Tái thiết các hoạt động sản xuất sau mưa lũ tại các tỉnh miền Trung:

Cần 9.438 tỷ đồng để khôi phục sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh miền Trung

Thứ sáu, 06/11/2020 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để khôi phục sản xuất nông nghiệp sau lũ, các tỉnh miền Trung đang cần hỗ trợ 5.600 tấn giống lúa, 225 tấn giống ngô, 44,2 tấn hạt rau giống; trong đó đã cấp phát hỗ trợ 18 tấn giống ngô; 10,8 tấn hạt rau giống... với tổng kinh phí là 9.438 tỷ đồng.

Các tỉnh miền Trung cần kinh phí để khôi phục sản xuất nông nghiệp. Ảnh minh họa.

Các tỉnh miền Trung cần kinh phí để khôi phục sản xuất nông nghiệp. Ảnh minh họa.

Hôm nay (5/11), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức cuộc họp bàn lên kế hoạch tái thiết các hoạt động sản xuất sau mưa lũ tại các tỉnh miền Trung.

Theo thống kê của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, để khôi phục sản xuất nông nghiệp sau lũ, các tỉnh miền Trung đang cần hỗ trợ 5.600 tấn giống lúa, 225 tấn giống ngô, 44,2 tấn hạt rau giống; trong đó đã cấp phát hỗ trợ 18 tấn giống ngô; 10,8 tấn hạt rau giống.

Về vaccine và hóa chất khử trùng, tổng nhu cầu các địa phương là 560.000 liều vaccine, 140.000 lít và 105 tấn hóa chất khử trùng và đã hỗ trợ 30.000 liều vắc xin, 60.000 lít và 70 tấn hóa chất khử trùng.

Tổng kinh phí đề nghị của các địa phương là 9.438 tỷ đồng, để khắc phục dân sinh và cơ sở hạ tần thiết yếu nhất.

Trong đó Nghệ An 100 tỷ đồng, Hà Tĩnh 1.428 tỷ đồng, Quảng Bình 550 tỷ đồng, Quảng Trị 1.600 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 1.005 tỷ đồng, Quảng Nam 1.500 tỷ đồng, Quảng Ngãi 1.625 tỷ đồng, Bình Định 1.380 tỷ đồng, Kon Tum 150 tỷ đồng, Gia Lai 100 tỷ đồng.

Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã và huy động được nguồn hỗ trợ từ các đơn vị cho người dân các tỉnh miền Trung như: giống cây trồng vật nuôi, thủy sản, thuốc, thức ăn chăn nuôi... ước tính giá trị khoảng 100 tỷ đồng.

Trước mắt, các tỉnh ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ vừa qua như Quảng Trị, Quảng Bình, Huế, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quân khu IV và V sẽ được hỗ trợ để khôi phục sản xuất, đặc biệt nhanh chóng khôi phục chăn nuôi gia cầm.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã huy động được trên 1,1 triệu con giống gia cầm, 300 nghìn tấn thức ăn chăn nuôi và vaccine, thuốc thú y… để hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất. Chăn nuôi gia cầm sẽ được chú trọng vì có chu kỳ sản xuất ngắn, từ nay đến Tết Nguyên đán sẽ có sản phẩm. Như vậy bà con sẽ có sinh kế, kết quả tái sản xuất cho những chu kỳ sau.

Về chăn nuôi, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, các địa phương phải khử trùng, tiêu độc, đảm bảo môi trường an toàn, sạch bệnh thì mới tái chăn nuôi, tránh thiệt hại. Cục sẽ phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia về xây dựng mô hình nuôi gia cầm để tuyên truyền, phổ biến tại các địa phương.

Về thủy sản, các Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản và cơ quan quản lý địa phương tổ chức quan trắc môi trồng vùng nuôi nhằm đảm bảo môi trường an toàn trước khi thả nuôi. Tổng cục Thủy sản kết hợp với lực lượng thú y tổ chức hướng dẫn làm sạch môi trường, quan trắc môi trường nuôi đảm bảo các thông số mới khuyến cáo người dân đưa con giống vào sản xuất. 

Các địa phương cũng sẽ huy động lực lượng tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng mô hình để tạo sức lan tỏa ở các địa phương.

Từ ngày 5/10 đến nay, tại các tỉnh miền Trung liên tiếp xảy ra các cơn bão, áp thấp nhiệt đới kết hợp gió mùa tăng cường gây ra mưa lớn kéo dài gây lũ lụt trên diện rộng, sạt lở đất làm ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế và sản xuất của nhân dân.Nhằm hỗ trợ các địa phương phục hồi sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xuất cấp gần 39 tấn hạt giống cây trồng gồm: giống ngô, rau các loại từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ cho một số tỉnh miền Trung khắc phục thiệt hại do mưa bão.Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, các địa phương cần khẩn trương phân bổ các giống cây trồng đã được hỗ trợ để người dân tranh thủ gieo trồng trên những diện tích có thể gieo trồng được; đồng thời, tập trung rà soát đánh giá hiện trạng sản xuất lúa bị ảnh hưởng, có biện pháp khắc phục, cải tạo đồng ruộng, khôi phục hệ thống thủy lợi nhằm kịp thời đưa giống vào gieo trồng vụ Đông Xuân tới.

