Cần lắm những tấm lòng cho người Việt trở về từ Campuchia

Thứ sáu, 03/04/2015 21:32 PM - 0 Trả lời

Cần lắm những tấm lòng cho người Việt trở về từ Campuchia

(Congluan.vn) - Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, nhiều gia đình nghèo ở các xã vùng sâu của tỉnh Bình Phước đã được hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển kinh tế nhằm giảm bớt những gánh nặng vật chất. Song do nhiều nguyên nhân, vẫn còn đó những mảnh đời khó khăn đang rất cần sự chia sẻ, giúp đỡ của cộng đồng.
Hiu hắt "xóm Việt kiều" dưới chân cầu Sài Gòn

Cùng tên gọi, cùng bắc qua sông Sài Gòn và cũng có “em song sinh” như cầu Sài Gòn vốn nổi tiếng nằm ngay cửa ngõ của TP.HCM, nhưng cầu Sài Gòn nơi vùng biên giới hẻo lánh nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Bình Phước và Tây Ninh lại ít được biết đến. Và không mấy người qua lại biết rằng phía dưới gầm cầu còn là nơi trú ngụ của “xóm Việt kiều”, hồi hương với đôi bàn tay trắng, không mãnh đất cắm dùi phải sống chen chúc, lam lũ, nhếch nhác dưới chân cầu.
 
Báo Công luận 
 Tài sản giá trị nhất của "xóm Việt kiều"
 
Những phận người nơi “xóm Việt kiều” tại ấp 4, xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản gần như đang bế tắc. Già trẻ, trai gái sống chen chúc dưới chân cầu, sát bên triền sông lồi lãm do thường xuyên bị sạt lở. Và bất đắc dĩ cây cầu trở thành nơi che chở, bám víu cho sự sống của hơn 50 con người lam lũ. 

Sau gần 10 năm trú ngụ, bây giờ gầm cầu dường như quá tải, không còn chỗ chen chúc nương thân, nên nhiều căn chòi lụp xụp tiếp tục được dựng nên bằng những thanh tre nứa rồi quây quanh bằng những tấm bạt cũ kĩ, rách nát. Giữa cái nắng, cái gió của vùng biên giới xa xôi càng khiến cho các căn chòi thêm mong manh như những phận người nơi đây.
 
Báo Công luận 
"Xóm Việt kiều" tạm bợ nằm chênh vênh bên triền sông Sài Gòn  
 
Từ lũ trẻ mặt mày thơ ngây, hồn nhiên líu ríu tiếng Việt lẫn tiếng Campuchia, đến các cụ già lụ khụ vì lam lũ dường như đều tự ti trước thân phận trôi nổi của mình nên gần như “xóm Việt kiều” từ khi hồi hương đến nay đều sống cuộc sống riêng, cách biệt hoàn toàn với người dân trong vùng. Hầu hết rất ít giao du, tiếp xúc với bên ngoài, quanh năm lay lắt quanh quẩn với những túp lều nhếch nhác, những con người lam lũ, nghèo khó.

Được biết, hơn 10 năm trước, khi việc kiếm sống ở Campuchia trở nên khó khăn, nguy hiểm luôn rình rập đến tính mạng thì dưới chân cầu bắt đầu đón nhận những kiều bào di cư tự do từ Campuchia về trú ngụ. Dù sinh sống trái phép nhưng được chính quyền địa phương cảm thông, mở rộng vòng tay cho tá túc tạm, chia sẻ những khó khăn, thậm chí còn hỗ trợ bạt cho bà con kiều bào che nắng, che mưa. 
 Báo Công luận
 
 Cầu Sài Gòn ở biên giới hẻo lánh nối liền Tây Ninh - Bình Phước đang là nơi bám víu, sống tạm của hơn 50 con người. 
 
Cư dân ở “xóm Việt kiều” hầu hết là lao động nghèo vốn quen với nghề đánh bắt cá, chài lưới, giăng câu từ khi còn lênh đênh trên biển hồ Campuchia. Nên khi hồi hương, tất cả đều tiếp tục sống bằng nghề lưới cá, giăng câu trên khúc sông Sài Gòn này. Có lúc con cá con ốc trở nên khó tìm, cũng đã có vài người cố chuyển hướng sinh nhai mới, nhưng không có đất trồng trột phải đi làm thuê cho các hộ dân trong vùng, công việc bấp bênh, thu nhập cũng chẳng khá hơn là bao nên cái nghèo luôn đeo bám họ.

Ở “xóm Việt kiều” này, nam nữ lớn lên cũng được dựng vợ gả chồng quanh quẩn trong xóm. Nói là dựng vợ gả chồng nhưng thật ra khi nam nữ thích nhau là đắt về lều của gia đình ăn ở với nhau rồi sinh con đẻ cái. Vì vậy nhiều túp lều bạt nhỏ bé không nhà vệ sinh, không giếng nước… tất cả mọi sinh hoạt đều gắn liền với con sông lại có đến 3 thế hệ chung sống. Nhìn tới nhìn lui, ngoài đám trẻ con nheo nhóc ngày một đông lên có lẻ tài sản đáng giá trị nhất nơi “xóm Việt kiều” là chiếc xuồng và dụng cụ đánh bắt cá.

