Cần bảo tồn nguyên vẹn cảnh quan văn hóa, lịch sử tại các lăng tẩm Hoàng gia triều Nguyễn

Thứ ba, 20/03/2018 14:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 20/3, tại thành phố Huế, tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Quản lý và sử dụng bền vững cảnh quan văn hóa, hệ thống sinh thái lịch sử tại các lăng tẩm Hoàng gia triều Nguyễn và khu vực thượng nguồn sông Hương”.

Chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích (TTBTDT) Cố đô Huế, Viện nghiên cứu Đô thị và Vùng, Đại học Waseda, Nhật Bản (WIURS) về cảnh quan văn hóa và môi trường sinh thái lịch sử tại các lăng mộ Hoàng gia triều Nguyễn gắn liền với khu vực thượng nguồn sông Hương đã được phối hợp chặt chẽ nhiều năm qua.

Khu vực nghiên cứu tập trung chủ yếu vào bốn cụm lăng tẩm hoàng gia đầu triều Nguyễn gồm: lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức, trong đó đặc biệt tập trung vào khu vực lăng Gia Long và vùng phụ cận cùng khu vực thượng nguồn sông Hương.


 

Báo Công luận
Việc phát triển KT-XH  đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, các công trình di tích… vì vậy cần có những giải pháp bảo tồn phù hợp.

Theo quan niệm của người xưa, vị trí địa lý của Huế không chỉ mang tầm quan trọng về mặt giao thông và phòng thủ mà còn mang ý nghĩa đặc biệt về phong thủy. Mặt khác, cụm lăng tẩm hoàng gia Triều nguyễn gắn liền với khu vực thượng nguồn sông Hương có giá trị to lớn về nhiều mặt, xứng đáng để được công nhận là di sản thế giới bởi những yếu tố đa dạng được lồng ghép một cách toàn diện và quy tụ hệ sinh thái tự nhiên trải dọc theo sông Hương từ Kinh thành Huế đến các lăng tẩm hoàng gia và hệ thống làng mạc dân cư.

Đây là nơi lưu giữ các giá trị tinh thần văn hóa vật thể, bao gồm: sản phẩm nông nghiệp, thế giới tinh thần, thủy lợi, hệ thống quản lý nước và các yếu tố lịch sử, văn hóa, truyền thống... Hệ thống thủy đạo và môi trường sinh thái lịch sử được thiết kế và bố trí tại lưu vực thượng nguồn sông Hương, có chức năng đặc biệt quan trọng hiện đang được quản lý và duy trì bởi chính quyền và người dân địa phương. 

Tuy nhiên, việc phát triển nó đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, các công trình di tích… vì vậy cần có những giải pháp bảo tồn phù hợp.


 

Báo Công luận
Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc TTBTDT Cố đô Huế đại diện trình bày bài tham luận. 

Tại Hội thảo quốc tế này có 7 bài tham luận chuyên môn được trình bày cùng những ý kiến trao đổi của các nhà quản lý, chuyên gia và các nhà nghiên cứu địa phương. Đặc biệt, Hội thảo tập trung nhấn mạnh bài tham luận của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế về vấn đề “Bảo vệ cảnh quan hai bờ sông Hương gắn liền với di tích thời Nguyễn” do Ts. Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm trình bày.

Hội thảo giúp các học giả, nhà nghiên cứu, nhà quản lý địa phương chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến bổ ích nhằm trao đổi quan điểm bảo tồn cảnh quan văn hóa của vùng đệm di sản để tiến đến xây dựng phương án và chính sách bảo vệ sự toàn vẹn, duy trì và phát triển các giá trị văn hóa - lịch sử, cảnh quan và môi trường, nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, quản lý di sản gắn với phát triển du lịch một cách bền vững tại Đô thị Di sản Huế.

Hữu Tin

Tin khác

Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

(CLO) Phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh vừa mới tổ chức khai hội Đền Đô truyền thống Xuân Giáp Thìn - 2024, kỷ niệm 1014 năm ngày vua Lý Thái Tổ đăng quang.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang vừa mới tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Bảo tàng tỉnh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

(CLO) Triển lãm nhiếp ảnh Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024) sẽ được tổ chức vào ngày mai (24/4). Hiện, các công việc chuẩn bị cho Triển lãm đã cơ bản hoàn tất.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong Lễ hội Tràng An 2024

Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong Lễ hội Tràng An 2024

(CLO) Ngày 23/4, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường và Ban Quản lý danh thắng Tràng An (Ninh Bình) đã tổ chức tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội Tràng An "Về miền di sản Tràng An 2024".

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống đền Thái Vi năm 2024

Ninh Bình: Long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống đền Thái Vi năm 2024

(CLO) Ngày 23/4, tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Thái Vi (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), UBND xã Ninh Hải đã tổ chức khai mạc Lễ hội đền Thái Vi-lễ hội truyền thống nhằm tri ân, tưởng nhớ công ơn các vị vua Trần và các anh hùng có công với đất nước.

Đời sống văn hóa