Về thủy sản, theo báo cáo sơ bộ ban đầu của các địa phương, tính đến ngày 16/11, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 9.931/38.340 ha (chiếm 25,9% diện tích đang nuôi), 2.180 ô lồng nuôi tôm hùm bị thiệt hại do nước ngọt đổ về (chiếm 2,3% tổng số ô lồng đang nuôi), 39 tàu thuyền khai thác hải sản bị hư hại, giá trị thiệt hại khoảng 474 tỷ đồng.Để hỗ trợ nhanh người dân phục hồi sản xuất, Tổng cục Thủy sản đã kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ trên 76 triệu giống tôm thẻ chân trắng, 150 tấn thức ăn hỗn hợp nuôi tôm nước lợ, 15 tấn sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, với trị giá 71 tỷ đồng. Trước mắt, Bộ đã tổ chức hỗ trợ tại các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Tổng cục Thủy sản cũng đã phối hợp với Cục Thú y và Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức 10 lớp tập huấn tại 5 tỉnh cho người dân nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi mưa bão về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản mùa mưa bão, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo Cục Thú y, tính đến ngày 13/11/2020, căn cứ đề nghị của các địa phương bị thiệt hại do mưa bão và căn cứ tình hình thực tế, Cục đã trình Bộ xuất cấp tổng cộng 290.000 liều vắc xin các loại, 140.000 lít hóa chất tiêu độc khử trùng phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và 225 tấn hóa chất xử lý môi trường phòng, chống dịch bệnh thủy sản từ nguồn dự trữ quốc gia cho 9 tỉnh, thành phố gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi và Đà Nẵng, ước tính khoảng 39,4 tỷ đồng.

Các địa phương đã tiếp nhận và cấp cho các địa phương tiến hành tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi và các vùng nguy cơ. Các Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã hướng dẫn phương pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng và xử lý sự cố hố chôn gia súc, gia cầm trong mùa mưa lũ; phối hợp với chính quyền cấp cơ sở kiểm tra các hố chôn gia súc gia cầm bệnh trên địa bàn. Đến nay, người dân đã thực hiện vệ sinh cơ giới chuồng trại: thu gom chất độn chuồng, xử lý rác thải…

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, với tinh thần nước rút đến đâu xử lý môi trường, tiêu độc khử trùng đến đó để đảm bảo an toàn dịch bệnh, chuẩn bị cho tái sản xuất; đồng thời, chủ động phối hợp với địa phương để chuyển con giống tới người dân, nhất là đẩy mạnh tuyên truyền các mô hình sản xuất an toàn.

Hoàng Minh

Tin khác

“Sống hẹp” trong khu phố nghìn tỷ giữa lòng Thủ đô

“Sống hẹp” trong khu phố nghìn tỷ giữa lòng Thủ đô

(CLO) Con ngõ chỉ vừa vặn một người đi, bước vào trong ngỡ đến một thế giới khác được xuất hiện ngay sau những hàng quán xa hoa, lộng lẫy là “đặc sản” của phố cổ Hà Nội.

Đời sống
Lật thuyền do mưa lớn, 2 người phụ nữ mất tích ở hồ thủy điện Sơn La

Lật thuyền do mưa lớn, 2 người phụ nữ mất tích ở hồ thủy điện Sơn La

(CLO) Các lực lượng cứu hộ cứu nạn đang nỗ lực tìm kiếm hai phụ nữ mất tích sau khi thuyền của các nạn nhân bị lật do giông gió lớn trên hồ thủy điện Sơn La.

Đời sống
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.

Đời sống
Kon Tum: Gần 9ha rừng thông bị ngọn lửa thiêu rụi

Kon Tum: Gần 9ha rừng thông bị ngọn lửa thiêu rụi

(CLO) Một hộ dân tiến hành dọn, đốt rẫy tuy nhiên do trời nắng nóng kéo dài cộng thêm gió to khiến ngọn lửa cháy lan, thiêu rụi gần 9ha rừng thông ba lá.

Đời sống
Lào Cai: Gió lốc bất ngờ xảy ra làm 113 ngôi nhà dân vùng cao bị hư hại trong đêm

Lào Cai: Gió lốc bất ngờ xảy ra làm 113 ngôi nhà dân vùng cao bị hư hại trong đêm

(CLO) Hôm qua (18/4), một số huyện trong tỉnh Lào Cai bất ngờ xuất hiện giông lốc cục bộ kèm mưa vừa làm hư hại 113 ngôi nhà của người dân trong đêm tối.

Đời sống