Cần nhanh chóng thoát “bẫy” gia công giá trị thấp

Chủ nhật, 30/09/2018 09:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều chuyên gia kinh tế tỏ ra lo ngại cho rằng, việc quá nhiều ưu đãi thu hút các dự án FDI nhưng lại chưa có chính sách hợp lý phát triển những ngành kinh tế phụ trợ quan trọng trong nước, Việt Nam có thể rơi vào “bẫy” gia công giá trị thấp.

Báo Công luận
 

Nguyên liệu nhập khẩu cho gia công của các DN FDI là 16,3 tỷ USD (Ảnh TL)

 

Vẫn như thường lệ, các doanh nghiệp (DN) FDI luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất với giá trị hàng hóa sau gia công tại Việt Nam với 25,6 tỷ USD, chiếm tới 78,9% tổng giá trị; cùng với đó nguyên liệu nhập khẩu cho gia công của các DN FDI là 16,3 tỷ USD, chiếm 80,5% tổng giá trị nguyên liệu nhập khẩu. Theo ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, hoạt động gia công hàng hóa với nguyên liệu đầu vào do đối tác nước ngoài cung cấp và sở hữu đã đưa tổng giá trị hàng hóa sau gia công ở mức khá cao, khoảng 62,3%. Cụ thể, tỷ lệ này cao nhất thuộc nhóm hàng điện thoại là 78,9% và nhóm điện tử máy tính 76,4%.

Với số liệu trên cho thấy, gần như DN Việt Nam chỉ thu được phí gia công, lắp ráp do nước ngoài trả mà không cung cấp nguyên liệu phụ trợ sản xuất trong nước cho hoạt động gia công đối với 2 nhóm hàng điện thoại và điện tử máy tính. Ngoài ra, hầu hết sản phẩm sau khi gia công, lắp ráp đã xuất khẩu trở lại cho nước đặt gia công hoặc xuất khẩu sang các quốc gia theo chỉ định của nước đặt gia công. Cụ thể, trị giá hàng hóa sau gia công, lắp ráp tiêu thụ tại Việt Nam khoảng 3,9%, trong đó thấp nhất là điện thoại và dệt may, tỷ lệ  tương ứng là 0,2% và 1%.

Nhiều ý kiến cho rằng, quá nhiều ưu đãi thu hút các dự án FDI nhưng lại chưa có chính sách hợp lý phát triển những ngành kinh tế phụ trợ quan trọng trong nước, Việt Nam có thể rơi vào “bẫy” gia công giá trị thấp. Thực tế hiện nay, mối liên kết giữa DN Việt Nam và DN FDI vẫn còn rất yếu, bởi vì cơ cấu DN Việt thường quá nhỏ và không đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm trong việc bán sản phẩm cho thị trường toàn cầu. Bên cạnh đó, việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, nguyên liệu sản xuất trong nước để tăng thêm giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu của nước ta còn nhiều hạn chế.

Đánh giá về vấn đề này, chuyên gia ngành ngân hàng, tiến sĩ Huỳnh Bửu Sơn cho hay:“Trong một thời gian khá dài thì ngành công nghiệp phụ trợ ít được để ý. Một phần do các DN nhà nước chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp nặng, sử dụng nguồn vốn lớn còn các DN tư nhân VN thì không được hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Chính vì vậy khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì DN VN chỉ dựa trên yếu tố là nhân công rẻ mà thôi. Túy nhiên hiện nay nhân công rẻ không còn là thế mạnh nữa là vì năng suất lao động VN thấp hơn so với khu vực.”

Báo Công luận
 Nhân công rẻ không còn là thế mạnh của công nghiệp gia công (Ảnh TL)

Còn theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia về tài chính, thì DN Việt Nam thiếu chuyên môn, thiếu công nghệ để sản xuất ra các hàng hóa, mà các nhà tiêu thụ cũng như là khách hàng nước ngoài đòi hỏi. Phần lớn là do các sản phẩm xuất khẩu, rất nhiều sản phẩm được sản xuất qua các quy trình sản xuất phức tạp công nghệ cao, trong khi các DN VN chưa tiếp thu được. Do vậy xu hướng gia công cho các DN FDI là một việc tất yếu. Các DN FDI khi đầu tư vào Việt Nam họ không muốn chuyển giao công nghệ cho DN Việt còn vì vấn đề liên quan đến quyền sở hựu trí tuệ, giải quyết tranh chấp. Mặt khác, DN này chỉ khai thác vị thế Việt Nam về thương mại, tài nguyên và lao động giá rẻ để đặt cơ sở gia công tại nước ngoài.

Những năm gần đây, Việt Nam ngày càng thấy được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Mặt khác, để có thể nâng tầm DN cũng như ngành công nghiệp hỗ trợ thì việc hỗ trợ tài chính trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ là yếu tố vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, DN nội cần chú trọng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm hướng tiếp cận các DN, tập đoàn đa quốc gia để tìm hiểu yêu cầu của đối tác và đầu ra cho sản phẩm. Để làm được việc này, rất cần có các chương trình xúc tiến, trong đó chính quyền vừa là cầu nối, vừa là cơ quan giám sát việc thực hiện quá trình kết nối...

Nguyễn Mạnh

Tin khác

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp