nhiều chính sách hỗ trợ cho hơn 3 triệu người có hoàn cảnh khó khăn. Nhà nước đã đầu tư 48 nghìn tỷ đồng, thực hiện 21 chương trình mục tiêu để giảm nghèo bền vững, tập trung vào các lõi nghèo (các huyện 30a, các xã 135, xã bãi ngang...) hiện tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,7%; 8 huyện thoát nghèo theo chương trình 30%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt và vượt chỉ tiêu..

Giải đáp về nội dung lao động- việc làm, Bộ trưởng Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu rõ: Về lao động, thời gian qua việc chuyển dịch cơ cấu lao động đã diễn biến theo hướng tích cực; tỷ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ, lao động làm công ăn lương tăng dần; tỷ lệ lao động thất nghiệp đã giảm so với thời kỳ trước... Tuy nhiên, lao động phổ thông vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, thiếu lao động giỏi, chuyên gia đầu ngành; việc làm cho thanh niên, sinh viên ra trường vẫn còn khó khăn; năng suất lao động tuy có chuyển biến, nhưng chưa được như kỳ vọng...

Bộ trưởng cho biết, thời gian tới Bộ sẽ tập trung đột phá vào công tác giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện quy hoạch lại mạng lưới đào tạo, kiên quyết giảm những cơ sở hoạt động không hiệu quả; đẩy mạnh thực hiện chủ trương chuyển sang đào tạo theo địa chỉ, theo định hướng, theo đặt hàng, theo nhu cầu dự báo của thị trường lao động...

PV

Tin khác

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Vương Đình Huệ dự chỉ đạo buổi Lễ.

Tin tức
Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Tin tức
Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

(CLO) Mới đây, Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

Tin tức
Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương báo cáo về phương án đầu tư, nâng cấp tuyến cao tốc phân kỳ; trong đó, có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu trạm dừng nghỉ....

Tin tức
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

(CLO) Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước những va chạm mới đây giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế của Philippines ở Bãi Cỏ Mây.

Tin tức