Qua tìm hiểu, dân “xóm Việt kiều” dù nghe nói thành thạo cả tiếng Việt lẫn Campuchia nhưng do số phận nổi trôi, quanh năm lênh đênh trên sông nước nên hầu hết đều mù chữ. Người lớn không biết chữ đã đành, nhiều trẻ nhỏ cũng không có cơ hội được đến trường tìm con chữ để thay đổi số phận mình. 
 
Đói ăn và đói chữ triền miên sẽ khiến cuộc sống của cư dân “xóm Việt kiều” vẫn mãi là tạm bợ, mù mịt tương lai, phận người trở nên mong quanh, lạc lõng giữa lòng cố hương nếu như không nhận được sự chia sẻ từ cộng đồng, giúp đỡ từ chính quyền địa phương. 

Chạnh lòng với đồng bào S’Tiêng

Trái ngược với cuộc sống bám triền sông làm chỗ ở, theo dòng nước để tìm con cá, con ốc mưu sinh của “xóm Việt kiều” dưới chân cầu Sài Gòn, đồng bào S’Tiêng ở một số xã vùng sâu, vùng xa của huyện Hớn Quản lại bám nương bám rẫy tìm cái ăn nhưng do trình độ còn thấp nên cái đói, cái khát, cái dốt vẫn đeo bám họ từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 
Báo Công luận 
Một đứa trẻ lên 9 người S'Tiêng ở Sóc Xoài  
 
Người S’Tiêng ở Bình Phước vốn là một dân tộc bản địa, chiếm khoảng 17,4% dân số toàn tỉnh. Đồng bào S’Tiêng ở Hớn Quản chủ yếu làm kinh tế nương rẫy nhưng đất đai lại không có nhiều do nhiều gia đình vẫn còn mang nặng tập quán du canh du cư với kỹ thuật canh tác đơn giản, lạc hậu. Đã vậy còn mang nhiều phong tục cổ hủ gây cản trở không nhỏ đến sự phát triển chung, tạo khoảng cách ngày xa với các dân tộc khác trong cộng đồng.

Nguồn sống chính của đồng bào S’Tiêng vẫn gắn liền với núi rừng bên cạnh công việc cạo mũ cao su, trồng trọt cao su, tiêu, điều. Ngoài ra còn chăn nuôi bò, trâu, gà, heo… để kiếm thêm thu nhập. Đa phần hiện nay đồng bào S’Tiêng có trình độ dân trí thấp, còn khó khăn và yếu kém về mọi mặt.
 
Báo Công luận 
Một trẻ S'Tiêng kém may mắn khác ở Sóc Xoài  
 
So với nhiều dân tộc khác tại địa phương, nhìn chung về mặt kinh tế - xã hội đồng bào S’Tiêng chậm phát triển và gặp không ít khó khăn trong việc thay đổi tập tục sinh hoạt trong đời sống. Trong đó tình trạng du canh du cư mới chấm nên cuộc sống của bà con nơi đây chưa ổn định, còn gặp rất nhiều khó khăn. Cuộc sống còn bữa đói, bữa no và ngay cả áo quần lành lặn cũng không có để mặc. 
 
Đặt biệt, vào những đợt nắng nóng như thời điểm hiện nay, khí hậu ở Hớn Quản trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết, khô hạn khiến đời sống của người dân nơi đây vô cùng khó khăn. Việc trồng trọt, chăn nuôi không thuận lợi nên việc tìm cái ăn hết sức chật vật.
 
Theo ghi nhận từ thực tế, trẻ em đồng bào S’Tiêng ở một số Sóc có dấu hiệu suy dinh dưỡng nặng, tỉ lệ trẻ gầy trơ xương chiếm khá cao, nhiều trẻ 9 tuổi nhưng lại mang vóc dáng của trẻ 4 – 5 tuổi phát triển bình thường. Ngoài ra, đồng bào S’Tiêng ở một số xã của Hớn Quản còn đang mang trên mình nhiều loại bệnh do không có cơ hội được tiếp cận được dịch vụ y tế như: tim mạch, huyết áp, rối loạn, ngoài da…
 
Báo Công luận 
Đại diện Hội Từ thiện Hiệp Thông trong chuyến khảo sát thực tế tại Hớn Quản trước khi thực hiện chương trình
 
Nhằm chia sẻ, hỗ trợ cộng đồng người Việt từ Campuchia trở về vượt qua khó khăn, dần ổn định cuộc sống. Cũng như giúp đồng bào S’Tiêng ở một số xã ở huyện Hớn Quản được khám chữa bệnh, phát thuốc và nhu yếu phẩm cần thiết, Hội từ thiện Hiệp Thông đang toàn tâm toàn lực gấp rút chuẩn bị cho chuyến đi chia sẻ nặng nghĩa tình này. Để động viên, chung tay hành động vì cộng động, liên hệ: Hội Từ thiện Hiệp Thông (Địa chỉ: 172/183/26/3 An Dương Vương, P.16, Q. 8, TP. HCM; ĐT:0936894169-0906300777; Email: tuthienhiepthongtphcm@gmail.com;
Website: tuthienhiepthong.com).

Trọng Hiếu 

Tin khác

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra
Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

(CLO) Thời gian gần đây, Công ty TNHH Tuấn Ân Hà Nội đã trúng hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng ở hầu hết các Công ty Điện lực trên địa bàn TP. Hà Nội.

Điều tra
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Điều tra